86 người chết vì bệnh dại trong năm 2018
Năm 2018, số người chết vì bệnh dại là 86 người, tăng 12 người so với năm 2017.
Thông tin trên được nêu ra tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc do Cục Thú y tổ chức sáng 15-2.
Cụ thể, số trường hợp tử vong do bệnh dại năm rồi liên quan tới 26 tỉnh, thành phố, trong đó có tính chất ổ dịch tại ba tỉnh Lào Cai, Bắc Kạn và Cà Mau. Số phải điều trị dự phòng do chó, mèo cắn trên 400.000 người.
Đánh giá về tình hình dịch bệnh 2019, Cục Thú y cho biết nguy cơ dại xuất hiện trong thời gian tới là rất cao do công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương chưa tốt. 18/63 tỉnh chưa thống kê, không có báo cáo về số hộ nuôi chó, tổng đàn chó để phục vụ cho công tác tiêm phòng. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó rất thấp.
Cạnh đó, từ đầu năm đến nay, cúm gia cầm đã xảy ra tại hai hộ chăn nuôi ở Quảng Ngãi và Khánh Hòa, buộc phải tiêu hủy gần 9.000 con. Lở mồm long móng cũng xảy ra tại Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Trị, Kon Tum…
Video đang HOT
Cục Thú y nhận định nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh lở mồm long móng thời gian tới là rất cao vì mầm bệnh trong đàn gia súc rất nhiều và có ở hầu khắp các địa phương. Chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều trong khi tiêm phòng và phòng bệnh bằng các biện pháp an toàn sinh học chưa thực hiện thường xuyên. Buôn bán, vận chuyển gia súc dịp trước, sau Tết Nguyên đán gia tăng trong điều kiện thời tiết đầu năm các tỉnh phía Bắc không thuận cho chăn nuôi cũng gây nguy cơ lây lan bệnh dịch…
Cũng trong sáu tháng qua, Trung Quốc đã xuất hiện 105 ổ dịch, phải tiêu hủy gần một triệu con lợn do bệnh tả lợn châu Phi. Trước nguy cơ dịch xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao, Cục Thú ý vừa lập tám đội phản ứng nhanh, kiện toàn tám phòng xét nghiệm. Tính đến hết tháng 1-2019, đã có hơn 4.000 mẫu được xét nghiệm cho kết quả âm tính với vi rút tả lợn châu Phi.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thông báo cho đại sứ quán các nước có bệnh dịch tả lợn châu Phi khác như Ba Lan, Hungary, Bỉ về việc Việt Nam tạm dừng nhập khẩu lợn, sản phẩm của lợn từ các vùng có bệnh dịch tả lợn châu Phi theo pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
MAI HIỀN
Theo PLO
Chấn chỉnh phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng tại Hà Nội
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung chấn chỉnh việc phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng theo đúng quy định.
Chấn chỉnh việc phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Theo kết quả kiểm tra thực tế của Đoàn công tác của Cục Thú y cũng như phản ánh của nhiều cơ quan truyền thông và báo cáo của Chi cục Thú y thành phố Hà Nội, dịch bệnh lở mồm long móng đã và đang xảy ra tại 15 xã thuộc 4 huyện (Quốc Oai, Ba Vì, Đan Phượng và Thường Tín), buộc phải tiêu huỷ 821 con gia súc.
Mặc dù, các cơ quan thú y và chính quyền cơ sở đã tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch nhưng chưa quyết liệt, chưa hiệu quả, chưa kiểm soát được dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục bùng phát, lấy lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao; đe doạ phát triển chăn nuôi gia súc của thành phố, ảnh hưởng đến thực phẩm, gây tổn thất về kinh tế.
Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị thành phố Hà Nội thành lập ngay các Đoàn công tác do lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với lãnh đạo UBND cấp huyện trực tiếp đến các địa phương có dịch để chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch và các nơi có nguy cơ cao để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở theo đúng quy định hiện hành.
Đối với các huyện đã, đang có dịch lở mồm long móng cần khẩn trương xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới tại các địa phương đã, đang có dịch bệnh lở mồm long móng. Cùng đó, tổ chức tổng vệ sinh, xử lý gia súc bệnh, gia súc chết, phun thuốc tiêu độc khử trùng; tiêm phòng bao vây ổ dịch cho toàn bộ đàn gia súc của các xã đã và đang có dịch bệnh và các địa phương có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng có dịch theo đúng quy định.
Đồng thời, kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh và phân công rõ trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; thực hiện công bố dịch và tổ chức chống dịch khẩn cấp theo đúng quy định của pháp luật thú y; bố trí kinh phí và tổ chức các hoạt động chống dịch trên địa bàn.
Ngoài ra, tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục để người dân biết và chủ động hợp tác phòng, chống dịch bệnh; trong đó cần nói rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh lở mồm long móng, các biện pháp xử lý gia súc bệnh, mức hỗ trợ của nhà nước đối với gia súc nghi mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu huỷ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Đối với các huyện chưa phát hiện có dịch hoặc có nguy cơ cao, yêu cầu chính quyền các cấp, cơ quan thú y, nhân viên thú y xã, chủ động tổ chức giám sát, phát hiện sớm các trường hợp gia súc mắc bệnh; thực hiện lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm có thẩm quyền xét nghiệm xác định chính xác các chủng vi rút lở mồm long móng gây bệnh để tổ chức tiêm phòng có hiệu quả; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan diện rộng.
Ngoài ra, rà soát, tổ chức tiêm phòng tại các địa bàn có nguy cơ cao; củng cố hệ thống báo cáo dịch nhằm đáp ứng yêu cầu của việc phòng, chống dịch, bảo đảm chính xác, kịp thời. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc phòng, chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở trên địa bàn toàn thành phố. Quản lý, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.../.
Thành Trung/BNEWS/TXVN
Theo BNEWS.VN
Bắc Bộ ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ tăng nhẹ, trời rét Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 25/1, các tỉnh phía Bắc sáng sớm có sương mù, ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ tăng 2-3 độ so với ngày 24/1, thấp nhất có nơi dưới 12 độ C. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam ) Diễn biến chi tiết cho các vùng ngày và đêm 25/1: Phía...