8.500 tỷ đồng làm đường trục Bắc – Nam ở TP HCM
Đoạn đường từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm ở cửa ngõ phía Nam TP HCM được đề xuất đầu tư theo hợp đồng BT với số vốn gần 8.500 tỷ đồng.
Liên doanh 2 công ty trong nước vừa đề xuất UBND TP HCM đầu tư dự án xây dựng đường trục Bắc – Nam dài 7,5 km, rộng 29,5 m, 6 làn xe, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm, Nhà Bè giai đoạn 3, theo hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao).
Dự án gồm cả nút giao Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ và xây dựng cầu Rạch Đỉa, cầu số 1, cầu Bản 2, cầu Phước Kiểng, cầu Bà Chiêm. Tổng mức đầu tư dự án là 8.470 tỷ đồng, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.
Sơ đồ đường trục Bắc – Nam của TP HCM.
Nhà đầu tư cam kết sẽ ứng toàn bộ kinh phí để giải phóng mặt bằng và ủy thác thành phố thực hiện bồi thường cho dự án đường trục Bắc – Nam và Khu đô thị Hiệp Phước. Đồng thời, đơn vị này cũng cam kết sẽ chuyển tiền ký quỹ 5.000-10.000 tỷ đồng khi được chọn làm nhà đầu tư dự án. Liên doanh này đề xuất thành phố thanh toán bằng quỹ đất 1.300 ha tại Khu đô thị Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).
Video đang HOT
Đường trục Bắc – Nam bắt đầu từ quốc lộ 22 (An Sương, quận 12) đến Khu công nghiệp Hiệp Phước là một trong 2 tuyến trục xuyên tâm của TP HCM. Trong đó, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm là trục chính trong “Quy hoạch giao thông vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020″ đã được Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, Khu quản lý giao thông đô thị số 1 cũng đề xuất xây dựng trục đường Bắc – Nam, đoạn từ nút giao Hoàng Diệu (quận 4) đến đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) dài khoảng 3,8 km với tổng vốn 6.740 tỷ đồng. Lý do là đoạn đường này hiện phải đi zích zắc qua hai ngã tư và thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng.
Hữu Công
Theo VNE
Khánh Hòa 'đào' đâu ra 4.300 tỉ đồng xây Khu đô thị hành chính?
Sáng nay, 3.11, ông Châu Ngô Anh Nhân, Giám đốc Ban quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa, cho biết tổng vốn đầu tư dự án Khu đô thị hành chính Khánh Hòa khoảng 4.300 tỉ đồng được huy động từ nguồn vốn các nhà đầu tư, không sử dụng ngân sách tỉnh.
Phối cảnh khu đô thị hành chính mới tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: Ban quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa cung cấp
Theo ông Nhân, do nhu cầu nguồn vốn xây dựng khu trung tâm hành chính tỉnh rất lớn trong khi ngân sách tỉnh còn hạn chế, nên UBND tỉnh đã báo cáo và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư, không sử dụng đến nguồn ngân sách địa phương. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo đồng ý về nguyên tắc áp dụng hình thức đầu tư BT, không sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện dự án Khu đô thị hành chính tỉnh Khánh Hòa.
Khu đô thị hành chính Khánh Hòa được xây dựng tại xã Vĩnh Thái (TP Nha Trang), có diện tích 126 ha, gồm hai khu: trung tâm hành chính tập trung (37 ha) và khu nhà ở thương mại dịch vụ, văn phòng (89 ha).
Tổng vốn đầu tư dự án này là khoảng 4.300 tỉ đồng, trong đó vốn xây dựng hạ tầng cho khu trung tâm hành chính và các cơ quan hành chính khoảng 3.000 tỉ đồng.
Khu trung tâm hành chính được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Theo đó, dự án trên được tách thành 2 hợp phần (2 Dự án BT). Dự án BT1 gồm giải phóng mặt bằng, san lấp, thiết kế, lập dự án và đầu tư cơ sở hạ tầng khung đồng bộ cho toàn khu vực được giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện. Dự án BT2 gồm công tác thiết kế, lập dự án và đầu tư công trình kiến trúc trụ sở làm việc của khu Trung tâm hành chính tỉnh (37 ha) giao Công ty FLC thực hiện.
UBND tỉnh Khánh Hòa đang xem xét giao lại khu đất tại sân bay Nha Trang để hoàn vốn cho Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Sơn; giao một số khu đất trụ sở của các cơ quan hành chính ở trung tâm TP Nha Trang hiện nay để hoàn vốn cho Công ty FLC.
Về thiết kế, Khu trung tâm hành chính mới và các cơ quan đối ngoại được bố trí tương đối tập trung. Hệ thống công trình chính quyền gồm: Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu quốc hội, Khối Đảng và Đoàn thể (14 đơn vị). Công trình phụ trợ trong khối này gồm Thư viện hành chính và Trung tâm Hội nghị Tỉnh.
"Khu đô thị nhà ở thương mại dịch vụ, văn phòng (89 ha) đầu tư theo hình thức khu đô thị bằng nguồn vốn của nhà đầu tư được lựa chọn", ông Nhân cho biết thêm.
Theo ông Châu Ngô Anh Nhân, trong năm 2016, UBND tỉnh sẽ khởi động dự án với việc tổ chức thi tuyển công trình kiến trúc cho toà nhà trung tâm, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết. Đồng thời, sẽ xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất của các nhà đầu tư để tiến tới ký hợp đồng BT chính thức với các nhà đầu tư được lựa chọn và triển khai việc thi công và dự kiến, sau 5 năm sẽ hoàn thành.
Nguyễn Chung
Theo Thanhnien
Triều cường đạt đỉnh, nước sông Sài Gòn chảy "cuồn cuộn" vào khu dân cư Triều cường đạt đỉnh vào chiều 28/10 khiến hàng loạt tuyến đường trên địa bàn TPHCM chìm trong biển nước. Nước ngập khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Hàng loạt xe sụp "ổ voi" do đường ngập Theo ghi nhận của PV Dân trí, khoảng 17h chiều 28/10, nước bắt đầu dâng cao tại một số tuyến...