8/3 học “cô gái nhà người ta” đi du lịch một mình trải nghiệm vô vàn điều thú vị ở Alor Setar
Alor Setar là thủ phủ bang Kedah của Malaysia. Thành phố là một trung tâm giao thông ở khu vực phía bắc bán đảo Mã Lai.
Vốn dĩ chuyến đi tới Alor Setar là của tôi và cô bạn. Nhưng vì một lý do đột xuất vào phút chót mà cô bạn tôi không thể tham gia chuyến đi. Dù sao cũng chưa bao giờ đi du lịch một mình, tôi vẫn quyết định lên đường để thử trải nghiệm cảm giác du lịch độc hành xem nó ra sao. Quả thực là cũng vui, vui theo một cách hoàn toàn riêng biệt.
Thực ra Alor Setar không phải là một điểm đến xuất hiện trong đầu tôi ngay từ đầu. Hôm đó, tình cờ hãng hàng không AirAsia giảm giá vé, tôi thấy giá vé còn có 150 nghìn khứ hồi, quá rẻ cho một chuyến bay thông thường, nên dù chả biết tí gì về Alor Setar nhưng tôi vẫn cứ nhắm mắt đặt bừa cho chuyến đi 2 ngày 1 đêm.
Tôi đặt khách sạn tại The Leverage Business Hotel (Bandar Baru Mergong) khoảng 420 nghìn/phòng 2 người/đêm qua Agoda. Phòng ở đây tuy hơi bé nhưng lại nằm ở trung tâm và rất tiện cho việc ăn uống vì chiều đến có rất nhiều hàng quán ở đây.
Điểm đến đầu tiên, không thể nào không nhắc đến là nhà thờ Zahir. Nơi đây được mệnh danh là một trong những nhà thờ đẹp nhất tại Malaysia. Với 2 màu chủ đạo đen trắng, khách du lịch sẽ có cảm giác đang lạc trôi ở một thành phố nào đó bên Nga chứ không phải ở Malaysia nữa. Có thể nói, kiến trúc nhà thờ tại Alor Setar quả thực khá là khác so với những nhà thờ khác, một chút Trung Đông pha trộn với vẻ Châu Á. Tuy nhà thờ không quá rộng nhưng chả hiểu sao, nó cuốn hút tôi tới nỗi tôi đã dành hẳn vài tiếng đồng hồ để lang thang ở đây.
Ngay đối diện với nhà thờ Zahir là quảng trường Alor Setar. Các bạn có thể đi bộ một dọc đường để thăm quan những điểm du lịch này. Quảng trường có tháp đồng hồ cùng với biểu tượng chữ của Alor Setar.
Nằm trên dọc đường quảng trường, các bạn cũng có thể ghé thăm khu nhà vua ở ngày xưa và một trong những nơi tổ chức đám cưới cho người đạo Hồi của Alor Setar. Tất cả đều được miễn phí vé vào thăm quan.
Biểu tượng đặc biệt nhất của Alor Setar không thể nào không kể đến toà tháp Sky Tower Alor Setar. Từ quảng trường đi bộ đến đây mất khoảng 15 phút với khoảng cách 1km. Các bạn có thể lựa chọn ăn trưa ở đây vì view ngắm toàn thành phố khá đẹp. Giá vé để lên tháp là 18RM/người nước ngoài (khoảng 105 nghìn). Giá đồ ăn ở trên tháp cũng không quá đắt, tương đương ở các nhà hàng bình thường. Ở ngay gần tháp Sky Tower có một ngôi chùa Thái, nếu là tín đồ của đạo Phật thì bạn đừng bỏ lỡ ngôi chùa Wat Nikrodharam này nhé.
Tham quan xong chùa, tôi đang băn khoăn chưa biết đi đâu vì đi bảo tàng Kota Kuala Kedah vào giữa trưa thì có vẻ hơi nắng. Lê la hỏi mấy bạn nhân viên nhà hàng thì được gợi ý rằng nhà thờ Albukhary cũng rất đẹp. Thực ra nhà thờ này không hề có tên trong những nơi được gợi ý nên đến ở Alor Setar, nhưng vì tò mò và thấy khá gần nên tôi vẫn quyết định bắt grab đi.
Video đang HOT
Nhà thờ Albukhary khoác trên mình một chiếc áo trắng với vòm mái được tô màu xanh ngọc. Dù chưa đến Dubai và chỉ nhìn thành phố Dubai qua mạng xã hội hay trên tivi, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn cảm giác nhà thờ Albukhary lại có lối kiến trúc giống ở Dubai đến thế. Giữa thành phố mang vẻ giản đơn, nhà thờ Albukhary hiện lên với vẻ gì đó kiêu sa và xa hoa hơn toàn bộ khung cảnh đường phố xung quanh. Quả thật may mắn khi tôi có dịp ghé thăm nơi này để biết được thêm một nhà thờ Hồi giáo với vẻ đẹp nổi bật đến như vậy.
Đến khoảng 3h chiều, sau khi khám phá xong nhà thờ, tôi tiếp tục lên Grab thẳng tiến đến bảo tàng Kota Kuala Kedah. Bảo tàng này nằm cách khá xa trung tâm thành phố, khoảng cách phải mười mấy km. Khu bảo tàng này ngày xưa là thành cổ của Alor Setar, còn có cả ngọn hải đăng nằm ngay sát bờ biển nên mát, gió thổi hiu hiu. Thấy cầu thang lên nhà lưu niệm sạch quá nên tôi ngồi đó hưởng gió trời tận 2 tiếng bao phê xong mới chịu về. Cảm giác yên bình và dễ chịu lắm luôn.
Ở Alor Setar còn khá ít khách du lịch nước ngoài nên người dân rất quý mến. Cô chú nhân viên bảo tàng còn hái dừa xong mời tôi uống nước dừa miễn phí nữa.
Đến lúc quyết định đi về lại trung tâm thành phố, tôi không bắt được Grab và may mắn được anh chủ nhà hàng cho đi nhờ xe về.
Ở Alor Setar, các bạn có thể đặt Grab đến khu phố Tàu để thưởng thức rất nhiều món ăn khác nhau, có thể kể đến như dimsum, Bah Kuteh làm từ lòng lợn, bánh bao xá xíu, satay bò hoặc gà nướng và nhiều món ăn vặt cũng như ăn chính khác nữa.
Tổng chi phí cho hành trình đi khám phá Alor Setar của một mình tôi hết khoảng 400RM. Quả thực dù lúc đầu tôi đã nghĩ rằng chuyến đi sẽ kém vui khi chỉ có một mình, nhưng cuối cùng tôi lại có thể tận hưởng nhiều hơn tôi đã nghĩ. Đi một mình, bạn sẽ có thể chiều chuộng sở thích của bản thân hơn một tí, sống chậm lại hơn một tí để làm những gì mình thích. Nếu có cơ hội, hãy thử một lần để được trải nghiệm cảm giác du lịch độc hành, bạn nhé!
Ngô Hoàng Anh
Theo emdep
Chiêm ngưỡng cổ tháp 1.300 tuổi của đế chế Phù Nam
Trong thời kỳ hưng thịnh, Phù Nam đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan.
Có niên đại từ thế kỷ thứ 8, tháp Chót Mạt (ấp Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) là một trong những di tích tiêu biểu nhất của văn hóa Óc Eo giai đoạn hậu Phù Nam - vương quốc từng thống lĩnh vùng đồng bằng sông Mekong những thế kỷ đầu Công nguyên.
Tháp Chót Mạt được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện đầu thế kỷ 20 trong tình trạng bị hư hại nặng nề. Sau một quá trình nghiên cứu, tòa tháp đã được khôi phục gần với nguyên gốc.
Tháp được xây bằng gạch có bình diện vuông 5m x 5m, đỉnh tháp cao 10m. Toàn bộ tòa tháp được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo.
Hoa văn ở chân tháp.
Tạo hình trên trụ cổng.
Phù điêu mặt người trên trụ cổng.
Mặt bên của tháp với hai phù điêu hình người.
Họa tiết hình hoa lá ở các cạnh tháp.
Cánh sen cách điệu ở chân tháp.
Hoa văn dạng chấm tròn ở chân tháp.
c Một bức phù điêu bị thời gian tàn phá nặng nề và không thể khôi phục nguyên trạng nhưng vẫn toát lên sự cầu kỳ trong tạo tác.
Bên trong tòa tháp.
Cạnh tòa tháp đã được phục hồi là tàn tích của một tháp khác đã sụp đổ hoàn toàn.
Hiện tại, yếu tố sắc tộc - ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn là một ẩn số. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế này đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ phía Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan và phía Bắc bán đảo Mã Lai.
Sau một giai đoạn huy hoàng, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ thứ 6. Nước Chân Lạp của người Khmer vốn là một thuộc quốc của Phù Nam, sau dần lớn mạnh và bắt Phù Nam thần phục lại mình. Từ thế kỷ thứ 7, vương quốc Phù Nam đã chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi bị sát nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp.
Quốc Lê
Theo Kiến thức
Chuyến bay hạ cánh khẩn cấp do pin dự phòng nổ, hành khách có lỗi? Liên quan đến chuyến bay từ Kuala Lumpur - Hong Kong của Hãng Air Asia phải hạ cánh khẩn cấp ở Tân Sơn Nhất, đại diện hãng này cho biết do một hành khách cần hỗ trợ y tế và thay chuyến bay khác để tiếp tục hành trình cho các vị khách còn lại. Máy bay của Air Asia hoạt động tại...