8.3 của người vợ bị lây HIV từ chồng: ‘Không ai chơi, thì 2 con về với mẹ!’
Là phụ nữ miền biển ngay ở TP.HCM, chồng đi biền biệt 3 – 4 tháng mới về nhà một lần, chị X. ở thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ một lòng son sắt ở nhà chăm con. Rồi chị như sụp đổ hoàn toàn khi biết mình bị nhiễm HIV, càng đau lòng hơn khi chị biết chị bị lây từ người đầu ấp tay gối với mình…
Chồng đã mất hơn 10 năm nhưng nhiều khi nhìn lên bàn thờ chồng, chị X. (47 tuổi) ở Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM vẫn tuôn trào nước mắt vì ấm ức, vì oán hận cuộc đời đối xử với chị không công bằng… Nhưng khóc đã đời rồi thì chị lại tự nhủ mình, oán hận mà làm gì. Người thì cũng đã mất rồi… Rồi chị lấy đó làm sức mạnh để vượt qua nghịch cảnh bươn chải chăm lo cho 3 con.
Ngày vào bệnh viện chuẩn bị sinh đôi hai con sau, chị không tin vào tai mình khi bác sĩ báo không được cho con bú vì chị bị nhiễm HIV. Sốc, choáng váng, hoang mang vì những lời sét đánh bên tai, chị không hiểu vì sao mình lại bị căn bệnh thế kỷ này. Bác sĩ trấn an chị bằng câu nói: “Chị phải sống để chăm sóc cho các con của mình, lấy các con là lẽ sống để có động lực điều trị”. Gạt qua đau khổ, từ đó không đụng vào bất kỳ vật sắc nhọn nào trong nhà, hạn chế làm mọi việc vì chỉ cần chị bị ch.ảy máu hoặc trầy xước một chút là con chị có thể bị lây trực tiếp từ chị.
Chị X. chia sẻ: “Khi biết mình bị nhiễm căn bệnh này, theo như người ta nói bệnh này sẽ không có thuốc chữa, mang theo tới khi chết. Tôi sợ tôi chết khi các con còn nhỏ nên thầm vái trời phật để được điều trị mà nuôi các con khôn lớn trưởng thành, chừng đó có chết tôi cũng cam tâm”.
Rồi chị cũng được an ủi phần nào khi các kết quả xét nghiệm máu sau đó cho thấy tất cả 3 đứa con của chị, không đứa nào bị nhiễm HIV.
Khi hai cậu con được 6 tháng, chồng đổ bệnh nặng, sốt liên tục không hết, xuất huyết lên não được một thời gian thì mất. Chị X. lại một mình lo ma chay cho chồng. Xong xuôi, chị làm đủ nghề, ai thuê gì làm đó để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi 3 con ăn học nên người.
Ngày chị phát bệnh, theo hướng dẫn từ địa phương, chị đến Trung tâm y tế dự phòng quận 4 để xét nghiệm và điều trị. Sau khi thăm hỏi và tìm hiểu các biểu hiện bệnh của chồng chị trước khi mất, các bác sĩ kết luận chị bị nhiễm HIV từ chồng.
Chị X. trải lòng: “Mình nghĩ lúc chồng mình đi làm xa vậy mình không kề cận, mình cũng nghĩ thoáng một chút thôi chồng đi làm cực khổ, có đi với bạn bè ăn nhậu xíu cũng không có gì là quá đáng, chứ mình không nghĩ đến chuyện này kia kia nọ. Nói chung ngày đó mình thật thà chất phác nên đâm ra bản thân phụ nữ của mình bị thiệt thòi. Mình cứ nghĩ mình sao thì chồng mình như vậy thôi, chứ đâu có nghĩ rằng từ việc ăn nhậu đó mới đi đến chuyện này chuyện khác rồi mang bệnh vào người, xong lây cho vợ đâu…”, nói rồi chị nhìn lên bàn thờ chồng, đôi mắt đỏ au.
Video đang HOT
“Nghĩ đi thì cũng nghĩ lại, không biết khi chồng mình chết như vậy, ổng có biết lý do vì sao mình chết hay không, vì sao vợ lại bị phát hiện nhiễm HIV hay không…”, chị X. tâm sự.
Chị kể, khi hai con út học tới lớp 4, còn con gái lớn học hết cấp 2 thì biết mẹ bị bệnh. Nhưng những đứa trẻ ngây ngô khi đó chỉ biết rằng chị bị bệnh hiểm nghèo, không chữa được như ung thư, chứ không hay biết đó là HIV.
Sau vài lần đi lấy thuốc, cả xóm biết chị bị HIV. Cũng từ đó, hai cậu con sinh đôi đi học về mặt lại buồn thiu, ôm mẹ khóc tu tu mà hỏi vì sao các bạn ở lớp cứ né tránh con, không chơi cùng tụi con,…
Qua cô chủ nhiệm, chị cũng biết có một vài phụ huynh liên hệ cô yêu cầu chuyển chỗ cho con họ, để không ngồi gần những đứa con của một người mẹ bị căn bệnh thế kỷ…
Hai hàng nước mắt chảy dài, chị tâm sự: “Lúc đó tôi cùng quẫn lắm, nghĩ chẳng lẽ mình cho con nghỉ học. Vậy rồi tới ngày mình không còn trên cuộc đời này nữa, ai sẽ lo cho các con. Nếu các con không được đến trường thì cuộc sống sau này sẽ ra sao. Nghĩ vậy nên tôi lại nuốt nước mắt, bảo các con, không ai chơi cùng thôi về chơi với mẹ, không sao hết”.
Trong căn nhà 3 vách tôn, 1 vách dựa nhờ vào nhà hàng xóm lụp xụp chi chít giấy khen, những tấm hình con khi còn bé, chị X. ngồi bệt tâm sự với tôi ngay cửa nhà. Thi thoảng chị X. lại nấc nghẹn như đang cố kìm lại những cảm xúc của mình. Nhưng có vẻ bất thành, nước mắt vẫn tuôn dài trên gương mặt sạm đen.
Rồi chị nức nở: “Bản thân tôi gánh gồng chịu đựng như thế nào cũng được, nhưng thấy con vậy tôi không biết phải làm sao. Nhưng xã hội mà, người ta như thế nào đó là quyền của người ta, mình không có cấm cản được. Nỗi sợ lớn nhất của tôi là sợ mình chết bất đắc kỳ tử bỏ các con lại…”
Con gái đầu của chị vừa tròn 18 tuổi. Lê Mai Như Ý đang là sinh viên năm nhất một trường đại học ở TP.HCM. Ý tâm sự, khi mọi người biết mẹ em nhiễm HIV, không ai nhận mẹ em làm bất kỳ việc gì… Vậy là mẹ của em phải đi xa hơn để làm vài công việc vặt như lau dọn nhà cửa, rửa chén bát theo giờ để có tiền lo cho 3 con ăn học.
Ý chia sẻ: “Em nhớ nhất là lần mẹ đi phụ đám rất xa, tuốt ở đường ở trên, mà buổi tối mẹ không có xe về mẹ phải dầm mưa ướt nhem hết mình. Bữa đó mặc dù vậy nhưng mẹ mang rất nhiều đồ ăn ở tiệc người ta ăn thừa về cho tụi em, mặc dù mẹ bệnh vậy nhưng mẹ vẫn lo được cho tụi em”.
Nhiều lần nhìn mẹ của bạn bè xung quanh, Ý lại càng thương mẹ mình hơn vì mẹ của các bạn có công việc, có thu nhập ổn định. Còn mẹ của Ý thì hiếm ai nhận làm việc gì nên cuộc sống của gia đình lại càng khó khăn hơn. Tuy vậy, Ý vẫn tự hào về mẹ mình vì mẹ đã rất mạnh mẽ vượt qua những điều tiếng để chăm lo cho 3 chị em Ý.
Vì phải ở trọ ở quận 7 để tiện đường đi học và phải đi làm thêm để trang trải tiền nhà trọ nên ngày 8.3 này, Ý không thể về nhà cùng mẹ. Cô sinh viên năm nhất bày tỏ: “Điều em mong mỏi nhất dành cho mẹ trong ngày 8.3 cũng như tất cả những ngày khác trong năm là không ai xa lánh mẹ nữa. Bệnh này chỉ lây qua đường máu và mẹ em đã được các bác sĩ hướng dẫn cách để bảo vệ mình và cộng đồng nên em không thể chịu được khi thấy mọi người xa lánh mẹ cũng như những người nhiễm HIV khác”.
Theo Thanh Niên
Tâm sự đau vô cùng của mẹ bỉm sữa khi rời bàn mổ: Mẹ chồng và chồng xồng xộc ôm cháu chụp ảnh, 30 phút sau mới hỏi "Ơ vợ tôi đâu"
Tâm sự của cô gái trẻ tại bệnh viện phụ sản khiến mọi người đáng suy ngẫm. Đúng là đàn bà luôn là người chịu những thiệt thòi và những nỗi đau mà chỉ có đàn mới thấu hiểu được.
Những dòng tâm sự của cô gái trẻ chứng kiến một câu chuyện buồn tại bệnh viện phụ sản nơi mà như điện ngục cũng như thiên đường. Thiên đường đối với những ông bố khi đón chào những thiên thần bé nhỏ của mình nhưng lại là địa ngục của người mẹ nếu như vượt cạn không thành công thì sẽ mãi mãi không có thể tồn tại và bế thiên thần của mình bước ra khỏi nơi gọi là thiên đường.
Trong lúc chờ khám tại bệnh viện phụ sản, cô gái trẻ bắt gặp một trường hợp của một gia đình đang đợi đẻ khiến cô gái suy ngẫm nhưng với câu chuyện này không chỉ riêng cô gái suy ngẫm mà cả những người đàn ông chuẩn bị làm bố và đang làm bố cũng nên suy ngẫm về người phụ nữ bên cạnh mình.
Dòng tâm sự của cô gái trẻ: " Tôi từng nhìn thấy một anh chàng béo đứng trước phòng chờ sinh gọi điện thoại cho vợ. Anh ta nói:" Alo, Em nằm ở giường nào, giường số 12 hả? Em mau hỏi bác sĩ xem anh và mẹ đợi em ở trước phòng sinh hay là về nhà đợi? Dù sao cũng chẳng biết em khi nào mới sinh, cả nhà lại không được vào...Anh đưa mẹ xuống lầu đi ăn cơm, có chuyện gì em nhờ y tá đi. Lát có gì gọi cho anh ".
Điện thoại còn chưa cúp, đã thấy anh ta và mẹ gấp rút lao đến trước cửa thang máy, kịp thời chen vào cánh cửa thang máy còn chưa kịp đóng lại. Tôi chưa từng gặp một người béo nào lại chạy nhanh như thế.
Tỉ mỉ quan sát, tôi phát hiện ra khi ngồi đợi sinh, trang bị của người nhà cũng không giống nhau. Đàn ông đợi vợ, vật tùy thân gồm có: điện thoại, ví tiền, thuốc lá, nước, sạc dự phòng ?.? Còn mẹ đợi con gái sinh, vật đem theo lại là quần áo, khăn, đồ ăn, canh nóng, nước sôi...
Chúng tôi còn nhìn thấy một màn, khi người vợ còn nằm trong phòng mổ, đứa trẻ được đưa ra ngoài trước.Chồng và mẹ chồng lập tức vui mừng lao đến, đem theo điện thoại quay phim, chụp ảnh cả một đoạn hành lang, âu yếm gọi con:" Con yêu, nhìn bố, cười một cái nào..." Chụp ảnh cả nửa ngày mới nghĩ ra, hình như quên mất chuyện gì đó. Lúc này mới hỏi:"Ơ...Thế vợ tôi đâu rồi?".
Khi phỏng vấn một bác sĩ nổi tiếng của bệnh viện sản, cô ấy nói có một chuyện làm cô ấy có ấn tượng rất sâu, vào mùa đông, đúng ca trực của cô ấy, có một người phụ nữ vừa sinh xong. Chồng và gia đình chồng lập tức chạy đi chụp ảnh đứa bé, còn hỏi mật mã wifi để đăng lên mạng xã hội. Còn sản phụ thì một mình nằm trên chiếc giường trong phòng hồi sức. Lúc ấy trời rất lạnh, người phụ nữ đó không ngừng run rẩy. Bố của sản phụ lập tức cởi áo ngoài ra đắp cho cô ấy. Người ông ấy rất gầy, bên trong mặc độc một chiếc áo cộc tay. Còn người chồng, vừa cao vừa to, mặc áo len áo khoác lại không hề nghĩ đến chuyện nên làm chút gì đó cho vợ mình. Thực sự, một người đàn ông yêu hay không yêu bạn, chỉ có đến khoa sản mới biết. Khoa sản là nơi có thể nhìn ra được thứ tự quan trọng nhất trong lòng người đàn ông. Rốt cuộc là vợ quan trọng hay con quan trọng?.
Một bác sĩ nói, cô ấy làm việc đã 10 năm, đỡ đẻ cho khoảng trên 1000 đứa trẻ. Chỉ có một người đàn ông, trong quá trình chờ sinh rớt nước mắt nhờ cô ấy, bác sĩ, làm ơn giúp vợ tôi đỡ đau đớn đi một chút có được không?. Giữa vợ và con, có những người chồng sẽ chọn con?. Có rất nhiều người chồng, rất nhiều bà mẹ chồng, điều họ quan tâm nhất chỉ là trong quá trình sinh, làm thế nào mới tốt cho đứa trẻ. Ví dụ như có những người nghe nói tiêm thuốc giảm đau không tốt cho đứa trẻ, thế là họ hỏi bác sĩ, không tiêm có được không?. Vậy rốt cuộc vợ và tiền cái nào quan trọng?. Có người sẽ chọn tiền.
Ví dụ như nghe bác sĩ nói, tiêm thuốc gây tê màng cứng là chi phí phát sinh, không nằm trong diện bảo hiểm, nghe xong giá tiền, có người sẽ ngập ngừng hỏi vợ, em có chịu đau được không?. Hoặc ví dụ, sinh mổ đắt hơn sinh thường, có người chồng sẽ nói, em cố một chút, chúng ta không mất tiền oan. Đối với họ, cảm giác của vợ, sự đau đớn của vợ đều không đáng giá. Vậy rốt cuộc vợ quan trọng hay mẹ họ quan trọng hơn?
Trường hợp khoa sản thường gặp nhất là có lúc, người vợ đau quá muốn sinh mổ, người chồng vốn đã mềm lòng chuẩn bị kí cam kết. Kết quả mẹ chồng nói, vẫn là sinh thường tốt cho đứa trẻ, hơn nữa trong vòng hai năm có thể sinh tiếp, cố đẻ thường đi. Chồng lập tức liền buông giáp đầu hàng, nghe lời mẹ, điều này làm người vợ vô cùng tuyệt vọng. Có lúc người vợ đau vô cùng, không chịu được rên la to tiếng, chồng vốn dĩ cũng rất thương xót vợ. Kết quả mẹ chồng bên cạnh nói, đau đến thế hay sao, mẹ ngày xưa vừa sinh đã lập tức ra đồng, con gái bây giờ tiểu thư quá. Chồng lập tức nói theo, cũng phải, đàn bà ai cũng phải đẻ, có phải mình em biết đẻ đâu. Những lời này tính sát thương còn hơn cả bị trúng một đao.
Suy cho cùng, đàn ông làm như vậy, khiến phụ nữ buồn là vì họ không hề xem vợ là người thân yêu nhất, thậm chí còn không xem vợ là người một nhà. Em xem anh là chồng, anh lại chỉ xem em là máy đẻ. Và máy đẻ thì không biết đau. Khi mới kết hôn, đàn ông ai cũng thề non hẹn biển, bất kể ốm đau hay khoẻ mạnh, giàu có hay nghèo khó, đều sẽ vĩnh viễn yêu, tôn trọng, bảo vệ cô ấy suốt đời... Mấy lời này trong thời khắc vợ sinh con, rất nhiều người dường như đã quên sạch sẽ. Chỉ có lúc sinh con, phụ nữ mới có thể nhìn ra được con người thật của chồng mình. Hoá ra không phải hôn nhân, phòng sinh mới là nấm mồ của tình yêu! Và giá như người đàn ông nào cũng nếm thử nỗi đau đớn của vợ, có lẽ sẽ không còn những người mẹ trầm cảm...Tóm lại, đọc để biết đi các ông, nếu còn chưa thương vợ lắm!".
Hình ảnh minh họa.
Đúng là chỉ khi sinh con thì mới hiểu được lòng người đàn ông mình đã chấp nhận đi cùng đến cuối cuộc đời, trao hết tình yêu và thanh xuân nhưng cái kết có hậu hay không chỉ khi sinh con mới có thể nắm rõ. Để mang lại niềm hạnh phúc gắn kết giữa chồng và vợ chính là đứa con người mang hai dòng máu là sự kết tinh của tình yêu. Nhưng nỗi đau sự tàn phá để sinh một đứa con chỉ có người phụ nữ là người hi sinh và cam chịu nhất. Nhưng nếu là người chồng tốt thì họ sẽ biết trân trọng và gìn giữ qua những hành động cử chỉ gần gũi không cần phải quá phô trương.
Với câu chuyện mà cô gái trẻ tâm sự, thì người phụ nữ luôn chỉ được coi là công cụ thường gọi là cái máy đẻ. Trải qua những con đau đến chết đi sống lại nhưng cuối cùng sự quan tâm tất cả mọi thứ dồn vào đứa con mới chào đời mà người chồng đã quên đi để có niềm vui này người vợ của mình đã phải chịu đựng và hi sinh như thế nào.
Sau câu chuyện này của cô gái đã khiến cộng đồng mạng vô cùng xót xa trước sự thật phũ phàng và sự nhận biết rõ ràng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc hay không. Chỉ mong rằng những người chồng hãy luôn quan tâm và chia sẻ những khó khăn gánh nặng, những cảm xúc vui buồn cuộc sống với chính người phụ nữ đã đánh đổi tất cả vì mình.
Theo blogtamsu
Hình ảnh người phụ nữ lấm lem siết chặt cái ôm, tranh thủ dựa lưng chồng chợp mắt trên đường phố Sài Gòn khiến nhiều người rưng rưng Hình ảnh người phụ nữ siết 2 tay ôm chặt lấy người chồng rồi "chợp mắt" ngon lành phía sau xe máy giữa phố xá ồn ã để vơi bớt nhọc nhằn của một ngày vất vả khiến bao người rưng rưng. Do công viện bận bịu, những người lao động nghèo thường phải thức khua dậy sớm, tranh thủ làm hàng cho...