8.3, bắt chồng mua quà tặng… osin
Anh Sinh than: &’Làm đàn ông khổ quá, phải mua hoa tặng vợ đã ngại lắm rồi, giờ lại bắt tặng hoa cho osin nữa’.
“Osin mà giận thì anh chết với em”
Chiều 7.3, ngồi làm cốc bia với mấy đồng nghiệp, Sinh uống hết một vại đã vội vã đứng dậy: “Các bác thông cảm, em phải về làm nghĩa vụ gia đình cái đã”. Mấy ông kia cười đầy hiểu biết, một ông bảo: “Tặng hoa cho vợ chứ gì? Anh thuê luôn dịch vụ mang đến cơ quan cho bà ấy sáng nay rồi, hơi tốn một tí nhưng vừa khỏe mình vừa để bà ấy được phổng mũi với chị em trong công ty”. Sinh nhăn nhó: “Tặng vợ đã không phải vội. Đây là ôsin!”.
Mấy ông bạn suýt sặc: “Cái gì? Tặng hoa cho osin? Điên à?”. “Đấy đấy, em cũng bảo vợ em thế đấy, em hét điên à. Nhưng cô ấy bảo em khó khăn lắm mới nịnh được bà ta ra làm cho mình; cả năm vừa rồi em khổ vì bà ấy nhiều chứ anh đã phải chịu tí nào đâu, giờ có mỗi việc mua hoa tặng thôi mà cũng chối là sao, rằng osin mà dỗi là chết với cô ấy. Em phải đàm phán mãi, vợ mới chịu stop chuyện hoa hoét, nhưng em vẫn phải mua một món quà cho bà ấy, gọi là mùng 8 tháng 3″.
Con gái anh Sinh đã hơn 2 tuổi nhưng vẫn chưa đi mẫu giáo được vì bé rất yếu, đã lười ăn lại ốm đau liên miên, mỗi lần đi lớp là ốm cả chục ngày nên bố mẹ quyết định lại cho ở nhà, ngoài 3 tuổi mới đi học tiếp. Bà ôsin từ hồi mới đến đã suốt ngày làm mình làm mẩy, hết đòi hỏi nọ đến yêu sách kia, lại về quê liên tục, hàng xóm cưới con cũng nhất quyết phải về, khiến vợ chồng Sinh ngán đến tận cổ.
Tặng hoa phụ nữ ngày 8-3 (ảnh minh họa)
Những tưởng cho con đi học để bà ta nghỉ cho khỏe chuyện, không ngờ việc học của con “dở dang”, thế là anh chị lại quay ra nịnh osin. Osin thì càng được thể làm già, khiến gia chủ nhiều khi lộn tiết, sinh ra căng thẳng, để rồi sau đó vợ Sinh lại phải xuống nước, vừa tốn nước bọt vừa tốn tiền để giữ lại.
Video đang HOT
Dịp Tết vừa rồi, dù vợ Sinh không có thưởng nhưng vẫn phải cho osin tháng lương thứ 13, thế mà bà ta vẫn còn làm mình làm mẩy vì thua osin nhà hàng xóm. Ra Tết, anh chị gọi điện, bà bảo không lên nữa. Họ phải nói hết nước hết cái, hứa sẽ tăng lương thêm 500.000 đồng, lại mừng tuổi 1 triệu đồng, bà ấy mới ra vẻ miễn cưỡng bảo ăn rằm xong mới lên.
Hai vợ chồng thay nhau nghỉ việc chăm con, không ngờ qua rằm tháng giêng đã mấy ngày vẫn chưa thấy osin đâu cả. Lại phải gọi điện giục giã, bà ấy mới xuất hiện. Vợ Sinh lấy lời ngon ngọt, bảo mong bà ở lâu dài chăm cháu, bà bảo: “Chuyện đó cũng còn tùy thuộc cô chú đãi ngộ thế nào”.
Mấy hôm trước, ôsin “tâm sự” với vợ Sinh rằng bà thấy mấy chị hàng xóm bàn tán rôm rả chuyện chồng tặng gì 8.3. Bà hỏi thế anh Sinh tặng cô cái gì, có phải ở thành phố cứ 8.3 là đàn ông mua hoa cho tất cả đàn bà con gái trong nhà không. Vợ Sinh ngẩn mặt nghĩ, không biết câu ấy có ngụ ý gì không, nhưng nếu chồng tặng hoa cho cả bà ấy nữa thì cũng là một cách lấy lòng, bèn đưa ra cho anh yêu cầu kể trên.
Anh Sinh vắt óc mãi chẳng biết mua gì, chợt nhớ ra có cái phiếu mua hàng siêu thị trị giá 500.000 đồng mà đối tác tặng trước Tết, quên chưa mang về cho vợ, liền vỗ đùi đánh đét. Tối ấy, sau khi trao vợ bó hoa, anh đưa cho osin cái phiếu, bảo lần sau trước lúc về quê, bác cứ vào siêu thị, thích gì là mua mang về làm quà cho gia đình. Bà osin thích chí, cười tươi như hoa nở.
“Cháu cũng là phụ nữ, sao không có hoa, huhu!!!”
Nói về chuyện osin và ngày 8.3, anh Cường, 42 tuổi, bật cười: “Năm ngoái, con bé Hồng vẫn còn làm cho nhà tôi. Nó chưa đầy 18 tuổi, đã vụng thối vụng nát lại còn hay mơ mộng, được cái chăm chỉ và thật thà nên chúng tôi cũng thương. Mùng 8.3, tôi mang hoa về, hớn hở bảo ba tặng mẹ và con gái. Vợ đang ríu rít cắm hoa vào bình thì con bé Hồng khóc òa lên. Nó bảo chú khinh cháu kẻ ăn người ở chứ gì, hôm nay là ngày phụ nữ; cháu cũng là phụ nữ sao chú không tặng hoa, làm gì có quy định osin thì không được tặng hoa”.
Nói về chuyện osin và ngày 8.3, anh Cường, 42 tuổi, bật cười: “Năm ngoái, con bé Hồng vẫn còn làm cho nhà tôi. (ảnh minh họa)
“Hai vợ chồng tôi đuỗn mặt ra. Quả thật, vào ngày 8.3 hay 20.10, tôi đều nói lời chúc mừng mọi phụ nữ mà mình gặp, từ trẻ đến già, thân hay sơ, nhưng với giúp việc thì chưa bao giờ tôi nghĩ đến. Giờ thấy nó &’kiện’, tôi nhìn lại và phải thừa nhận nó cũng lớn rồi, thích được đối xử như một phụ nữ là tất nhiên. Thế là tôi đành an ủi nó rồi quay ra phố mua một bó hoa khác, thêm cả một túi táo nữa, về đưa cho nó, bảo cô chú chúc mừng cháu nhân ngày phụ nữ. Nó lại òa khóc. Hết cả hồn, tưởng nó dỗi vì bị tặng &’vớt’. Không ngờ nó nức nở bảo cô chú tốt quá, cả đời cháu chưa được tặng hoa bao giờ, lại còn có cả táo nữa, hơn phần cô rồi”.
Cô bé Hồng sau đó còn làm cho nhà anh Cường nửa năm nữa, rồi về quê lấy chồng, một anh hàng xóm mà bố mẹ đã nhắm sẵn. Dịp Tết vừa rồi, Hồng còn gọi điện cho anh chị để chúc mừng năm mới, rồi hỏi mùng 5 Tết là ngày tình yêu, chú có tặng gì cho cô không.
Cường bảo mày khá lắm, còn biết cả ngày tình yêu cơ à, thế chồng tặng cho cái gì. Hồng cười khúc khích, nói chú đừng tưởng cháu nhà quê thì không biết gì nhé, chồng cháu ấy à, tặng cháu đứa con trong bụng rồi, ở đây ai mà tặng hoa cho vợ chắc bị mọi người cười chết chú ạ, chắc cả đời cháu chỉ được tặng hoa một lần ở nhà cô chú đó thôi.
Ông Đoàn Tân, 54 tuổi, thì chia sẻ, vợ chồng ông sống cùng với gia đình con trai. Ông bà sức khỏe kém nên phải có giúp việc để chăm hai đứa cháu đẻ dày. Quan hệ giữa osin và con dâu ông bữa nắng bữa mưa, vì osin là một phụ nữ 34 tuổi chưa chồng, tuy khỏe mạnh, chăm chỉ và sạch sẽ nhưng tính khí ngang như cua và hay tự ái. Đã thế, chị ta lại hay hóng chuyện của người khác và nói leo.
Nhiều lúc bực mình vì bị chị ta cắt ngang câu chuyện, con dâu ông Tân trách và bảo: “Chị chưa lấy chồng, biết chuyện này sao được mà cứ nói”. Thế là osin khóc lóc ầm ĩ, rồi đòi về. Những lần như vậy, ông Tân lại phải khéo léo chữa cháy. Ông cũng hay an ủi, động viên osin để chị ta ở lại chăm các cháu. Chị ta bảo: “Nhà này ai cũng tốt, mỗi cái cô ấy là khinh người. Cháu mà không vì ông bà và chú thì cháu bỏ từ lâu rồi”.
Dịp mùng 8.3 năm ngoái, ông bảo bà đi chợ chọn mua một tấm vải, rồi đưa cho con trai, bảo lúc tặng quà cho phụ nữ trong nhà thì cũng đưa cho chị giúp việc để động viên chị ấy. Hôm ấy nhận được quà, chị osin ngẩn cả người ra vì ngạc nhiên, hỏi đi hỏi lại: “Chú tặng tôi thật hả? Tôi cũng có phần hả?”. Con dâu ông Tân cười tươi đế vào: “Chứ sao, chị cũng là phụ nữ mà”. Chị giúp việc cảm động quá, lần đầu tiên không tỏ ra lắm mồm, và nhìn cô chủ với ánh mắt dịu dàng.
Ông Tân nhận thấy, sau lần ấy, thái độ của chị giúp việc khác hẳn, tuy có gì không hài lòng vẫn nói thẳng ra nhưng không giận dỗi, hơi tí đòi bỏ việc nữa. Con dâu ông sau việc đấy cũng hiểu ra sức mạnh của sự quan tâm, nên cũng biết cách giữ hòa khí hơn. “Là phụ nữ, ai chả giàu tình cảm, cứ &’đánh’ vào tình cảm là mọi việc tốt đẹp hết”, ông Tân nói.
Theo Eva
Em ơi, mẹ anh cũng là phụ nữ
...Vậy mà ngày này, em không nghĩ tới mẹ, em chỉ nghĩ rằng mình em là phụ nữ? Sáng, em giục anh dậy thật sớm để ra chợ mua hoa về cắm. Tất nhiên đó là công việc thường nhật của em, nhưng hôm nay khác, vì hôm nay là ngày phụ nữ, ngày của em, nên anh phải làm việc đó. Không sao cả, anh chẳng quản ngại vì người đàn ông, người chồng nên tâm lý như thế. Để em gọi dậy là anh đã có chút hổ thẹn rồi.
Anh tặng em một bó hoa rực rỡ, tặng em một bộ váy ngủ anh đã chuẩn bị từ trước. Em mắt tròn mắt dẹt vì anh chu đáo, biết quan tâm em. Đâu phải anh là kẻ vô tâm, trước đây anh vẫn vậy và bây giờ làm chồng em, anh vẫn vậy. Vì em là phụ nữ, xứng đáng được như vậy phải không?
Trưa, anh vội vàng hoàn thành công việc, tặng hoa các chị trong phòng, chúc mừng 8-3 mọi người rồi lại phi xe thật nhanh sang công ty đón em đi ăn. Anh phải làm thế vì hôm nay là ngày của em. Nếu không tới kịp chắc em sẽ giận anh lắm, rồi lại dỗi mấy ngày không thèm nói chuyện. Anh biết, sẽ rất mệt mỏi nếu phải dỗ dành em vì tính em &'thù dai nhớ lâu'. Thế nên, anh cẩn trọng trong từng hành động lời nói.
Mẹ sẽ hạnh phúc lắm nếu con dâu quan tâm mẹ. Vậy mà ngày này, em không nghĩ tới mẹ, em chỉ nghĩ rằng mình em là phụ nữ? (ảnh minh họa)
Mình chọn một quán ăn lãng mạn, không khí vui vẻ như ngày nào yêu nhau. Nhìn nụ cười hạnh phúc của em, anh hiểu, em thật sự thấy hài lòng về tất cả những gì anh làm. Chỉ cần những giây phút vui vẻ bên nhau thế thôi, mình đã mãn nguyện rồi. Cần gì cầu kì phải không em?
Tối, em gọi anh về chở em đi chơi cùng bạn bè, tụ tập nhân dịp 8-3 nhưng anh nói về trễ. Em đợi một tiếng không thấy anh về, em gọi điện liên hồi, em dỗi. Anh nói anh đang ở bên nhà bố mẹ, tranh thủ đi làm về anh phải tạt qua tặng mẹ món quà. Thế là ngay lập tức em nổi cáu. Em nói anh thất hứa, anh không yêu em, không quan tâm em, anh làm em xấu mặt với bạn bè vì đã hẹn họ nhưng không tới được. Em nũng nịu, khó chịu, mặt cau có với anh và đổ hết tội lên đầu anh. Em nói bạn bè sẽ chê cười em vì em không được chồng yêu như họ vẫn nghĩ. Em thấy xấu hổ vì đã ca ngợi anh trước mặt họ suốt ngày.
Anh nổi khùng quát em nhiều chuyện, vậy là em bực tức khóc òa. Em bảo anh thật là một người chồng vô tâm. Em à, anh không chịu nổi nữa rồi. Mọi thứ đều có giới hạn của nó, em có hiểu được điều đó không?
Anh đã dành cho em những món quà bất ngờ vào buổi sáng, đã dành cho em cả bữa ăn lãng mạn buổi trưa, còn buổi tối, anh muốn được quan tâm mẹ. Anh đã chờ sự quan tâm ấy từ người con dâu như em, nhưng em đâu có chủ động. Em à, mẹ anh cũng là phụ nữ, mẹ cũng muốn được con cái quan tâm, anh càng phải tặng cho mẹ những món quà ý nghĩa. Em có bao giờ nghĩ được điều đó không, hay em chỉ muốn anh dành trọn ngày này cho em, để quan tâm đi chơi cùng em? Anh không phải người tính toán, nhưng anh muốn em cũng quan tâm tới mẹ như anh quan tâm em vậy. Hãy dành cho mẹ những món quà dù là nhỏ nhoi thôi, cũng đủ để mẹ vui phần nào.
Mẹ sẽ hạnh phúc lắm nếu con dâu quan tâm mẹ. Vậy mà ngày này, em không nghĩ tới mẹ, em chỉ nghĩ rằng mình em là phụ nữ? Còn anh, anh không muốn em phải nghĩ ngợi nên lặng lẽ mua quà cho mẹ, vậy mà em không hiểu, còn trách cứ anh. Cứ giận hờn đi, cứ không nói chuyện với anh đi nếu khi nào em chưa nhận ra, em đã sai rồi.
Theo Eva
8/3, nghe gái xấu tâm sự Càng ngày tôi càng thấm thía nỗi khổ khi làm phụ nữ xấu. Không chỉ không có quà, phụ nữ xấu còn không có chồng. Tôi ý thức được mình xấu từ khi lên 9 tuổi. Ngày ấy tôi còn là một đứa trẻ con thôi, nhưng vì xấu nên đám bạn trong xóm cũng chẳng đứa nào thích chơi với tôi. Ở...