82 chuyến đi khắp Việt Nam của chàng trai 9X
Sau những chuyến đi, Nguyễn Khải Trung trưởng thành, sống lạc quan và tích cực hơn. Với anh, tiền bạc có thể kiếm được nhưng tuổi trẻ thì không nên anh dành thời gian cho những trải nghiệm.
Chàng trai Hà Nội trong lần đến thăm Huế
Nguyễn Khải Trung (24 tuổi, Hà Nội) đã dành 4 năm thanh xuân để thực hiện những chuyến đi khắp mọi miền Tổ quốc. Hiện tại, anh kinh doanh trực tuyến và là một travel blogger (người viết nhật ký du lịch).
21 tuổi, Khải Trung bắt đầu hành trình “phượt” bằng chuyến đi đến thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đến nay, anh đã chinh phục 61 tỉnh thành của Việt Nam, với hơn 82 chuyến đi lớn nhỏ bao gồm 2 chuyến đi xuyên Việt, hành trình xuyên Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam Bộ…
Một mình trên chiếc xe máy rong ruổi từ đồng bằng đến đồi núi hay biên giới xa xôi, Trung gặp không ít khó khăn khi phải đối mặt với chặng đường dài, khí hậu khắc nghiệt của vùng cao. Tuy nhiên, điều đó giúp anh trưởng thành và “cứng cáp” hơn chứ không còn là “chàng công tử” của gia đình.
Trung tự thấy mình dạn dĩ hơn sau những chuyến đi
Niềm đam mê khám phá lớn dần, bố mẹ trở thành hậu phương vững chắc, động viên anh trong những chuyến đi. Trung chia sẻ: “Tôi muốn tận mắt ngắm nhìn những điều bình dị và hùng vĩ của đất nước mình. Chinh phục những cung đường là tôi đang chinh phục chính mình”.
Trong những chuyến đi, Trung cho phép mình tạm quên những lo toan trong cuộc sống thường ngày. Công việc kinh doanh online khá ổn định giúp Trung có được một khoản tiền dành dụm để thực hiện các chuyến đi.
Video đang HOT
Chuyến đi đến đảo Phú Quý (Bình Thuận) của Khải Trung
“Chi phí cho những chuyến đi bụi là khoảng 3 – 5 triệu, tùy dài ngày hay ngắn ngày. Điều kiện bản thân cho phép thì tôi sẽ bắt đầu đi. Còn trẻ thì đi để trải nghiệm, chinh phục và vượt qua giới hạn của bản thân. Để khi về già, tôi có cái để nhớ về”, Trung tâm sự.
Lựa chọn hình thức di chuyển, ăn nghỉ phù hợp, săn khuyến mãi, đi du lịch trái mùa là những cách để tiết kiệm tối đa chi phí. “Một chiếc ví đủ tiền, bản kế hoạch chi tiết, ba lô đựng đủ hành trang và tâm thế sẵn sàng là thứ mà tôi chuẩn bị trước mỗi chuyến đi”, Trung cho biết.
24 tuổi, Khải Trung thu về một “gia tài” là những kỷ niệm và trải nghiệm dọc ba miền Bắc – Trung – Nam. Với anh, còn trẻ và còn sức khỏe, bản thân phải đi để khám phá những vùng đất mới và con người.
Được người dân bản địa mời cơm, chơi với trẻ con miền núi, nhìn người mẹ địu con lên rẫy giữa cái nắng chói chang… từ đó hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, con người. Điều làm anh hài lòng nhất trong mỗi chuyến đi là trải nghiệm mới lạ và những thứ mà anh học được từ chính người dân nơi đó.
“Họ dạy tôi về sự cần cù, chịu khó. Những đứa trẻ cho tôi thấy lối sống lạc quan. Họ là những người tốt bụng, đáng mến và tôi đã luôn hạnh phúc trong các chuyến đi của mình”, anh nói.
Chuyến đi đến Tây Bắc năm 2018 khiến Trung nhớ mãi. “Đợt đó có mưa bão, rét run cả người khi ngồi trên xe máy. Nhưng nhờ đi nhiều, tôi biết thêm về cách dự báo thời tiết, xem bản đồ…”, Trung kể lại.
Khải Trung trong chuyến đi vùng cao
Trong giai đoạn hiện nay do dịch Covid-19, Trung cho rằng cần tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, khai báo lịch trình di chuyển là những thứ nên làm khi đến bất kỳ vùng đất nào.”Tốt nhất là hạn chế di chuyển, thay vào đó có thể du lịch online trên mạng, đọc nhiều để hiểu hơn về nơi sắp đến và lên kế hoạch để hết dịch rồi đi” là chia sẻ từ Khải Trung.
Trò chuyện, học hỏi văn hóa của người bản địa
Bản thân dạn dĩ hơn, có nhiều kinh nghiệm trong cách lên kế hoạch, chi tiêu hợp lý, biết cách cân bằng công việc và thực hiện đam mê du lịch là những thứ mà Trung có được sau những chuyến đi.
“Đi đến đâu không quan trọng nhưng hãy đi con đường của mình. Tuổi trẻ nên có những chuyến đi khi có thể chứ đừng trì hoãn!” là những gì mà anh muốn gửi gắm đến những người có tình yêu trải nghiệm như mình.
Du khách tới Hà Giang tăng mạnh
Lượng khách du lịch tới Hà Giang trong tháng 10 tăng gần 12 lần so với tháng trước và tăng khoảng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, trong tháng 10 của năm 2020, khách du lịch đến địa phương này đạt hơn 255.000 lượt, tăng gần 12 lần so với tháng trước và tăng 86% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 440 lượt người. Đây là những du khách nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Thời điểm này, Hà Giang đang có lễ hội hoa tam giác mạch. Ảnh: Nguyễn Tùng
Ông Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc công ty du lịch Tây Bắc cho biết, bước sang tháng 10, khi mùa hoa Tam giác mạch Hà Giang bắt đầu nở, số lượng khách mua tour đến địa phương này tăng hàng tuần.
"Từ đầu tháng 10, trung bình mỗi tuần có khoảng 200 khách mua tour đi du lịch Hà Giang. Lượng khách này đang có chiều hướng tăng nhanh mỗi tuần", ông Tùng nói. Trước đó, mỗi tuần doanh nghiệp của ông chỉ phục vụ trung bình 130-150 khách. Đặc biệt, lượng khách đến Hà Giang không tập trung đông vào các ngày cuối tuần mà gần như khởi hành đều các ngày.
Vietrantour cũng đón khá nhiều khách đi Tây Bắc, trong đó có Hà Giang. "Tính riêng tháng 9 và tháng 10, doanh nghiệp này đã phục vụ khoảng 10 đoàn, gần 200 khách, ông Trần Trung Kiên, đại diện hãng lữ hành nói.
Đoàn khách của công ty du lịch Tây Bắc chụp ảnh lưu niệm khi tham quan Hà Giang. Ảnh: Nguyễn Văn Tùng
Tương tự, Fiditour - Vietluxtour, Vinagroup Travel, Hi Travel đều có lượng khách tăng 50-100% so với cùng kỳ hoặc tháng trước.
Một trong những nguyên nhân tăng trưởng, theo bà Trần Bảo Thu (Fiditour) là ngành du lịch địa phương đã làm tốt công tác quảng bá. "Hiệu ứng từ những chương trình quảng bá đã tạo được thương hiệu du lịch Hà Giang độc đáo, đưa địa phương này vào top các điểm đến được ưa thích", bà Thu nói.
Dù vậy, Hà Giang chỉ phù hợp với khách lẻ và khách tự do vì hạ tầng giao thông và dịch vụ còn hạn chế. Hà Giang cũng không phù hợp với khách cao tuổi hoặc người có sức khỏe không tốt.
Du khách chụp ảnh bên dòng sông Nho Quế. Hà Giang nổi tiếng với những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ Ảnh: Nguyễn Tùng
Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hà Giang: "Sự đa dạng trong bản sắc văn hóa đã tạo nên bức tranh đa sắc màu mà mỗi du khách đều muốn khám phá, tìm hiểu khi tới đây".
"Du khách đến Hà Giang không chỉ vì ruộng bậc thang và hoa tam giác mạch mà gần như thời điểm nào trong năm chúng tôi cũng có sự kiện để thu hút khách", ông Hải nói thêm.
Hà Giang đang xây dựng hình ảnh là điểm đến du lịch quanh năm và kỳ vọng sẽ đón 1,3 triệu lượt khách trong năm nay, đạt 90% so với năm 2019.
Hà Giang có 830 cơ sở lưu trú với khoảng hơn 7.000 buồng và 13.004 giường. Để kích cầu du lịch, thu hút du khách đến địa phương, các điểm tham quan tại Hà Giang đang áp dụng chính sách giảm 50% giá vé; các cơ sở kinh doanh lưu trú, mua sắm... trên địa bàn đang cam kết giảm giá từ 15%- 50%, áp dụng đến ngày 31/12.
VnExpress phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của du khách khi đến địa phương. Dữ liệu sẽ được phục vụ cho công tác quản lý điểm đến, chất lượng dịch vụ...
Tour leo núi thể thao ở Lạng Sơn Du khách có thể chinh phục những ngọn núi có dốc đá thẳng đứng với tour giá 1,3 triệu đồng/ngày. Xã Yên Thịnh (huyện Hữu Lũng) có hệ thống núi đá lớn, đồ sộ, nhiều ngọn núi cao có dốc đá thẳng đứng, được Lạng Sơn đánh giá có tiềm năng trở thành sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Do đó, tour leo...