800.000 người phải chạy khỏi Rafah vì cuộc tấn công của Israel
Người đứng đầu cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA) ngày 18/5 cho biết, gần 800.000 người Palestine đã phải di dời khỏi Rafah kể từ khi Israel phát động cuộc tấn công nhằm vào thành phố phía Nam Gaza vào tuần trước.
Rafah bị tàn phá do các cuộc không kích của Israel. Ảnh Reuters.
Philippe Lazzarini, người đứng đầu UNRWA chỉ trích việc người Palestine phải di dời liên tục trong tuyên bố được đưa ra ngày 18/5. Ông nói: “Kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu, người Palestine đã buộc phải chạy trốn nhiều lần để tìm kiếm sự an toàn mà họ chưa bao giờ tìm thấy, kể cả ở những nơi trú ẩn của UNRWA”.
“Khi người dân di chuyển, họ sẽ gặp nguy hiểm, không có lối đi hoặc sự bảo vệ an toàn. Lần nào họ cũng buộc phải bỏ lại những đồ đạc ít ỏi mà họ có: nệm, lều, dụng cụ nấu nướng và những vật dụng cơ bản mà họ không thể mang theo hoặc không thể trả tiền vận chuyển. Lần nào họ cũng phải bắt đầu lại từ đầu”, ông Lazzarini nói thêm.
Ngày 18/5 chứng kiến giao tranh dữ dội trên khắp Gaza, không chỉ ở Rafah, khi các cuộc tấn công của Israel giết chết hàng chục người Palestine.
Cơ quan Y tế Gaza sáng 19/5 thông báo rằng 83 người Palestine đã thiệt mạng trong 24 giờ qua.
Israel đã phải đối mặt với những cảnh báo từ quốc tế, bao gồm cả đồng minh hàng đầu của họ là Mỹ, liên quan đến việc tấn công Rafah. Tuy vậy, chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu dường như đang phớt lờ những lời kêu gọi đó và tiếp tục cuộc tấn công.
Video đang HOT
Tuần trước, lực lượng Israel đã chiếm giữ cửa khẩu Rafah nối Gaza với Ai Cập. Cửa khẩu này từng là huyết mạch chính cho viện trợ và là điểm ra vào của các nhân viên nhân đạo.
Việc đóng cửa khẩu Rafah đã “nhốt” hàng nghìn người Palestine bị bệnh và bị thương có thể có cơ hội rời Gaza để điều trị ở nước ngoài.
Trước khi cuộc tấn công bắt đầu, Rafah là nơi sinh sống của 1,5 triệu người, hầu hết trong số họ đã phải di dời khỏi các vùng khác của Gaza.
Trong suốt cuộc chiến, Israel đã ra lệnh cho thường dân Palestine ở Gaza di chuyển về phía Nam khi nước này tấn công lãnh thổ từ phía Bắc.
Israel coi Rafah là thành trì cuối cùng của Hamas trên lãnh thổ Gaza. Nhưng khi quân đội Israel tấn công thành phố, giao tranh cũng diễn ra ác liệt ở Jabalia và khu vực lân cận Zeitoun của Thành phố Gaza ở phía Bắc.
Ngày 18/5, Lữ đoàn Qassam, cánh quân sự của Hamas, đã tuyên bố thực hiện một số cuộc tấn công chống lại lực lượng Israel, bao gồm cả việc nhắm mục tiêu vào các phương tiện quân sự bằng lựu đạn phóng tên lửa ở Rafah và Jabalia. Nhóm này cũng cho biết đã giết chết 20 binh sĩ Israel trong hai chiến dịch riêng biệt ở Rafah
Tình hình lương thực tại Dải Gaza đang lún sâu vào thảm họa
Quan chức WHO mô tả tình hình lương thực hiện tại ở phía Bắc Dải Gaza "hoàn toàn khủng khiếp", khi số lượng lớn người dân trông đợi vào nguồn viện trợ vô cùng ít ỏi, còn các cuộc tấn công của Israel nhằm tiêu diệt phong trào Hamas vẫn tiếp tục diễn ra.
Cơ quan y tế Dải Gaza ngày 25/1 (giờ địa phương) cho biết, một cuộc tấn công của Israel nhằm vào thành phố Gaza đã khiến 20 người Palestine thiệt mạng và làm bị thương 150 người khác đang xếp hàng nhận viện trợ lương thực. Phía quân đội Israel sau đó nói sẽ xác nhận thông tin này.
Cũng tại trung tâm Gaza, các quan chức y tế Palestine cho biết thêm rằng, một cuộc không kích của Israel vào lúc chập tối cùng ngày nhằm vào một ngôi nhà ở trại tị nạn Al-Nusseirat đã khiến 6 người thiệt mạng.
Tại phía Nam Dải Gaza, xe tăng Israel đã tấn công các khu vực xung quanh hai bệnh viện ở thành phố chính Khan Younis, buộc người dân phải sơ tán khẩn cấp trong tuyệt vọng. Còn tại phía Bắc, một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả tình hình lương thực hiện tại "hoàn toàn khủng khiếp".
Khói bốc lên trong một chiến dịch tấn công trên bộ của Israel ở Khan Younis. Ảnh: Reuters
Theo quan chức này, số lượng rất lớn người dân đã xếp hàng và giành giật những nguồn cung viện trợ ít ỏi, với đôi mắt trũng sâu và cái đói đeo đuổi mỗi ngày.
Trong khi đó, các bác sĩ Palestine cho biết, xe tăng Israel đã pháo kích các mục tiêu xung quanh hai bệnh viện chính vẫn còn hoạt động của thành phố là Nasser và Al-Amal, khiến các nhân viên y tế, bệnh nhân và những người phải sơ tán tại khu vực này bị mắc kẹt.
"Không có khu vực an toàn, chúng tôi sẽ đi đâu? Hãy dừng chiến tranh, thế là đủ rồi. Chúng tôi kiệt sức, mọi người đều kiệt sức, trẻ em và người lớn đều ra đi", một phụ nữ Palestine đang chạy trốn tại Rafah chia sẻ.
Ngày 25/1, hàng chục nghìn người vô gia cư trú ẩn trong một khu liên hợp của Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Khan Younis đã chuẩn bị chạy trốn đến Rafah, cách đó 15 km, sau khi quân đội Israel ra lệnh cho tất cả thường dân bên trong rời đi, các quan chức LHQ cho biết.
Người dân Dải Gaza tiếp tục sơ tán khẩn cấp, lẩn trốn các cuộc tấn công. Ảnh: Reuters
Trong tuyên bố mới nhất, quân đội Israel cho biết, lực lượng ở Khan Younis đang chiến đấu với phong trào Hamas và đang sử dụng các cuộc không kích chính xác cũng như bắn tỉa để tiêu diệt nhiều mục tiêu của Hamas.
Đã có những hi vọng về một cuộc đàm phán qua trung gian sẽ diễn ra nhằm hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài một tháng để trao đổi tù binh và con tin giữa Hamas và Israel, song nhiều nguồn tin cho rằng, vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa hai bên về cách chấm dứt chiến tranh.
Trong một diễn biến có liên quan, nguồn tin từ Mỹ tiết lộ, Mỹ đã tạo ra một kênh liên lạc với Israel để thảo luận về những lo ngại liên quan đế các sự cố ở Gaza, trong đó dân thường bị giết hoặc bị thương bởi quân đội Israel, hay việc các cơ sở dân sự đã trở thành mục tiêu.
Theo Reuters, kênh này được thành lập sau cuộc họp hồi đầu tháng giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và nội các chiến tranh của Israel, trong đó ông Blinken bày tỏ lo ngại trước các báo cáo "liên tục" về các cuộc tấn công của Israel nhằm vào các địa điểm nhân đạo hoặc dẫn đến số lượng lớn dân thường thiệt mạng.
Nhiều dân thường thiệt mạng, người Gaza 'chẳng còn nước mắt để khóc' Israel đang cảnh báo người Palestine di tản khi nước này chuẩn bị tấn công Hamas ở miền nam Gaza, nơi ít nhất 47 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào các khu dân cư hôm 18.11. Cư dân Gaza Iyad Zaim cho biết gia đình ông không liên quan gì đến Hamas và đã chuyển đến phía nam vùng đất...