800 tội phạm trên toàn cầu bị bắt giữ vì dùng ứng dụng bẫy của FBI
Hơn 800 nghị phạm trên toàn cầu đã bị bắt giữ sau khi số này rơi vào bẫy, sử dụng một sứng dụng nhắn tin mã hóa do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nắm giữ.
Thủ tướng Australia Scott Morrison (trái) tại buổi họp báo công bố thông tin về chiến dịch Ironside giúp bắt giữ hàng trăm tội phạm trên toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Đây là chiến dịch do FBI và Cảnh sát Australia lên kế hoạch, mang mật danh Ironside, nhằm vào tội phạm ma túy và những đối tượng có liên quan đến băng đảng Mafia.
Điểm then chốt của kế hoạch này chính là việc cảnh sát và lực lượng thực thi pháp luật đã bí mật cài cắm được một ứng dụng trong giới tội phạm, từ đó giám sát nội dung nhắn tin, thư thoại về hoạt động buôn bán ma túy, rửa tiền, thậm chí là cả âm mưu giết người.
Thủ tướng Australia Scott Morrison nói rằng chiến dịch này đã giáng một đòn mạnh vào tội phạm có tổ chức trên toàn thế giới. Còn cơ quan Cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol) thì nhìn nhận đây là chiến dịch lớn nhất, “thành công mỹ mãn” mà lực lượng thực thi pháp luật thực hiện đánh vào thông tin mã hóa mà tội phạm sử dụng.
Video đang HOT
FBI dự kiến sẽ sớm công bố thông tin chi tiết về kế hoạch này.
Vũ khí được lực lượng chức năng thu giữ trong chiến dịch Ironside. Ảnh: Cảnh sát Australia
Mọi chuyện được khởi đầu từ việc FBI tháo dỡ hai thiết bị mã hóa khác hồi năm 2018. Từ đây, FBI lập ra công ty thiết bị mã hóa có tên gọi ANOM. Lúc đầu, chỉ có một số ít chóp bu trong mạng lưới tội phạm sử dụng ANOM, nhưng chính điều này khiến số còn lại cảm thấy tin tưởng hơn và ANOM được phân phối rộng trong giới tội phạm có tổ chức.
Cụ thể, một đặc vụ đã giới thiệu Hakan Ayik, một trùm buôn lậu ma túy tại Australia, thiết bị mã hóa này. Chính Ayik là người đã đi quảng bá ứng dụng này trong giới tội phạm mà không hay biết gì về khả năng bị theo dõi. Tổng cộng đã có tới 12.000 thiết bị mã hóa dạng này được lưu hành trong 300 băng đảng tội phạm ở hơn 100 nước trên thế giới. Từ đây, cảnh sát các nước có thể đọc hàng triệu tin nhắn theo thời gian thực về các kế hoạch giết người, buôn bán ma túy cùng nhiều âm mưu khác.
Theo Giám đốc cảnh sát Liên bang Australia Reece Kershaw, thông qua những tin nhắn này, cảnh sát đã ngăn chặn nhiều vụ buôn bán ma túy và các vụ việc khác như xả súng hàng loạt. Ông khẳng định đột nhập truy cập ứng dụng mã hóa truyền tin đã mang lại cho cơ quan thực thi pháp luật lợi thế chưa từng có và là điểm then chốt để đánh sập các băng đảng có tổ chức.
Australia - New Zealand nói không chia rẽ vì Trung Quốc
Thủ tướng Australia, New Zealand ra thông cáo chung khẳng định đoàn kết, bác bỏ nguy cơ chia rẽ vì chính sách với Trung Quốc.
"Canberra và Wellington luôn kiên quyết đứng cùng nhau với những nguyên tắc và giá trị chung. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp như vậy, nhưng tôi chắc chắn vẫn sẽ có những bên muốn phá hoại an ninh của Australia và New Zealand bằng cách tạo ra những điểm khác biệt, điều không tồn tại hiện nay", Thủ tướng Australia Scott Morrison nói trong cuộc họp trực tiếp với người đồng cấp New Zealand Jacinda Ardern hôm nay.
Thủ tướng New Zealand (trái) và người đồng cấp Australia sau cuộc gặp tại Queenstown hôm nay. Ảnh: AP .
Thủ tướng Morrison không nhắc trực tiếp đến quốc gia nào, nhưng dường như ám chỉ Trung Quốc khi nói "những người ở xa nơi đây đang tìm cách chia rẽ các đồng minh và đối tác".
Thủ tướng New Zealand khẳng định không có sự khác biệt nào giữa hai nước trong "duy trì quan điểm mạnh mẽ về những vấn đề xoay quanh thương mại và quyền con người".
"Australia và New Zealand luôn có quan điểm giống nhau trong những vấn đề đó. Tôi muốn bác bỏ những ý kiến cho rằng hai bên không áp dụng thái độ cứng rắn với các chủ đề cực kỳ quan trọng như vậy. Trong môi trường địa chính trị ngày càng phức tạp, gia đình rất quan trọng và Australia chính là người trong gia đình", bà Ardern cho hay.
Hai lãnh đạo sau đó ra thông cáo chung bày tỏ quan ngại về tình hình Hong Kong, Tân Cương và "quân sự hóa những thực thể tranh chấp cùng đẩy mạnh hoạt động gây bất ổn trên Biển Đông".
Các thông điệp đoàn kết được đưa ra sau khi Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta tháng trước nói rằng Wellington không thoải mái khi liên minh tình báo Ngũ Nhãn, gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand, được sử dụng để công khai chỉ trích Trung Quốc.
Wellington đang duy trì quan hệ tương đối tốt với Bắc Kinh, trong khi quan hệ Australia - Trung Quốc đang ở mức thấp nhất suốt hàng chục năm do tranh cãi xung quanh thương mại, nhân quyền và an ninh quốc gia. Cả Australia và New Zealand đều coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm một phần ba tổng giá trị xuất khẩu của mỗi nước.
Mỹ thông báo kế hoạch trừng phạt Belarus Ngày 28/5, Nhà Trắng thông báo Mỹ sẽ áp đặt trừng phạt nhằm vào Belarus sau khi xảy ra vụ nước này buộc một máy bay của hãng hàng không Ryanair (Ireland) chuyển hướng và hạ cánh tại Minsk để kiểm tra an ninh. Cảnh sát kiểm tra hành lý trên chuyến bay mang số liệu FR4978 của Hãng hàng không Ryanair tại...