80 tuổi, cụ ông vẫn khiêng nổi 10kg trước khi bị “thoái hóa điểm vàng”
Ngày 15-8, tin từ Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, cho biết đã điều trị thành công cho cụ ông 80 tuổi bị bệnh lý thoái hóa điểm vàng do tắc nhánh mạch võng mạc.
Trước đó, cụ H.V.B (SN 1940; ngụ TP Cần Thơ) phát hiện mắt có dấu hiệu bị mờ cách đây một năm. Mặc dù có đeo kính nhưng vẫn đọc chữ rất khó khăn nên cụ nghĩ do hỏng kính. Bình thường trước đây, cụ còn lao động rất khỏe, phụ giúp con cháu trong gia đình quản lý một cửa hàng kinh doanh nước giải khát. Cụ B. cho biết: “Tôi còn có thể khiêng được thùng hàng nặng hơn 10kg. Mặc dù có cao huyết áp, đôi khi lên đến 18mmHg nhưng tôi vẫn sinh hoạt bình thường và nghĩ đó không nghiêm trọng”.
Hình ảnh võng mạc bị phù nặng trước khi điều trị
Sau khi nghe bạn bè và người thân giới thiệu, cụ B. đến thăm khám tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ. BS.CKII. Trần Văn Kết, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ – người trực tiếp khám mắt cụ B. – cho biết cụ bị đục thủy tinh thể và còn bị thoái hóa hoàng điểm (hay còn gọi là thoái hóa điểm vàng), cần phải điều trị sớm để cải thiện thị lực, tránh lâu dài sẽ có khả năng gây mất thị lực hoàn toàn.
Hình ảnh võng mạc đã ổn định sau 1 tuần điều trị
Video đang HOT
Sau khi chỉ định bệnh nhân chụp OTC bán phần sau bằng hệ thống OCT đa nhiệm, bác sĩ phát hiện đáy mắt của cụ rơi vào tình trạng tắc nhánh mạch võng mạc vùng thái dương dưới, 2 mắt bị phù võng mạc vùng trung tâm.
Bác sĩ quyết định điều trị nội khoa về bệnh lý đáy mắt trước, sau đó điều trị đục thủy tinh thể cho bệnh nhân. Bác sĩ đã chỉ định cho dùng thuốc nhỏ mắt, uống thuốc, tiêm nội nhãn mũi đầu tiên để phục hồi võng mạc vùng trung tâm. Sau 2 tuần tái khám tình trạng của bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Dự định bác sĩ sẽ tiêm mũi thứ 2 sau hai tuần nữa và đợi đến khi đáy mắt ổn sẽ phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể cho bệnh nhân. Tiếp đến sẽ tiêm mũi thứ 3 sau 2 tháng, lúc đó mắt của bệnh nhân sẽ hoàn toàn hồi phục.
Theo BS Kết, thoái hóa điểm vàng là một bệnh ảnh hưởng đến hoàng điểm, bộ phận của mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết hình ảnh. Thoái hóa điểm vàng có thể gây ra các vấn đề cho thị lực trung tâm (central vision), là vùng thị lực giúp nhìn rõ vật thể.
Người mắc bệnh thoái hóa điểm vàng thường gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày có đòi hỏi thị lực trung tâm, chẳng hạn như đọc sách hoặc lái xe. Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (Age-related macular degeneration – AMD) và bệnh lý Stargardt là hai dạng của bệnh thoái hóa điểm vàng.
3 sai lầm về chống nắng vào mùa hè khiến cơ thể bị tàn phá
Không phải ai cũng có biện pháp chống nắng đúng và hiệu quả, đa số mọi người đều có những suy nghĩ sai lầm giống nhau.
Ảnh minh họa
Trong những ngày nắng nóng, mặc áo khoác, đeo kính râm hay thoa kem chống nắng là những cách đơn giản giúp bảo vệ sức khỏe, cũng như giảm thiểu các tác động của tia cực tím gây hại cho da.
Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp chống nắng không đúng cách sẽ phản tác dụng, khiến làn da càng xấu hơn. Cùng điểm qua 3 hiểu nhầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi chống nắng vào mùa hè.
1. Mặc đồ sáng màu giúp cơ thể mát hơn?
Nhiều người vẫn truyền miệng rằng khi trời nắng nóng, mặc trang phục tối màu sẽ tăng hấp thu tia cực tím, khiến làn da đen sạm. Tuy nhiên, đồ màu đen lại có tác dụng chống tia cực tím rất tốt.
Để chứng minh về điều này, đội ngũ sản xuất chương trình của Đài MBS (Nhật Bản) đã thực hiện một thí nghiệm nhỏ. Các nhân viên được mặc một nửa áo màu xanh và nửa còn lại là màu trắng. Họ phơi mình dưới nắng trong suốt 3 tiếng.
Kết quả cho thấy, vùng da cơ thể khoác áo màu trắng bị rám nắng. Theo Yuri, một bác sĩ da liễu Nhật Bản, màu trắng có khả năng chống tia cực tím thấp nhất, chỉ có thể ngăn 85% tia cực tím. Ngược lại, trang phục tối màu ngăn chặn tia UV tốt hơn, trong đó màu xanh đạt 98% và màu đen là 99,5%.
2. Kính râm màu tối ngăn tia cực tím?
Trên thực tế, khả năng ngăn chặn tia cực tím ở kính râm không dựa vào vào màu kính (đậm, nhạt) mà phụ thuộc vào chất liệu làm kính.
Nếu mắt kính không có khả năng lọc tia tử ngoại, một lượng lớn tia này lọt vào mắt sẽ gây ra các tổn thương như: thoái hóa điểm vàng, hạt kết giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm giác mạc, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Các chuyên gia khuyên rằng kính râm chỉ có tác dụng ngăn tia cực tím trong vòng 5 năm. Vì vậy, chúng ta cần thay thế kính thường xuyên, giúp mắt được bảo vệ toàn diện. Ngoài ra, ngay cả khi đã đeo kính, mọi người cũng không nên nhìn trực tiếp lên mặt trời để tránh các bệnh mãn tính về mắt.
3. Chỉ bôi kem chống nắng một lần là đủ?
Sai lầm của nhiều người đó chính là chỉ thoa kem chống nắng một lần vào buổi sáng. Theo Dean Miura, một chuyên gia da liễu Nhật Bản, kem chống nắng chỉ có tác dụng bảo vệ da trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Do đó, sau 2 tiếng, mọi người cần phải bôi lại kem như các bước ban đầu.
Chuyên gia này cũng nhắc nhở, khi thoa kem chống nắng, hãy tán nhẹ và vỗ đều để các hợp chất lấp đầy một số bề mặt lõm trên da.
Quan trọng nhất là phải bôi kem chống nắng ít nhất 20-30 phút trước khi đi ra ngoài. Kem sẽ không phát huy tác dụng ngay lập tức mà mất một khoảng thời gian nhất định để lớp sừng hấp thụ kem giúp bảo vệ làn da.
6 lợi ích đáng ngạc nhiên của trứng mà bạn nên biết Trứng rất bổ dưỡng và chứa hầu hết tất cả các vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn cần để hoạt động tối ưu. Trứng rất bổ dưỡng và chứa hầu hết tất cả các vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn cần - Ảnh minh họa: Shutterstock Đó là một cách rẻ tiền để chúng ta thực hành ăn uống...