80 “hiệp sĩ đường phố” được trao tặng bảo hiểm nhân thọ
Sáng 23/11, trong buổi lễ tôn vinh “Hiệp sĩ đường phố” được tổ chức long trọng tại TPHCM, các “hiệp sĩ” tại TPHCM và Bình Dương được trao tặng 80 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với quyền lợi trong vòng 10 năm.
Báo Công an Nhân dân phối hợp với công ty bảo hiểm Prudential trao các hợp đồng bảo hiểm Phú – An Tâm cho 60 “hiệp sĩ” ở Bình Dương và 20 “hiệp sĩ” ở TPHCM đã xả thân bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân trong các cuộc truy đuổi tội phạm. Ngoài ra, 20 hợp đồng bảo hiểm sẽ tiếp tục được trao cho các “hiệp sĩ” khu vực phía Bắc trong thời gian tới. Tổng giá trị hợp đồng bảo hiểm là 1 tỷ đồng.
Đại tá Huỳnh Ngọc Phương (Bộ Công An) trao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mệnh giá 10 triệu đồng với quyền lợi 10 năm cho các “hiệp sĩ đường phố”
Với hợp đồng bảo hiểm này, các hiệp sĩ nhận được những quyền lợi bảo vệ trong vòng 10 năm, bao gồm quyền lợi bảo vệ rủi ro do tai nạn, tử vong và quyền lợi hỗ trợ chi phí nằm viện… Khi kết thúc thời hạn hợp đồng, các hiệp sĩ sẽ được nhận lại toàn bộ phí bảo hiểm đã được đóng (không có lãi) trừ đi các quyền lợi hỗ trợ chi phí nằm viện đã được chi trả tính đến ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm.
Các “Hiệp sĩ đường phố” đa phần là những người lao động bình thường, có hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều có chung tấm lòng nghĩa hiệp, xả thân để bảo vệ sự an toàn cho người khác. Điển hình như “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải, đội trưởng Đội phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã có thành tích hơn 500 lần bắt cướp, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương chiến công hạng 3; “hiệp sĩ” Trần Hoàng Anh, siêu bắt cướp và tội phạm mua bán ma tuý với “bảng vàng” gần 400 lần đối mặt với tội phạm nguy hiểm; “hịêp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến (TPHCM), một “hiệp sĩ thép” không tiền bạc và sự hung bạo nào có thể khuất phục…
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải cho biết: “Con đường bước vào nghề săn bắt cướp của chúng tôi bắt đầu từ sự ngẫu nhiên “giữa đường thấy chuyện bất bình”, khi chứng kiến người dân bị cướp nên ra tay giúp đỡ. Trong suốt thời gian đeo đuổi “nghề” này, chúng tôi biết mình đã khiến những người mẹ, người vợ, người thân của mình lo lắng không ít, trong khi hầu hết chúng tôi đều là trụ cột trong gia đình. Tuy nhiên, tôi và nhiều anh em vẫn giữ niềm khát khao được góp sức mình vào cuộc sống bình yên của người dân. Hôm nay, được trao tặng hợp đồng bảo hiểm này, chúng tôi cảm thấy phần nào yên tâm hơn trong công việc mình đã chọn. Chúng tôi tin xã hội đã ghi nhận, ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi làm nhiệm vụ của mình”.
Video đang HOT
Trong buổi lễ sáng nay, Đại tá Huỳnh Ngọc Phương, Phó Tổng Cục trưởng Cục phong trào Bộ Công an đánh giá: “Ngoài ý nghĩa vật chất, đây còn là món quà tinh thần giúp các “hiệp sĩ” yên tâm hơn khi thực hiện công việc đầy gian nan và nguy hiểm”.
Theo Dân Trí
Muôn kiểu đề phòng cướp giật của phái đẹp
Sau vụ bị giật dây chuyền trên phố, giờ mỗi khi ra đường, chị Bích tháo hết đồ trang sức. Lo sợ bị cướp, một số bạn của chị đã không rút tiền ở cây ATM khu vực vắng, có người còn trùm kín áo chống nắng dù trời đã tối...
Nhớ lại hôm bị giật dây chuyền trên phố Lê Thánh Tông (Hà Nội), chị Bích vẫn chưa hết bàng hoàng. Chia sẻ với VnExpress.net, người phụ nữ sống tại phố Hòe Nhai cho biết khi hai mẹ con đi trên đường thì bị hai có 2 thanh niên áp sát.
"Sau 2 cú đập vào cổ đau điếng người của chúng, chiếc dây chuyền vàng 5 chỉ của tôi bị giật mất. Tôi chỉ kịp ú ớ kêu mà chẳng biết gọi ai hỗ trợ khi trên đường vắng hoe...", chị Bích kể.
Giờ mỗi khi ra đường, chị vẫn không sao quên được cảm giác khi giáp mặt những tên cướp. Cẩn thận hơn, chị tháo hết trang sức cất ở nhà. Người phụ nữ này cho rằng, làm như thế sẽ yên tâm hơn vì không biết cướp ra tay ở thời điểm nào để tránh.
Ớt bột hung thủ mang đi cướp và chiếc dây vòng cổ chúng giật được trong một vụ án do Công an Hà Nội phá. Ảnh: Thái Thịnh.
Sau vụ bị giật túi khi vừa rút tiền từ cây ATM ở quận Thanh Xuân ra, chị Lan cho hay không dám ra đường khi quá khuya. Cần tiền tiêu cô chỉ đi rút ban ngày hoặc ở những chỗ đông người qua lại.
Bạn bè cô cũng nhiều người từng bị cướp túi xách hoặc đồ trang sức trên đường. Họ chia sẻ với nhau nếu "đụng mặt" những tên lưu manh ở đoạn đường vắng nên chấp nhận mất tài sản để "bảo toàn tính mạng", chứ cố giằng co thì mình chỉ "thiệt thân", nhiều tên còn sẵn sàng rút hung khí ra tấn công. Còn nếu đường đông, các chị em tìm cơ hội thuận lợi để truy hô, nhờ người giúp sức... Đặc biệt, các chị nhắc nhở nhau tuyệt đối không treo túi xách ở tay lái vì dễ khiến kẻ xấu nổi lòng tham.
Còn chị Loan (Cầu Giấy) cho biết, để cảnh giác với nạn cướp giật, giờ mỗi khi ra đường bất kể ngày hay đêm đều mặc áo chống nắng trùm kín cổ, chân tay. "Tôi có đeo đầy vàng trên người, chúng cũng chẳng biết mà giật", chị nói.
Điện thoại và laptop của chị em bị cướp trên đường. Ảnh: Thái Thịnh.
Chị Oanh, độc giả của VnExpress.net cho biết, một thủ đoạn khác của bọn cướp giật là theo dõi chị em tại tiệm mua bán vàng. Thấy "con mồi" đi vào, chúng sẽ bám theo. Khi chị em giao dịch xong đi ra ngoài, chúng sẽ rút roi điện, kín đáo khống chế để cướp tài sản, rồi nhảy lên xe máy của đồng bọn chờ sẵn.
"Quá sợ hãi và bị gí điện tê buốt người nên chúng tôi hầu như không phản ứng gì, nhân viên bảo vệ hay những người xung quanh chẳng thể biết để can thiệp, giúp đỡ", chị Oanh bảo.
Theo một điều tra viên, thủ đoạn nữa của kẻ gian mà chị em nên cảnh giác là chiêu vờ va chạm xe, tạo điều kiện cho đồng bọn nẫng túi sách, tài sản trong lúc các chị còn loay hoay giải quyết sự việc. Trong trường hợp này, chị em nên bình tĩnh khóa cổ xe, cầm túi bên mình, rồi mời những người xung quanh cùng tham gia phân giải... Từng là nạn nhân của thủ đoạn này, chị Hồng chia sẻ: "Chung đi 3 xe, minh phân trân với ông tông xe thì một ông sẽ đứng che khuất tầm nhìn của mình để ông khác lấy xe hoặc túi xách".
Nhiều tên mang theo dao để tấn công nạn nhân nếu cản trở việc cướp giật túi của chúng. Ảnh: Hà Anh
Trước tình trạng cướp giật tài sản của phụ nữ ngày càng tinh vi, việc đề cao cảnh giác là yếu tố quan trọng hàng đầu. "Mỗi người đoàn kết, đấu tranh cái xấu chứ không nên đổi lỗi cho tất cả các cơ quan công an làm việc kém hiệu quả", một phụ nữ chia sẻ.
Với góc nhìn của đàn ông, anh Hoàng Long nhận xét, cách đơn giản để hạn chế tình trạng này là người đi đường không nên thờ ơ với "tai nạn" của người khác. "Có khi nhìn thấy người khác bị cướp giật mà chẳng ai dám xông ra giúp đỡ, truy bắt. Đây là kẽ hở để tội phạm lộng hành", anh nói.
Trước hàng loạt các vụ cướp giật xảy ra gần đây ở Hà Nội, nhiều độc giả của VnExpress.net mong muốn Hà Nội có đội SBC như ở Bình Dương hay TP HCM. "Mình mong trong thời gian sớm nhất Hà Nội có thật nhiều nhóm hiệp sĩ đường phố", độc giả Lê Công Dũng bày tỏ.
Theo VNExpress
TP.HCM "Hiệp sĩ" mất xe được một người dân tặng xe mới Cảm tng trưnỗi lòng của cHiệ ưng phố bị mất xe trong lúc truy uổi bọn ",t mạnh thưng quân tặng chiếc xe my cho cc nhm " vi mong muốn cc anh tiếp tục l những "Lục Vân Tiên giữa i thưng. Chiều 15/9, ông Nguyễn Hoi Nam (ngưi dân sinh sống tại quận 7) trao tặng nhm "Hiệ ưng phố do...