80 giáo viên bỗng nhiên bị hủy biên chế
Lãnh đạo huyện Yên Bình, Yên Bái muốn thuyết phục 80 giáo viên ký vào hợp đồng lao động mới bằng cách khẳng định rằng, những người chịu trách nhiệm tuyển dụng sai trước kia đã bị kỷ luật.
Trong những ngày qua, dư luận đang quan tâm tới một quyết định có thể nói là “đặc biệt”. Cùng một thời điểm, UBND huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hủy 80 biên chế giáo viên tại 18 trường trên địa bàn huyện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyên Yên Bình, nơi đưa ra quyêt định loại 80 giáo viên từ biên chê sang hợp đông.
Các cô giáo ở huyện Yên Bình đã cung cấp hình ảnh được ghi lại tại một trong các buổi họp, chính xác hơn là buổi làm công tác tư tưởng thông báo về việc hủy biên chế của họ. Lý do đơn giản và chung chung là tuyển dụng sai.
Tại các cuộc gặp này, lãnh đạo huyện Yên Bình muốn thuyết phục các giáo viên ký vào hợp đồng lao động mới bằng cách khẳng định rằng, những người chịu trách nhiệm tuyển dụng sai trước kia đã bị kỷ luật.
Video đang HOT
Lãnh đạo huyện Yên Bình nói: “Quy trình tuyển dụng thì không sai, nhưng đối tượng tuyển dụng vào vùng đó là sai, chính vì vậy mà những người làm việc đó đã bị xử lý. Các đồng chí làm thế nào thì làm, hôm nay đồng chí nào ký thì ký, còn không ký tôi sẽ ghi lại báo cáo cấp trên”.
Liên quan đến vụ việc này, Tỉnh uỷ Yên Bái đã thành lập đoàn kiểm tra, kết quả là 16 cán bộ liên quan bị kỷ luật. Thế nhưng kết quả kỷ luật đã làm tất cả mọi người bất ngờ, đặc biệt là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, người đã theo dõi và có nhiều loạt bài viết về vụ việc này.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nói: “Tôi quá ngạc nhiên và tôi cũng không đánh giá nữa, tôi sợ mang tiếng hồ đồ, tôi xin trích công văn của ông Lê Văn Lương, Chủ tịch huyện và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gửi tới: Có 16 người bị xử lý kỷ luật, nhưng kết quả là, ông Phó chủ tịch huyện bị kỷ luật thì lên làm Chủ tịch huyện, ông Bí thư Huyện uỷ lên làm Phó chủ tịch tỉnh, ông Trưởng phòng Nội vụ sau khi bị kỷ luật lên làm Phó chủ tịch chính cái huyện đó để xử lý vụ việc”.
Người bị kỷ luật thì lên chức, chỉ còn lại các giáo viên phải gánh chịu hậu quả. Ra khỏi biên chế nhà nước nghĩa là cuộc sống sẽ bấp bênh hơn, lương và những quyền lợi, chế độ khác cũng sẽ thay đổi. Và đặc biệt, tâm huyết sau nhiều năm bám trường vùng cao của các thầy cô bị tổn thương nghiêm trọng.
Cô giáo Nguyễn Thuỳ Yến bức xúc: “Các cấp lãnh đạo đưa chỉ tiêu xuống thì chúng tôi thực hiện theo, các cấp lãnh đạo nghiên cứu công văn sai, sao bây giờ lại đổ cho chúng tôi chịu hậu quả đó”.
Cô giáo Nguyễn Huyền Sâm nói: “Lãnh đạo cứ thuyết phục chúng em là ra hợp đồng là hợp lý. Nhưng em chỉ thấy hợp lý với lãnh đạo thôi, chứ với chúng em thì không hợp lý chút nào”.
Huyện Yên Bình đã nhận thừa tới 212 giáo viên và các thầy cô giáo ở đây chỉ có thể hiểu, việc huyện hủy biên chế với 80 người trong số họ là một trong những động thái để giải quyết hậu quả.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho rằng: “Chúng ta đã có cơ chế quản lý giám sát thế nào để người ta nhận thừa, tại sao người ta nhận thừa vì lợi ích của người ta, vì những trò tham ô tham nhũng, những trò ma quỷ của người ta… chúng ta nói sau. Nhưng khi đã xảy ra rồi thì không thể đổ cái sai lầm ấy lên đầu người khác bằng cách đơn phương, tôi nói là đơn phương đẩy họ ra khỏi biên chế. Cần phải tôn trọng họ. Họ là những kỹ sư tâm hồn, là những người được đào tạo, tuyển dụng đúng quy trình, họ là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, là người đóng góp 15 năm cho chính cái huyện đấy rồi. Nếu đó là vợ bạn, là em gái bạn thì bạn nghĩ sao?”.
Ngày 8/1, một cô giáo trong số 80 cô bị ép ra khỏi biên chế đã cho biết, 79 trên tổng số số 80 giáo viên đã đồng ý với phương án mà lãnh đạo huyện đưa ra, họ chấp nhận ký hợp đồng, nghĩa là chấp nhận sự bất công để có việc làm, sự công bằng và lòng tự trọng đôi khi phải nhường chỗ cho những giá trị khác thiết thực hơn. Người duy nhất không ký và tất nhiên là phải nghỉ việc, đó là người đã gọi điện thông báo, chị chấp nhận ở nhà phụ giúp gia đình sau gần 10 năm đứng trên bục giảng.
Theo VTV
Hàng trăm giáo viên bị sa thải
Hàng trăm giáo viên đã sở hữu hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, thậm chí đã nhận được quyết định tuyển dụng vào biên chế đều buộc phải hủy quyết định, gạt ra hoặc bị điều chuyển vị trí do những vi phạm bất thường về tuyển dụng của lãnh đạo.
Chị N.K.H. (27 tuổi, Phúc Thịnh, Yên Bình, Yên Bái) tốt nghiệp ngành giáo dục thể chất hệ đại học chính quy, được ký hợp đồng ngắn hạn làm giáo viên tại Trường tiểu học Tân Hương (Yên Bình, Yên Bái) bắt đầu từ ngày 1-3-2011 sau thời gian thử việc. "Vì là hợp đồng ngắn hạn nên kết thúc năm học coi như kết thúc hợp đồng, chờ đến năm học mới mới được tái ký hợp đồng. Song đến năm nay, sau khi vào năm học mới hơn hai tháng, tôi không được gọi đi làm" - chị H. nói.
Không chỉ mình chị H. bị chấm dứt hợp đồng mà cả huyện Yên Bình (Yên Bái), hàng trăm giáo viên, nhân viên vừa nhận quyết định hoặc chấm dứt hợp đồng, hoặc hủy quyết định tuyển dụng, hoặc làm nhân viên phục vụ, nhân viên cấp dưỡng... Sự điều chuyển bất ngờ và cực kỳ bất đắc dĩ này xuất phát từ việc tuyển dụng vô tội vạ giáo viên, vượt quy mô, vượt biên chế được giao của UBND huyện.
Theo đó, trong hai năm 2010-2011, UBND huyện Yên Bình đã tuyển vượt biên chế, vượt quy mô hợp đồng lên đến 212 người trong các cơ sở giáo dục so với chỉ tiêu được giao.
Trong bản thông báo mới nhất về kết luận của ông Phạm Duy Cường - phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh - tại "buổi làm việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận, tuyển dụng, hợp đồng giáo viên, nhân viên thuộc ngành giáo dục - đào tạo huyện Yên Bình", phương án giải quyết được xác định đối với 212 giáo viên, nhân viên được tiếp nhận, tuyển dụng vượt quy mô trong cả hai năm 2010-2011 được xác định: Trong số 119 trường hợp tuyển dụng vượt biên chế, UBND tỉnh yêu cầu hủy quyết định tuyển dụng đối với 80 biên chế giáo viên mầm non tuyển dụng sai quy định, chuyển sang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Còn lại 39 biên chế giáo viên sẽ cho phép sử dụng biên chế trong kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã giao cho huyện Yên Bình năm 2012.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Ngô Thị Chinh - phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - cho biết biên chế giáo viên của Yên Bình đã tương đối đủ, nên nhiều năm qua tỉnh ngừng cấp biên chế mới cho địa phương. Do đó, việc tuyển dụng cùng lúc quá nhiều chỉ tiêu không nằm trong kế hoạch khiến chính UBND tỉnh cũng bị bất ngờ. Hướng giải quyết cơ bản sẽ theo tinh thần của thông báo kết luận của chủ tịch UBND tỉnh.
Trả lời câu hỏi về việc hủy quyết định tuyển dụng đối với 80 giáo viên mầm non có gây sốc với những người tưởng đã "ấm chỗ" trong môi trường giáo dục giờ lại đột ngột bị đánh bật ra ngoài, bà Chinh cho hay: "Do bị tuyển sai quy định nên những quyết định này đương nhiên bị hủy. Họ sẽ phải chuyển sang lao động hợp đồng, song các chế độ sẽ không bị điều chỉnh".
Bà Chinh cũng cho rằng "cách giải quyết của tỉnh rất quyết liệt", "chưa bao giờ cùng lúc tỉnh phải đưa ra quyết định kỷ luật với số lượng cán bộ lớn như thế đủ thấy sai phạm này nghiêm trọng và cách xử lý kiên quyết, nghiêm minh". 16 cán bộ của huyện Yên Bình đã chịu hình thức xử lý kỷ luật, trong đó cả chủ tịch UBND huyện.
Theo tuổi trẻ
Bộ trưởng GD-ĐT day dứt vì 'nợ' lương giáo viên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận bày tỏ: "Tôi rất day dứt vì chưa giải quyết được món nợ về việc cải thiện đồng lương của giáo viên (GV) mầm non ngoài biên chế". Sáng qua 25/12, tại Hà Nội đã diễn ra phiên giải trình của Chính phủ về việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dụcmầm non và...