80% bệnh nhân Ấn Độ nhiễm virus SARS CoV-2 không có triệu chứng
Các chuyên gia y tế Ấn Độ cho bết, không có triệu chứng đã trở thành thách thức lớn trong việc phát hiện bệnh nhân nhiễm virus SARS CoV-2 ở Ấn Độ.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc dẫn các nguồn tin hôm nay (20/4) cho biết, các chuyên gia cao cấp của Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ (ICMR) cảnh báo, 80% bệnh nhân nhiễm virus SARS CoV-2 gây đại dịch Covid-19 tại Ấn Độ không có triệu chứng. Điều này đã gây lo ngại cho Chính phủ Ấn Độ trong việc ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Theo các chuyên gia y tế Ấn Độ, không có triệu chứng đã trở thành thách thức lớn trong việc phát hiện bệnh nhân nhiễm virus SARS CoV-2 ở Ấn Độ. Biện pháp tốt nhất mà Ấn Độ có thể thực hiện hiện nay là tăng cường tốc độ điều tra dịch tễ học của các ca đã nhiễm bệnh để tìm ra người bệnh không triệu chứng.
Ấn Độ phong tỏa đất nước trong 21 ngày để ngăn chặn dịch Covid-19. (Ảnh: CNN)
Tuy nhiên, năng lực xét nghiệm và điều tra của Ấn Độ hiện tại không thể sàng lọc để phát hiện tất cả bệnh nhân không triệu chứng. Tính đến 14h chiều nay (20/4), Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng 16.365 ca nhiễm SARS CoV-2 và 521 ca tử vong. Chính phủ Ấn Độ đang đẩy nhanh việc nghiên cứu vaccine và thuốc điều trị Covid-19./.
Tuấn Đạt
Mỹ run tay xé bỏ New START với Nga
Mỹ làm ngơ trước lời kêu gọi của Nga gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí chiến lược nhưng trong lòng lại lo sợ về thực lực của Nga.
Sự tò mò hủy diệt của Mỹ
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) mà Nga và Mỹ ký kết năm 2010 hạn chế hai nước triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân - mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ - cũng như các loại tên lửa và máy bay ném bom trên đất liền và tàu ngầm có mang đầu đạn hạt nhân. New START sẽ hết hạn vào ngày 5/2/2021 nhưng vẫn có thể được gia hạn 5 năm nếu Mỹ và Nga nhất trí.
Moscow đã đề nghị nhanh chóng gia hạn hiệp ước, trong khi Washington cho rằng họ cần phải xem xét kỹ lưỡng.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các trợ lý của ông đã lập luận rằng New START không kiểm soát được tất cả số lượng vũ khí hạt nhân của Nga, đồng thời kêu gọi đưa Trung Quốc vào một khuôn khổ kiểm soát vũ khí mở rộng.
Tổng thống Mỹ B. Obama (trái) và Tổng thống Nga D. Medvedev ký kết New START tại Séc ngày 8/4/2010
Các nhà lập pháp của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đang gây áp lực buộc Chính quyền của Tổng thống Trump phải cung cấp các thông tin về việc kết thúc New START. Họ cũng yêu cầu ông Trump phải đưa các dự báo về tương lai khi New START kết thúc.
Theo Reuters, những yêu cầu này phản ánh nghi ngờ của các nhà lập pháp không biết liệu chính quyền của ông Trump đã phân tích đầy đủ các hành động phản ứng của Trung Quốc và Nga về việc hiệp ước này sẽ hết hạn vào tháng 2/2021 hay chưa.
Trong khi đó, một số nhà lập pháp và chuyên gia về kiểm soát vũ khí coi đề xuất này như một "viên thuốc độc" có thể giết chết New START, chấm dứt những hạn chế đối với việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ bởi vì Trung Quốc từ chối ý tưởng này.
Tháng 5/2019, Tổng thống Trump thông báo rằng ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về một hiệp định mới hạn chế vũ khí hạt nhân mà có thể bao gồm cả sự tham gia của Trung Quốc. Ba ngày sau đó, Trung Quốc đã bác bỏ ý tưởng tham gia các cuộc đàm phán cắt giảm vũ khí hạt nhân ba bên.
Theo Reuters, kho vũ khí của Trung Quốc bị kho vũ khí của Mỹ và Nga lấn át bởi Trung Quốc chỉ có khoảng 300 vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, theo Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ, cả Mỹ và Nga có hơn 6.000 đầu đạn hạn nhân đã được triển khai, cất giữ hoặc hết hạn sử dụng (và đang chờ tháo gỡ).
Các nhà lập pháp, trợ lý quốc hội và cựu quan chức Mỹ cho rằng họ không biết liệu Nhà Trắng đã tiến hành bất kỳ đánh giá chính thức nào về tác động khi New START hết hạn trước và sau khi ông Trump ủng hộ ý tưởng này hay chưa.
Họ cũng không rõ liệu Nhà Trắng đã tiến hành thảo luận liên ngành nhằm thống nhất quan điểm đàm phán với Trung Quốc hoặc thậm chí đã có bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc hay chưa?
Mỹ đã tiến hành 2 vụ thử tên lửa vốn bị INF hạn chế sau khi đơn phương xé bỏ hiệp ước này hồi tháng 8 vừa qua
Phát biểu tại cuộc điều trần ngày 3/12, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Jeff Merkley nói: "Điều mà chúng ta không muốn nhìn thấy là... Trung Quốc mượn cớ mở rộng một hiệp định hiện tại hoặc tiềm năng với Nga để góp phần vào an ninh quốc tế và... cho rằng điều đó là rất quan trọng đối với sự sống còn của họ".
Thượng nghị sỹ Todd Young thuộc đảng Cộng hòa ngày 18/12 yêu cầu Nhà Trắng cung cấp các đánh giá tình báo về việc liệu các lực lượng hạt nhân của Nga và Trung Quốc có thể phát triển hay không nếu New START hết hạn?
Các nghị sĩ Mỹ cũng nỗ lực thúc đẩy các dự luật nhằm có được đánh giá chính xác một khi người Mỹ tự tay xé bỏ New START. Đạo luật Quốc phòng (NDAA) phiên bản mới nhất được Thượng viện Mỹ thông qua hôm 17/12 đã yêu cầu Nhà trắng cung cấp những đánh giá tình báo về kho vũ khí hạt nhân của Nga sau khi New START hết hiệu lực.
Lỗi của Nga-Trung?
Bộ Ngoại giao Mỹ không đưa ra bất kỳ bình luận nào về những dự luật này xem liệu những đánh giá tình báo đã được thực hiện hay chưa, cũng như tác động khi bao gồm cả Trung Quốc. Ông Thomas Countryman - cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế - cho biết có nhiều cách hạn chế để thuyết phục Trung Quốc tham gia đàm phán.
Ông Countryman nói: "Bạn có thể đề nghị để cho Trung Quốc chế tạo số vũ khí hạt nhân bằng với Mỹ và Nga (6.000 đầu đạn hạt nhân) ...bạn cũng có thể đề nghị Nga và Mỹ giảm số lượng đầu đạn xuống còn 300.
Hoặc bạn có thể đề nghị với Trung Quốc rằng họ nên giữ ở mức 300 đầu đạn hạt nhân còn chúng tôi sẽ ở mức 6.000.
Lựa chọn thứ hai sẽ có cơ hội được Trung Quốc đồng ý, nhưng chắc chắn nó sẽ không được Lầu Năm Góc hay Điện Kremlin chấp nhận".
Trung Quốc từ chối tham gia đàm phán một hiệp ước tương tự New START
Trong cuộc họp báo cuối năm hôm 19/12 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, an ninh toàn cầu sẽ bị hủy hoại nếu New START không được gia hạn, đồng thời tái nhấn mạnh rằng Moscow sẵn sàng gia hạn hiệp ước này.
Tổng thống Putin nêu rõ: "Tôi đã sẵn sàng, tôi muốn nhắc lại rằng cho đến cuối năm nay chúng tôi sẵn sàng gia hạn New START. Nếu họ gửi thư cho chúng tôi vào ngày mai hay chúng tôi ký và gửi cho Washington thì hãy để họ đặt bút ký, song chỉ khi nào họ sẵn sàng".
Theo ông Putin, cho đến nay vẫn chưa có phản hồi nào cho các đề xuất của Nga và nếu không có New START "thì sẽ chẳng có gì trên thế giới để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang và điều này, theo tôi, là tồi tệ".
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 3/12 khẳng định, Nga vẫn duy trì tuân thủ các nghĩa vụ theo New START. Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề không phổ biến vũ khí Christopher Ford nói:
"Chúng tôi đánh giá rằng, Nga vẫn duy trì sự tuân thủ đối với các nghĩa vụ New START của họ, song thái độ của họ hiên quan đến phần lớn các thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác, và không chỉ Hiệp ước Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) xấu số, thì gần như là đáng sợ".
Tổ hợp tên lửa siêu thanh Avangard (kết hợp giữa tên lửa đạn đạo liên lục địa với đầu đạn siêu thanh) được Nga giới thiệu với Mỹ trong khuôn khổ New START
Theo ông Ford, các vũ khí phi chiến lược của Moscow cần phải là một ưu tiên trong bất cứ thỏa thuận vũ khí tương lai nào, bởi vì "Nga có kế hoạch mở tăng thêm số lượng vũ khí phi chiến lược của họ một cách đáng kể trong thập niên tới".
Theo các chuyên gia, kể từ cuối năm 2018 và đầu năm 2019, những tín hiệu về cuộc đua năng lực quốc phòng và phát triển vũ khí mới giữa các cường quốc chưa có điểm dừng. Mỹ đã tăng chi ngân sách quốc phòng năm 2019 là 750 tỷ USD, con số cao nhất thế giới. Trung Quốc cũng thông báo mức chi tiêu quốc phòng năm 2019 tăng 7,5% bất chấp tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), chi phí quân sự toàn cầu trong năm 2017 đã tăng lên 1,7 nghìn tỷ USD, mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng cho thấy sẽ có nguy cơ lớn với những răn đe về quân sự một khi những cơ chế kiểm soát vũ khí không còn.
Sự mở rộng năng lực hạt nhân cũng là một điều đáng lo ngại. Trên thế giới hiện có hơn 14.000 đầu đạn hạt nhân. Nếu như cách đây khoảng 30 năm, năng lực hạt nhân nằm hầu hết trong tay Nga và Mỹ thì ngày nay cả Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel, hay Triều Tiên đều được cho là có thể phát triển vũ khí hạt nhân mà ít phải chịu các cơ chế kiểm soát.
Đông Triều
Theo baodatviet.vn
Hàng nghìn người bị bắt vì biểu tình chống luật công dân ở Ấn Độ Hơn 1.500 người biểu tình đã bị bắt giữ 10 ngày qua, trong khi cảnh sát cố gắng dập tắt các cuộc tuần hành đôi khi biến thành bạo lực trên toàn Ấn Độ vì luật về quyền công dân. Ngoài ra, khoảng 4.000 người đã bị bắt và sau đó được thả, các quan chức Ấn Độ nói với Reuters. Theo hai...