8 xét nghiệm nên làm để phòng bệnh nan y
Ngoài những xét nghiệm mà lâu nay được người ta nhắc đến thì 8 phép thử test dưới đây cũng rất quan trọng để hạn chế những căn bệnh nan y diễn ra vào cuối đời.
1. Thử mức độ lọc cầu thận
Mức độ lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate Screen) là kiểu xét nghiệm máu để đo mức độ lọc độc tố của thận, phát hiện sớm dấu hiệu mắc bệnh thận, loại bệnh đang có chiều hướng gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Những người nên đi làm phép xét nghiệm này là nhóm có rủi ro mắc bệnh thận cao như có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, mắc các bệnh phải dùng các loại thuốc kháng viêm, tần suất cứ 5 năm đi thử một lần. Ở thể nhẹ có thể gây suy giảm tình dục, nên tư vấn bác sĩ dùng thuốc và thay đổi lối sống khoa học sẽ giảm bệnh.
2. Phép thử Vitamin D
Thử Vitamin D (25-Hydroxy Vitamin D Test) là xét nghiệm nhằm kiểm tra mức thiếu hụt Vitamin D của cơ thể nhằm ngăn ngừa bệnh loãng xương. Cụ thể, biết được mức độ thừa/thiếu 25-Hydroxy trong máu. Những người nên đi xét nghiệm là nhóm người sống ở vùng ít ánh nắng mặt trời, ít ra ngoài trời, phụ nữ trên 40 tuổi. Tần suất nửa năm đi kiểm tra 1 lần. Nếu Vitamin D trong máu quá thấp thì cần phải bổ sung bằng ăn uống, tắm nắng hay thuốc bổ.
3. Thử Hemoglobin A1c
Phép thử Hemoglobin A1c cho biết nhanh kết quả lượng đường huyết, giúp người ta biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người từ 45 tuổi trở ra, nhất là nhóm người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, bản thân mắc bệnh tiểu đường khi mang thai thì nên đi thử, tần suất 2 năm/lần. Nếu nhẹ có thể dùng ăn uống khống chế đường huyết ở mức phù hợp mà không cần dùng thuốc.
4. Thử ADN bằng phương pháp Pap Test
Phương pháp thử Pap Smear (kính phết) phát hiện nhanh những tế bào bất thường nhưng thử ADN bằng Pap Test có thể phát hiện nhanh virus Papilloma (HPV) trước khi nó gây ung thư và đây là phương pháp rất cần cho cho nhóm phụ nữ trẻ. Những phụ nữ đã tiêm phòng HPV cũng có thể áp dụng kỹ thuật trên vì nó chỉ có tác dụng với một số dòng virus nhất định. Bình thường cứ 3 năm đi khám một lần, nếu kết quả chưa chắc chắn thì có thể làm lại nhiều lần, hoặc khám thêm bằng kỹ thuật soi cổ tử cung và làm sinh thiết.
Video đang HOT
5. Baseline Electrocardiogram (BE)
Baseline Electrocardiogram (tạm dịch là: Điện tâm đồ có ranh giới) là phép thử để kiểm tra sức khoẻ của tim, đặc biệt là những thay đổi mang tính tiêu cực. Trong kỹ thuật này người ta sẽ gắn các điện cực vào ngực, tay chân, kết quả sẽ hiện lên màn hình bằng các đồ thị. Những người mắc bệnh về tim, khó thở, nhóm người trên 50 tuổi thì nên đi khám. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ khuyến cáo cách điều trị cần thiết.
6. Kiểm tra nguy cơ tăng nhãn áp (CGS)
Bằng kỹ thuật này bác sĩ sẽ biết được áp lực bên trong mắt và phát hiện nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp (bệnh glôcom). Theo khuyến cáo của bác sĩ thì những người ngoài 40 tuổi, nhất là những người có tiền sử mắc bệnh về thị lực, người bị bệnh cận, tiểu đường thì nên đi khám sớm, tần suất cứ 1-3 năm khám một lần. Nếu cần can thiệp bác sĩ sẽ cho giải pháp cụ thể, nhẹ thì nhỏ thuốc, nặng có thể phải phẫu thuật để ngừa nguy cơ phá huỷ dây thần kinh quang dẫn đến mù vĩnh viễn.
7. Xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRV (High Sensitivity C – Reactive Protein Test) là phép thử quan trọng để ngừa trước nguy cơ mắc bệnh tim. CRP là một chất phản ứng ở giai đoạn cấp được gan sản xuất và bài tiết vào máu sau vài giờ viêm nhiễm. Mức độ CRP có thể tăng vọt hàng nghìn lần để phản ứng với hiện tượng viêm nhiễm và biết được chỉ số này để theo dõi nguy cơ mắc bệnh, nhất là bệnh tim, viêm đại tràng, bệnh tự miễn, bệnh ruột thừa vv… Những người có tiền sử mắc bệnh tim, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá, tiền sử gia đình mắc bệnh mạch thì nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
8. Phép thử TST
(Transferrin Saturation Test) là phép thử để đo lượng sắt kết dính với một protein (transferrin) có nhiệm vụ mang sắt trong máu nếu mức độ bão hoà transferrin trong máu (gọi tắt là chỉ số TS) lớn hơn 45% được xem là quá cao cần phải can thiệp. Mức an toàn của TS hay phần trăm bão hoà là từ 12-44%. Tầm an toàn của Ferritin (sắt) trong huyết thanh (ST) từ 5-150 mg/ml. Nếu hàm lượng Ferritin lớn hơn 300mg/ml (đàn ông) và lớn 200mg/ml (phụ nữ) xem như đã mắc bệnh thặng dư sắt mô (TDSM) cần làm phép thử bổ sung để có kết quả chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.
Theo Khắc Nam
Nông nghiệp
Phát sốt về 'thần dược' chữa ung thư 7 lá 1 hoa
Ông K. khẳng định: "Thằng 7 lá 1 hoa rất lợi hại, chữa ung thư siêu đẳng hơn nấm cổ linh chi nhiều. Hàng tôi nhập về từ Kon Tum, Gia Lai, về là bán sạch bách, chủ yếu bán cho những mối quen đặt hàng từ trước".
Trước thông tin nhiều bệnh nhân ung thư dứt ngang phác đồ điều trị của bác sĩ, nuôi hy vọng sống còn vào một loại thảo dược có hoa mọc đơn độc ở ngọn thân với 7 chiếc lá mọc ở tầng dưới, phóng viên vào cuộc và phát hiện nhiều chuyện lạ kỳ.
Tin đồn rằng 7 lá 1 hoa không chỉ có tác dụng giải độc cơ thể mà còn chuyên trị các chứng bệnh nan y mà người ta tích cực kiếm tìm, không tiếc tiền tậu "đại thần dược của thế kỷ mới" về tư gia để tự chữa trị. Đâu là sự thật?
"Thần dược" thất diệp nhất chi hoa?
Trong một lần ghé chợ đông dược trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5, TP HCM), tại một quầy hàng đông dược, chúng tôi tình cờ chứng kiến màn hỏi mua "thất diệp nhất chi hoa" của một phụ nữ luống tuổi. Nghe người bán bảo: "Thằng đó hiếm lắm, phải dằn cọc trước và phải chịu khó chờ ít nhất 2 tuần mới có hàng", chị nọ lộ vẻ mặt thất vọng.
Chúng tôi xán tới hỏi thăm, chị nọ giới thiệu tên Hường, nhà ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, có chồng bị ung thư phổi đang xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. "Một bà bạn bảo chứng bệnh của ông nhà tôi hóa trị xạ trị cũng chỉ có tác dụng kéo dài thời gian sống được vài ba năm. Muốn dứt phải dùng thất diệp nhất chi hoa, còn gọi là cây 1 hoa 7 lá, hay 7 lá 1 hoa. Sáng giờ tôi hỏi 4 chỗ nhưng chỗ bảo vừa bán hết, chỗ bảo đợi".
Phố thuốc đông y Hải Thượng Lãn Ông quận 5, TP HCM, nơi nhiều người tích cực săn "thần dược".
Từ tâm tình của chị Hường, chúng tôi dạo một vòng qua các quầy thuốc đông dược hỏi thăm "thất diệp nhất chi hoa", xem "thần dược" này nổi tiếng cỡ nào?! Ông K., chủ quầy hàng đông dược M.T., cho biết: "Thằng 7 lá 1 hoa mới rộ lên khoảng 1 tháng trở lại, là mặt hàng mới nên có chủ quầy biết, người thì không. Phép làm ăn, khách khi cần mình nói không biết, không có thì lần sau họ không quay lại. Nên các cửa hiệu cù cưa bằng cách hẹn hò, bảo chờ đợi".
Ông K. khẳng định: "Thằng 7 lá 1 hoa rất lợi hại, chữa ung thư siêu đẳng hơn nấm cổ linh chi nhiều. Hàng tôi nhập về từ Kon Tum, Gia Lai, về là bán sạch bách, chủ yếu bán cho những mối quen đặt hàng từ trước". Tiếp cận với một số người khác, chúng tôi còn nghe họ khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng không ít người bị bác sĩ chê bảo gia đình về chuẩn bị lo hậu sự. Ai ngờ uống 7 lá 1 hoa vào rồi thì bừng bừng sức sống. Có người sống được 5-6 năm kể từ ngày bác sĩ trả về.
" Thất diệp nhất chi hoa" là dược thảo gì? Có đúng là hoạt chất của loài thảo dược này có tác dụng chuyên trị các chứng bệnh "bác sĩ chê"?! Để giải mã những điều ấy, chúng tôi hỏi địa chỉ của những bệnh nhân ung thư từ sắp chết nay khỏe mạnh nhờ uống 7 lá 1 hoa nhưng ông K và những người mạnh miệng tuyên bố "thất diệp nhất chia hoa là thần dược" ỡm ờ bảo không giữ số của khách hàng. Người có số thì ông K bảo họ không muốn ồn ào vì sợ thuốc linh mất uy...
Chẳng biết có bao nhiêu phần trăm sự thật sau những đồn thổi qua cửa miệng của các con bệnh và tâm tình của ông K?! Nhưng điều mà chúng tôi có thể khẳng định là "thần dược" 7 lá 1 hoa, giá mỗi ký 4 triệu đồng là bệnh sẽ tiến triển thấy rõ.
Đâu là sự thật?
Trong quyển Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam được viết bởi tập thể giáo sư, tiến sĩ về y dược, hóa học, sinh học... thuộc Viện dược liệu (NXB Khoa học xã hội), chúng tôi được biết cây 7 lá 1 hoa là có thật, còn được dân gian biết đến với tên gọi thất diệp nhất chi hoa, tảo hưu. Chúng tôi cũng được biết 7 lá 1 hoa có vị đắng, hơi cay, tính hơi lạnh, hơi độc, vào kinh can, có tác dụng xổ hạ, lợi tiểu, tiêu đờm, thanh nhiệt, chữa sốt.
Chân dung cây thuốc 7 lá 1 hoa.
Lương y Nguyễn Thái Bình (quận 12), người cung cấp thông tin cho chúng tôi, lưu ý: Sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" có đoạn nói "chữa hen suyễn, ung thư phổi bằng thân rễ 7 lá 1 hoa với liều lượng từ 4-20g" nhưng có nhấn mạnh phải phối hợp với các vị thuốc khác. Tự bản thân 7 lá 1 hoa không làm nên sự diệu kỳ và sự phối hợp cũng chỉ mang tính chất điều trị sơ khởi, là ghi nhận bước đầu mà thôi.
Lương y Đinh Công Bảy (Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM) cho biết trong tự nhiên, 7 lá 1 hoa có 6-7 loài, hầu như chỉ thấy ở các tỉnh phía Bắc, các loài đều được sử dụng làm thuốc và việc điều trị có kết quả ra sao tùy thuộc vào chuyên môn, kinh nghiệm chữa trị của từng lương y. Nhưng dù có công hiệu đến đâu thì chuyện xem 7 lá 1 hoa như thần dược, bỏ ngang phác đồ điều trị của bác sĩ là quá sai lầm.
Thực tế đến nay chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định khả năng chữa dứt ung thư của 7 lá 1 hoa. Đông y ghi nhận loài thảo dược này có tác dụng giải độc nhưng tính vị của nó cũng hơi độc, không phải ai dùng cũng được. Những người thuộc thể hư hàn tuyệt đối không sử dụng nếu không muốn tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Theo CAND
Rước họa vì chữa ung thư bằng tắc kè bay Gần đây, không biết căn cứ vào đâu mà nhiều người mắc bệnh nan y thay vì đến các bệnh viện chuyên ngành để bác sĩ chẩn đoán, điều trị... lại đổ xô kiếm tìm những con tắc kè có cánh xuất thân từ đỉnh Thiên Cấm Sơn về ngâm rượu, tán bột đặng uống tiêu diệt cơn đau. Trong tâm trạng rối...