8 tuyến đường cao tốc đắt đỏ nhất thế giới
Để xây dựng các dự án đường cao tốc lớn, nhiều quốc gia đã phải bỏ ra hàng tỷ USD.
Hệ thống đường cao tốc liên bang Mỹ (Interstate Highway System) có tổng chiều dài trên 75.000 km được xem là dự án công tốn kém nhất trong lịch sử thế giới với chi phí lên tới 459 tỷ USD. 90% kinh phí đầu tư dự án này được lấy từ nguồn ngân sách chính phủ Mỹ. Dự án được khởi công vào năm 1955. (Ảnh: Insidermonkey).
Big Dig là công trình điều hướng đường cao tốc băng qua trung tâm thành phố Boston (Mỹ) vào một đường hầm dài hơn 5km. Ngoài ra, Big Dig còn có thêm một số đường hầm bổ sung và một cây cầu. Chi phí dự kiến ban đầu chỉ khoảng 1,8 tỷ USD nhưng sau khi xây dựng, tổng chi phí dự án đường đã lên tới 26 tỷ USD. (Ảnh: Insidermonkey).
Đường cao tốc Sochi Highway (Nga) được xây dựng để phục vụ cho Thế vận hội mùa đông năm 2014 với mục đích vận chuyển các vận động viên từ Adler đến Krasnaya Polyana nơi tổ chức các môn thể thao trượt tuyết. Đường cao tốc có chiều dài là 31 dặm (tương đương 49,8 km). Với chi phí xây dựng khoảng 280 triệu USD cho mỗi dặm, cả tuyến đường cao tốc Sochi trị giá 8,7 tỷ USD. (Ảnh: Insidermonkey).
Video đang HOT
Cầu resund, resund hay Oresund (Thụy Điển) là một trong ba khâu nối giao thông cố định từ đảo Amager qua Eo biển Oresund tới Malm. Cây cầu này bao gồm cả tuyến đường sắt. Tổng chi phí để xây dựng cây cầu này vào khoảng 5,7 tỷ USD. (Ảnh: Insidermonkey)
Đường cao tốc Mon-Fayette kết nối Xa lộ Liên tiểu bang 68 với Xa lộ Liên tiểu bang 376 (Mỹ) kết nối các thị trấn sản xuất than và thép trong thung lũng này có tổng chi phí xây dựng 5,4 tỷ USD. (Ảnh: Insidermonkey)
Bar-Boljare Highway (3,7 tỷ USD) là dự án xây dựng lớn của Bộ Giao thông Vận tải và Hàng hải của Montenegro. Đường cao tốc này kết nối với một số quốc gia ở Trung Âu. Chiều dài của đường cao tốc là 41 km, trong đó có bốn làn xe theo cả hai hướng, với một giới hạn tốc độ 100 km/h. Đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đến nay ở Montenegro. (Ảnh: Insidermonkey).
Đường cao tốc ven biển Marina, Singapore (3,4 tỷ USD) bắt đầu xây dựng vào năm 2008 và hoàn thành năm 2013. Đây cũng là một trong những tuyến đường cao tốc lớn nhất thế giới. (Ảnh: Insidermonkey)
Interstate 80 (2,7 tỷ USD) là một trong những con đường dài nhất ở Mỹ, nối liền San Francisco và New Jersey. Sau khi hoàn thành vào năm 1956 Interstate 80 trở thành xương sống của hệ thống giao thông Mỹ. (Ảnh: Insidermonkey)
Theo insidermonkey.com
Khách Trung Quốc né Mỹ vì 'không muốn góp thêm xu nào cho Mỹ'
Bất đắc dĩ người Trung Quốc mới đến Mỹ, bởi theo họ tiêu tiền ở Mỹ chẳng khác gì đang làm mạnh thêm cho "kẻ thù". Số khách Trung Quốc đến Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua.
Khách Trung Quốc chụp hình tại New York - Ảnh chụp màn hình AP
Wang Haixia là một trường hợp như vậy. Đang làm việc cho một công ty quốc tế tại Bắc Kinh, Wang vừa đến Mỹ để dự lễ tốt nghiệp của em gái trong tháng 5. Cô và gia đình đã lên kế hoạch chỉ ở 10 ngày tại Illinois và New York trước khi lên máy bay.
Wang nói cô và gia đình có thể ở lâu hơn, đi nhiều nơi hơn ở Mỹ, nhưng cô và người thân không muốn đóng góp thêm bất kỳ một xu nào cho kinh tế Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Trung Quốc đang căng thẳng.
"Tôi không thể không đi vì tôi đã lỡ hứa với em rồi. Bà con, dòng họ tôi góp cho nước Mỹ hơn 100.000 nhân dân tệ (khoảng 14.500 USD) cho 10 ngày. Như vậy là quá đủ!", Wang nói với Hãng thông tấn AP.
Thống kê của Văn phòng Du lịch và lữ hành quốc gia Mỹ cho thấy số khách Trung Quốc đến Mỹ đã giảm 5,7% trong năm 2018, xuống con số 2,9 triệu lượt. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2003, du khách Trung Quốc đến Mỹ giảm.
Năm ngoái, Bắc Kinh đã phát cảnh báo cho các công dân tới Mỹ rằng hãy thận trọng khi đến xứ sở cờ hoa, bởi họ sẽ phải đối mặt với nạn cướp bóc, xả súng và chi phí y tế đắt đỏ. Washington sau đó cũng đáp trả bằng cảnh báo tương tự.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ là một lý do khiến số lượng khách Trung Quốc đến Mỹ giảm. Việc nền kinh tế Trung Quốc bị chững lại cùng viễn cảnh tăng trưởng không mấy sáng sủa khiến người Trung Quốc chùn tay, không vung tiền qua cửa sổ như trước. Họ chọn những điểm du lịch trong nước như Hong Kong, Macau hoặc gần Trung Quốc như Thái Lan thay vì đến những nơi xa xôi như Mỹ hay châu Âu.
Ngành công nghiệp không khói Mỹ chứng kiến sự bùng nổ khách du lịch Trung Quốc qua nhiều năm liên tiếp. Nếu năm 2000 chỉ có 249.000 người Trung Quốc đến Mỹ, chưa vào tốp 10 thì đến năm 2017 con số này đã tăng lên hơn 3 triệu, đứng thứ 5 trong số các nước có du khách đến Mỹ.
Bản đồ, sổ tay các địa điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố Boston của Mỹ được dịch ra sẵn tiếng Hoa và đặt bên trong mỗi phòng tại một khách sạn ở Boston - Ảnh chụp màn hình AP
Larry Yu, giáo sư chuyên ngành quản lý nhà hàng - khách sạn tại Đại học George Washington, lưu ý dù khách du lịch Trung Quốc, đặc biệt là những người trẻ tuổi, đang có xu hướng đi du lịch tự túc thay vì mua tour theo đoàn lớn như trước. Họ tính toán rất kỹ lưỡng và hầu hết đều sử dụng các ví điện tử của Trung Quốc như WeChat, Alipay kể cả khi du lịch nước ngoài.
"Rất nhiều công ty nghĩ người Trung Quốc mát tay, giờ họ phải nghĩ lại bởi chúng ta phải có cái gì đó dính tới Trung Quốc trước thì mới mong có thể thu hút được họ", David Becker, cựu giám đốc điều hành Công ty du lịch Attract China, chia sẻ.
Chẳng hạn các cửa hàng sang trọng ở khu Manhattan của New York đã bắt tay với Jeenie, một ứng dụng dịch thuật trên điện thoại và cho phép thanh toán bằng Alipay hay WeChat để tăng độ hấp dẫn với khách Trung Quốc.
Theo Tuoitre.vn
Bản tình ca mùa thu Bắc Mỹ Khi mùa thu gõ cửa, cũng là lúc thiên nhiên đang chuyển mình trong những gam màu tuyệt sắc diệu kỳ. Âm vang đâu đó khắp đất trời là tiếng rừng cây xào xạc thay lá, là những khúc nhạc Jazz trữ tình khiến bao trái tim thổn thức rung động... Boston ôm trọn sắc thu quyến rũ Thật không ngoa khi ví...