8 tựa game làm lại đáng chơi nhất
Nếu không tìm ra sự hứng thú trong các sản phẩm mới, biết đâu những tựa game cũ lại có thể giúp bạn?
Trong thời buổi ý tưởng mới đang ngày càng khó khăn để tìm ra, việc remake lại những sản phẩm cũ thành công trong quá khứ đang là chiêu bài được hầu hết các hãng game áp dụng để giữ chân cộng đồng người chơi. Bên cạnh đó, những tựa game như vậy còn giúp bộ phận game thủ lớn tuổi có thể hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình khi những hệ máy chơi game cũ không còn hoạt động nữa, và dưới đây là một số cái tên đáng chú ý nếu như bạn cũng thuộc bộ phận nói trên.
Halo: Master Chief Collection
Đã yêu thích thể loại game bắn súng thì chắc chắn bạn đã từng đến cái tên Halo. Series này khởi đầu trong vai trò một sản phẩm nhằm quảng bá cho phiên bản Xbox đầu tiên và sau đó dần phát triển trở thành biểu tượng cho cả dòng máy chơi game. Không có gì quá đáng khi nhận xét rằng Halo là lý do mà nhiều người chọn mua Xbox thay vì PlayStation, nói như vậy để thấy được sức hút của dòng game này.
Vì vậy đối với những người sở hữu Xbox One, Halo: Master Chief Collection là một sản phẩm khó mà bỏ qua khi nó tổng hợp tất cả 45 nhiệm vụ chiến dịch, 100 bản đồ chơi mạng xuyên suốt 4 phiên bản trong dòng game, đồng thời mang đến cái nhìn đầu tiên về Halo 5: Guardians thông qua series phim Halo: Nightfall.
Baldur’s Gate: Enhanced Edition
Tựa game nhập vai kinh điển của BioWare đã có một phiên bản làm lại vào năm 2012 bởi BeamDog với vô số thay đổi bao gồm nhân vật, bản đồ, nhiệm vụ mới, chưa kể còn cho phép các thiết bị di động cũng có thể chạy được. Nhưng tất nhiên, những yếu tố khiến người ta say mê Baldur’s Gate vào thời điểm phát hành năm 1998 vẫn hoàn toàn nguyên vẹn, đó là hệ thống hội thoại đa dạng, cốt truyện hấp dẫn và mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật.
Grim Fandango
Tim Schafer là cái tên không còn xa lạ đối với nhiều game thủ nhờ tiếng vang của những sản phẩm như Psychonauts, Broken Age, Brutal Legend… Và không thể không kể đến Grim Fandango – tựa game phiêu lưu được xếp vào hàng kinh điển của năm 1998. Ở thời điểm ra mắt, Grim Fandango thực sự đã mang đến một cuộc cách mạng trong nghệ thuật thiết kế game thông qua hình ảnh, âm thanh và sự dàn dựng tuyệt vời, mang về nhiều giải thưởng cho hãng LucasArts.
Tất nhiên sau hơn 20 năm, những yếu tố làm nên thành công cho Grim Fandango kể trên đã trở nên lỗi thời so với mặt bằng chung hiện nay. Dù vậy, bản làm lại của nó chắc chắn vẫn sẽ giúp cho nhiều game thủ trải nghiệm lại tựa game nổi tiếng trên những cỗ PC hiện đại.
Khi Disney thâu tóm LucasArts, nhiều game thủ lo ngại rằng những tựa game hấp dẫn mà hãng này phát triển sẽ bị lãng quên. May mắn là Disney cũng thể hiện họ rất có tầm nhìn khi phối hợp với hệ thống cửa hàng trực tuyến GOG để lần lượt phát hành lại nhiều tựa game cũ, trong đó không thể không kể đến dòng game Star Wars.
Video đang HOT
Bao gồm rất nhiều tựa game thuộc đủ thể loại từ nhập vai, hành động, chiến thuật cho tới bắn súng, LucasArts ở thời hoàng kim thực sự đã cống hiến không ít cho sự phát triển của ngành công nghiệp game. Khi mà bộ phim Star Wars VII sắp ra mắt, những cái tên như Star Wars: Knight of the Old Republic, Star Wars Galactic Battlegrounds, Star Wars Battlefront II có thể sẽ là lựa chọn hợp lý cho các fan hâm mộ.
Homeworld
Homeworld gây dựng tên tuổi của mình thông qua việc nó là tựa game chiến thuật thời gian thực có đồ họa hoàn toàn 3D đầu tiên xuất hiện vào năm 1999. Sau khi THQ phá sản vào đầu năm 2013, thương hiệu này rơi vào tay Gearbox Software với cái giá 1.35 triệu USD và chỉ vài tháng sau đó, phiên bản làm lại bao gồm Homeworld 1 & 2 trên độ phân giải HD được công bố. Trò chơi mang tên Homeworld Remastered Collection và vừa được phát hành vào tháng 2 vừa qua.
System Shock 1 & 2
System Shock phát hành năm 1994 cũng là một trong những cái tên đình đám của thể loại bắn súng nhờ cốt truyện được đầu tư hơn nhiều so với những sản phẩm khác, ngoài ra game còn mạnh dạn pha trộn yếu tố RPG vào trong gameplay – điều chưa hề phổ biến ở thời đó như ngày nay. System Shock 2 còn tạo ra tiền đề để series BioShock nổi tiếng của nhà thiết kế Ken Levine ra đời sau này.
Mặc dù hãng phát triển Looking Glass đã phá sản, System Shock vẫn nhận được sự yêu mến từ cộng đồng game thủ, điển hình như một trang web lập ra chỉ chuyên để mod System Shock mang tên “SystemShock.org”. Bạn có thể tìm thấy bản patch mang lại cải tiến về mọi mặt cho System Shock tại đó.
Wings Remastered Edition
Ở đầu thập niên 90 khi mà hệ máy chơi game Amiga của hãng Commodore mới ra mắt, Wings là một trong những cái tên hiếm hoi đáng chú ý trên loại console yểu mệnh này. Game đưa người chơi vào vai một phi công thời kì Thế Chiến I và mang đến hệ thống gameplay hấp dẫn, cân bằng giữa hai yếu tố lái máy bay mô phỏng và hành động.
Một chiến dịch Kickstarter tổ chức thành công vào năm 2013 nhờ sự yêu mến của cộng đồng game thủ dành cho Wings đã giúp tựa game này hồi sinh với đồ họa, âm thanh cải tiến vượt bậc từ 2D lên 3D so với phiên bản gốc, đồng thời còn ra mắt thêm hai phiên bản dành cho iOS và Android.
Another World
Khi một tựa game có tên nằm trong viện bảo tàng nghệ thuật đương đại, chúng ta có thể phần nào yên tâm về tính kinh điển của nó. Another World ra mắt năm 1991 là một trong những tựa game đầu tiên mang yếu tố điện ảnh vào trong các đoạn phim cắt cảnh cũng như gameplay, đồng thời cũng được cộng đồng game thủ nhớ đến vì độ thử thách rất cao.
Trải qua hơn 2 thập kỉ, Another World đã được port sang rất nhiều nền tảng chơi game khác nhau, với phiên bản mới nhất thực hiện nhân dịp kỉ niệm 20 năm dành cho các hệ máy PS4, PS3, Wii U, Vita, 3DS, iOS, Android, PC. Nếu yêu thích thể loại game platform thì rất có thể bạn sẽ muốn thử qua tựa game cổ điển này.
Theo Gamek
Giải mã những ngôn ngữ hư cấu trong game (Phần cuối)
Cùng điểm qua những ngôn ngữ giả tưởng trong game, một số đơn giản là sự cải biên chút ít nhưng số khác hoàn toàn do các nhà làm game sáng tạo nên.
Ngôn ngữ không tên (Brothers: A Tale of Two Sons)
Nếu Simlish chỉ là những âm thanh vô nghĩa nhằm nhân cách hóa những nhân vật rỗng tuếch, thì ngôn ngữ không được đặt trên trong Brothers: A Tale of Two Sons làm được nhiều hơn thế. Nó có thể biểu lộ nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ cao tới thấp.
Hai anh em trong game cùng tham gia một cuộc phiêu lưu qua một vùng đất thần tiên, nơi mà nếu sử dụng tiếng Anh thông thường hay để nhân vật im lặng đều không phù hợp. Giải pháp được đặt ra, theo gợi ý của đạo diễn Josef Fare là sử dụng những đoạn văn bản vô nghĩa. Mặc dù các từ đều không có nghĩa nhưng hầu hết vẫn tuân theo quy tắc phát âm thực sự.
Tho Fan (Jade Empire)
Được phát triển bởi chuyên gia ngôn ngữ Wolf Wikeley, Tho Fan là ngôn ngữ được sử dụng bởi những nhân vật quyền lực trong series Jade Empire. Ban đầu Wikeley dự định tạo ra một ngôn ngữ cho những người hầu, tuy nhiên âm sắc cao quý và trang trọng của nó lại phù hợp với giới thượng lưu hơn. Mặc dầu được thiết kế để có màu sắc viễn Đông, cụ thể cách phát âm khá giống tiếng Trung và Nhật, nhưng Tho Fan vẫn rất khác với các ngôn ngữ thật, nhất là cách chia thì.
Với số lượng từ vựng lên tới 2.500, Tho Fan là một trong những ngôn ngữ giả tưởng phức tạp nhất. Thành quả của Wikeley được đền đáp sau đó bằng lời mời phát triển 4 ngôn ngữ nữa trong Dragon Age: Origins. Đáng tiếc là bản chữ cái và hướng dẫn dịch tiếng Tho Fan vẫn chưa được công bố.
Các ngôn ngữ trong Nier
Ngôn ngữ cổ trong Nier thực sự không xứng đáng đứng trong danh sách, vì nó vay mượn phần lớn từ một ngôn ngữ ít ai biết được sáng tạo ra vào thế kỉ 16. Đó là bảng chữ cái "Thiên thần" được một nhân vật có tên Heinrich Cornelius Agrippa với mục đích... liên lạc với những thiên thần.
Bị ảnh hưởng bởi tiếng Hy Lạp và Hebrew, các đoạn văn bản viết bằng tiếng "Thiên thần" xuất hiện rải rác trong game và thường liên quan tới yếu tố pháp thuật. Tuy nhiên ngôn ngữ này hầu như không được đọc lên lần nào, ít nhất là đọc đúng cách. Trong soundtrack của game có nhiều ngôn ngữ kì lạ, nhưng thực chất chúng là những âm thanh vô nghĩa ghép với nhau theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Dino/Saurian (Star Fox Adventures)
Dino hay còn có tên Saurian là ngôn ngữ chính của cư dân Sauria. Giống như Al Bhed, ngông ngữ này được thiết kế đơn giản theo nguyên tắc hoán đổi, một phụ âm thay bằng một phụ âm, nguyên âm thay bằng nguyên âm. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, chẳng hạn phụ âm M được giữ nguyên và X bị chuyển thành âm câm. Ngoài ra, tên riêng vẫn dùng tiếng Anh thông thường, hay "tiêu chuẩn thiên hà" theo như series.
Nếu muốn dịch các văn bản sang tiếng Dino, bạn có thể sử dụng công cụnày.
D'ni (Myst)
Được phát âm là "Dunny", thứ ngôn ngữ phức tạp này thuộc về một giống loài cùng tên với trí óc siêu phàm. Người D'ni có họ hàng xa với loài người và sống được tới 300 năm. Ngôn ngữ của họ xuất hiện khắp thế giới của Myst và là cơ sở của nhiều câu đố trong game. Bảng chữ cái D'ni bao gồm 35 âm, mỗi âm được biểu diễn bằng một kí tự riêng biệt.
Đáng tiếc là bạn không thể viết được tên mình bằng tiếng D'ni vì số lượng từ vựng khá hạn chế, tuy vậy vẫn có thể dịch một vài từ bằng công cụ này.
Ngôn ngữ của Yorda (Ico)
Được thiết kế bởi Kei Kuwabara, ngôn ngữ của Yorda bao gồm 26 kí tự tương ứng với 26 chữ cái trong bảng ABC. Mỗi kí tự là một biểu tượng tối giản của một sinh vật hay hành động bắt đầu bằng chữ cái tương ứng trong tiếng Anh. Ví dụ, biểu tượng của chữ A sẽ là hình con kiến (Ant), chữ H là một người đang ẩn nấp (Hide). Tuy nhiên biểu tượng của chữ "I" lại là một con mắt vì eye và I trong tiếng Anh phát âm giống nhau.
Khi nắm được quy tắc, việc dịch tiếng Yorda khá đơn giản. Chỉ cần chuyển các biểu tượng sang chữ cái tiếng Anh và đối chiếu với phát âm tiếng Nhật.
Sangheili (Halo)
Mặc dù Covenant là một tập hợp gồm nhiều loài khác nhau, những chiến binh ưu tú Sangheili đã khiến ngôn ngữ của họ trở thành ngôn ngữ chính. Những loài nào gặp khó khăn khi phát âm tiếng Sangheili đều được trang bị thiết bị phiên dịch cá nhân. Ngôn ngữ này có xu hướng bắt đầu câu bằng đại từ, ví dụ như câu "Mọi việc sao rồi Sếp?" sẽ thành "Sếp, mọi chuyện sao rồi?" Tuy là ngôn ngữ chủ đạo, nhưng loài Sangheili vẫn có thể dịch tiếng của mình sang các văn bản của Forerunner lẫn Covenant.
Theo Gamek
Những hình phạt cho game thủ "gian ác" trong game Không phải trong bất kì tựa game nào người chơi cũng có thể làm điều ác mà không bị trừng phạt. Sau đây là một vài ví dụ. Con người dù tốt đẹp đến đâu thì vẫn có những có ý nghĩ xấu xa, điều quan trọng là khả năng kiểm soát bản thân. Đó là một trong những lý do khiến video...