8 trường mầm non tại Hà Nam được trưng dụng làm khu cách ly tập trung
8 trường mầm non trên địa bàn thành phố Phủ Lý đã được chọn làm nơi cách ly tập trung cho gần 650 công dân thuộc diện F1.
Trong số này có trên 500 người là học sinh.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Phủ Lý đã quyết định chọn 8 cơ sở giáo dục trên địa bàn làm nơi cách ly tập trung cho gần 650 công dân thuộc diện F1, gồm: Trường mầm non Hoa Sen (116 công dân), Trường mầm non Hai Bà Trưng (74 công dân), trường Mầm non Trần Hưng Đạo (130 công dân), Trường Mầm non Lam Hạ (43 công dân), Trường mầm non Lương Khánh Thiện (66 công dân), Trường mầm non Liêm Chính (90 công dân), Trường mầm non Lê Hồng Phong (120 công dân)…
Trong số các F1 đi cách ly tập trung có trên 500 người là học sinh các trường mầm non, Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố Phủ Lý.
Video đang HOT
Một lớp học ở trường mầm non Hoa Sen, phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý, được bố trí cơ sở vật chất làm nơi ở cho các công dân là F1.
Các trường được chọn làm điểm cách ly tập trung đã sắp xếp, bố trí cơ sở vật chất gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ các phòng học, phòng bộ môn để chuẩn bị đón công dân. Mỗi điểm trường (khu cách ly) cử từ 3 đến 5 giáo viên không liên quan đến các ca Covid-19 phối hợp với các nhân viên y tế và quân đội tham gia công tác hậu cần.
Phía thành phố Phủ Lý đã giao ngành giáo dục tổ chức việc nuôi ăn tại các khu cách ly, tổng số giáo viên, nhân viên các trường học tham gia công tác hậu cần là 34 người. Đúng 22h tối nay, các khu cách ly sẽ đón tiếp công dân vào cách ly tập trung.
Tính đến 18h chiều 23/9, Hà Nam đã ghi nhận 56 trường hợp F0, 973 trường hợp F1, xấp xỉ 3.400 trường hợp F2…
Từ 18h ngày 23/9, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã thực hiện biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16.
Từ 18h ngày 23/9, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã thực hiện biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian áp dụng là 14 ngày.
Tại buổi làm việc với Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 thành phố Phủ Lý vào chiều ngày 23/9, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam, Lê Thị Thủy đề nghị đề nghị, thành phố Phủ Lý phối hợp với ngành Y tế và các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, khi thực hiện Chỉ thị 16 phải đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân. Huy động một cách tối ưu nhất các lực lượng tham gia phòng chống dịch, đẩy mạnh công tác tiêm phòng ở các xã phường chưa có F0 để bảo vệ vùng xanh.
Tại buổi làm việc, thành phố Phủ Lý cũng đề xuất nhiều giải pháp để đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống dịch trong thời gian thực hiện cách ly xã hội như: thiết lập các chốt kiểm soát ra vào vùng dịch, triển khai mẫu giấy đi đường và lên phương án phát thẻ mua lương thực, thực phẩm đối với những khu vực không bị phong tỏa. Những khu vực phong tỏa bố trí lực lượng các hội đoàn thể chính trị xã hội đi chợ hộ nhân dân…
Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã ký Quyết định số 3397, áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Nga Sơn, từ ngày 1/9/2021.
Tất cả các F1 liên quan đến bệnh nhân mắc COVID-19 tại xã Tế Nông, huyện Nông Cống truy vết được đã đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh minh họa: Hoa Mai/TTXVN
Chủ tịch UBND tỉnh giao Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế và các ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo, phối hợp và hướng dẫn UBND huyện Nga Sơn khẩn trương thực hiện phong tỏa toàn bộ địa bàn huyện. Tất cả mọi người dân thực hiện nghiêm nguyên tắc "ai ở đâu, ở yên đấy", tuyệt đối không để người dân và các phương tiện di chuyển ra khỏi địa bàn huyện Nga Sơn (trừ các hoạt động công vụ, y tế và các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép), kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Sở Y tế chủ trì, căn cứ yếu tố dịch tễ của các ca dương tính SARS-CoV-2 và tình hình thực tế, huy động cao nhất nguồn lực để khẩn trương tổ chức xét nghiệm, tầm soát COVID-19 diện rộng trên địa bàn huyện Nga Sơn trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất, trước hết là các cơ quan, đơn vị, địa bàn có các ca dương tính với SARS-CoV-2.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, khẩn trương triển khai các kênh phân phối, cung cấp đầy đủ điện, nước, lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh và các hàng hóa thiết yếu khác, phục vụ sinh hoạt và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Nga Sơn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, lương thực trên địa bàn.
Trước đó, vào 6 giờ ngày 31/8, Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn đã quyết định giãn cách xã hội toàn huyện theo Chỉ thị 15/CT-TTg khi trên địa bàn ghi nhận ca F0 liên quan đến điểm dịch Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (thành phố Thanh Hóa). Các tiểu khu: Long Khang, Bách Lợi, Thắng Thịnh và Trung Bắc của thị trấn Nga Sơn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Tính đến 18 giờ ngày 31/8, huyện Nga Sơn đã ghi nhận 4 ca mắc COVID-19, trong đó có một trường hợp F0 là người chăm bệnh nhân liên quan đến điểm dịch Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và 3 bệnh nhân liên quan đến trường hợp F0 này. Cả 4 bệnh nhân này đều có địa chỉ tại Tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn. Lực lượng chức năng đã rà soát được 109 trường hợp F1, 690 trường hợp F2 lấy mẫu xét nghiệm và gửi về CDC Thanh Hóa để làm xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR.
Được biết, đến sáng 1/9, huyện Nga Sơn đã ghi nhận tổng cộng 11 ca dương tính với SARS-CoV-2 và 5 trường hợp có yếu tố nghi ngờ.
Trong đêm 31/8 và rạng sáng 1/9, các đội phản ứng nhanh đang thần tốc truy vết, giám sát các mốc dịch tễ các trường hợp liên quan, lấy mẫu làm test kháng nguyên và PCR đối với trường hợp nguy cơ cao tại huyện Nga Sơn.
53 ca mắc COVID-19, vì sao Đà Nẵng chưa thực hiện giãn cách xã hội? Chủ tịch UBND Đà Nẵng lý giải nguyên nhân vì sao thành phố ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhưng chưa có chủ trương giãn cách xã hội. Sáng 11/5, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng có thông báo kết luận của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Đà Nẵng tại cuộc họp Ban chỉ...