8 trung tâm xét nghiệm miễn phí dịch tả lợn châu Phi
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lan ra diện rộng, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã huy động 8 phòng xét nghiệm, chẩn đoán trên cả nước để giải trình tự gene, xét nghiệm miễn phí đối với dịch bệnh này.
Ảnh minh họa
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 8 hộ chăn nuôi ở một số xã thuộc tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới là rất cao.
Chính vì thế, việc phòng thí nghiệm có thẩm quyền xét nghiệm chính xác và kịp thời phát hiện mầm bệnh có ý nghĩa rất quan trọng để có cơ sở tổ chức phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả, hạn chế tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách Nhà nước, cũng như giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường do phải tiêu hủy lợn bệnh.
Ngoài việc đã phong tỏa được các ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi vừa xuất hiện tại 2 tỉnh là Thái Bình và Hưng Yên, Cục Thú y đã huy động 8 phòng thí nghiệm trên cả nước tổ chức xét nghiệm miễn phí các mẫu bệnh phẩm từ lợn của các địa phương để xác định tại địa phương đó đã có dịch tả lợn châu Phi hay chưa.
8 phòng thí nghiệm của Cục Thú y sẽ tham gia xét nghiệm miễn phí dịch tả lợn châu Phi gồm 7 phòng thí nghiệm của 7 chi cục thú y các vùng và 1 phòng thí nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương.
Theo Cục Thú y, Cục đã ban hành Tiêu chuẩn cơ sở xét nghiệm phát hiện virus gây bệnh ASF bằng kỹ thuật Real-time PCR. Các địa phương phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh hoặc nghi là lợn, sản phẩm lợn nhập lậu trái phép cần lấy mẫu gửi đến các cơ sở xét nghiệm để được chẩn đoán, xét nghiệm (miễn phí) xác định tác nhân gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF).
Có 8 phòng thí nghiệm được chỉ định để xét nghiệm chính xác bệnh dịch tả lợn Châu Phi bằng các phương pháp (PCR truyền thống, Real-time PCR), gồm:
1. Chi cục Thú y vùng I: Số 50 ngõ 102, đường Trường Chinh, Phương Mai-Đống Đa-Hà Nội. ĐT: 024.38692627;Email: cqtyvung1.tonghop@gmail.com
Video đang HOT
2. Chi cục Thú y vùng II: Số 23, đường Đà Nẵng, Ngô Quyền – Hải Phòng. ĐT: 0225.3836511; Email: tonghoptyv2@gmail.com.
3. Chi cục Thú y vùng III: Số 15 Nguyễn Sinh Sắc, Cửa Nam, TP.Vinh-Nghệ An. ĐT: 0238.3842786; Email: hcthtyv3@gmail.com.
4. Chi cục Thú y vùng IV: Số 12 Trần Quý Cáp, Hải Châu-Đà Nẵng. ĐT: 0236.3822515; Email: tyvdn@vnn.vn
5. Chi cục Thú y vùng V: Tổ 5 Khối 8, P.Tân An, Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk. ĐT: 0262.3877795; Email: phongtonghoptyv5@gmail.com
6. Chi cục Thú y vùng VI: Số 521/1 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Tân Bình – TPHCM. ĐT: 028.39483046; Email: coquanthuyvung6@raho6.gov.vn
7. Chi cục Thú y vùng VII: Số 88, đường Cách mạng Tháng 8, Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy-Cần Thơ. ĐT: 0292.3820203; Fax: 0292.3823386; Email:coquanthuyvung7@gmail.com
8. T rung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương: Số 11 ngõ 78, đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 024.38691151; Email: ttcdty@vnn.vn.
Theo phapluatxahoi
Lần đầu tiên, phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, lần đầu tiên Việt Nam đã phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Đây là dịch bệnh chưa có thuốc chữa, lợn dính virus gần như phải chết.
Tất cả số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi đã bị tiêu hủy
Chiều 19/2, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y cho biết, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại hộ ông Dương Văn Vũ (xã Trung Nghĩa, Thành phố Hưng Yên) và hộ ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, Yên Mỹ) tỉnh Hưng Yên. Trong khi đó, ổ dịch thứ hai được phát hiện tại một số hộ chăn nuôi xã Đông Đô (huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình.
Đây là lần đầu tiên, Việt Nam xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, một loại dịch bệnh nguy hiểm được thế giới cảnh báo trên đàn lợn vì chưa có vaccine và thuốc phòng trị. Hiện loại bệnh này đang lây lan diện rộng ở Trung Quốc.
Ngay sau khi có thông tin, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi phát hiện dịch.
Cụ thể, tiêu hủy 33 con lợn con, lợn choai theo mẹ ở hộ ông Dương Văn Vũ, 101 con hộ ông Lê Xuân Tinh ở Hưng Yên và tiêu huy 121 con lợn ở các hộ có đàn lợn mắc dịch ở Thái Bình.
Các phương đã tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao.
Cùng đó, thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, mổ thịt, tiêu thụ sản phẩm thịt vùng có dịch. Tổng rà soát tình hình đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn.
Cơ quan Thú y cũng chỉ đạo tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quan những hộ có dịch và có kết quả âm tính ở Thái Bình và khu vuc Thành phố Hưng Yên; còn khu vực có dịch ở Yên Mỹ (Hưng Yên) đang chờ kết quả xét nghiệm.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y công bố thông tin lần đầu tiên Việt Nam xuất hiện dịch tả lợn châu Phi chiều 19/2
Liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, mới đây, phía Đài Loan (Trung Quốc) đã thông báo phát hiện xác virus dịch tả lợn châu Phi trên thực phẩm của hành khách đến từ Việt Nam.
Theo đó, Cục bảo vệ và kiểm tra sức khỏe Động thực vật, Hội đồng nông nghiệp Đài Loan đã chính thức công bố thông tin phát hiện giene virus dịch tả lợn châu Phi trên bánh sandwich kẹp thịt lợn của một khách từ TPHCM trên chuyến bay VJ 858 của VietJet đến sân bay Đài Nam (Đài Loan) ngày 5/2/2019.
Cục Thú y dẫn thông tin từ Tổ chức Nông Lương liên hợp quốc (FAO) cho rằng, đó là khách du lịch người Trung Quốc, trong khi báo tin tưc của Đài Loan, đó là hành khách người Đài Loan và vị khách này đã bị cơ quan thẩm quyền Đài Loan xử phạt 30.000 Tân Đài tệ.
Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng dịch tễ (Cục Thú y) cho biết, hiện chưa thể kết luận thịt lợn có trong bánh kẹp nói trên có có nguồn gốc từ Việt Nam.
"Hiện chúng tôi đang phối hợp với cơ quan hàng không và cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Đài Loan, cùng quan chức năng của Đài Loan làm rõ thông tin"- ông Long nói.
Dịch tả lợn châu Phi hiện nay chưa có vaccine và thuốc phòng trị, lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi gần như sẽ chết. Đây là dịch bệnh không lây sang người.
Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 20 quốc gia, với 1,08 triệu con lợn phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc đã có 105 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 25 tỉnh, trên 950.000 con lợn đã bị tiêu hủy, trong đó có nhiều ổ dịch ở khu vực tỉnh Vân Nam và Quảng Đông giáo với biên giới với Việt Nam.
Theo Cục Thú y, nguy cơ xâm nhiễm dich tả lợn châu Phi vào Việt Nam rất cao, đặc biệt là từ Trung Quốc do hoạt động chim cư trú tiêp xúc với lợn chết, hoạt động giao thương, buôn bán, vận chuyển lợn, thịt lợn nhập lậu qua biên giới.
PHẠM ANH
Theo Tiền phong
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Việt Nam: Tuy không lây bệnh trực tiếp ở người nhưng vẫn gián tiếp gây bệnh theo cách này Nhiều người cho rằng dịch tả lợn châu Phi không có khả năng lây bệnh sang cho con người nên vẫn bình chân như vại. Thực tế thì chúng vẫn có khả năng gián tiếp lây nhiễm virus cho người theo những cách khó lường dưới đây. Phát hiện dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Việt Nam, giới chuyên gia đề...