8 tỉnh ra lệnh cấm biển, sơ tán 315.000 người để tránh bão số 13
Theo báo cáo đến 16 giờ 30 của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đã có 8 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định ra lệnh cấm biển; các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cũng có kế hoạch sơ tán 86.000 hộ dân với 315.000 người để tránh cơn bão số 13.
Trong đó, đến nay, Quảng Bình, Quảng Trị và TP Đà Nẵng đã di dời 833 hộ với 2.975 người ra khỏi nơi nguy hiểm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia, đến 17 giờ chiều 13-11, tâm bão số 13 chỉ còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam, giữ cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15.
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia nhận định khoảng sáng 15-11 bão số 13 vào đất liền
Còn theo nhận định của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đây là cơn bão có cường độ rất mạnh, di chuyển nhanh, diễn biến rất phức tạp, hướng di chuyển không ổn định, có khả năng đi dọc tuyến biển từ Bình Định đến Thanh Hóa – là khu vực đã bị tổn thương rất lớn do các đợt bão, lũ liên tiếp vừa qua.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định cơn bão số 13 nguy hiểm, đường đi phức tạp. Ảnh: PHẠM NGỌC HÀ
Video đang HOT
“Khả năng bão đổ bộ vào đất liền của các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế vào sáng chủ nhật 15-10. Trường hợp bão đổ bộ vào ban đêm thì triều ở mức cao (tại cửa Gianh là 1,9m). Sóng biển cao từ 4-6m, vùng tâm bão cao từ 8-10m. Tác động của nước dâng do bão làm hạn chế thoát lũ sẽ xảy ra ở một số cửa sông, làm gia tăng ngập lụt và kéo dài, như sông Thạch Hãn (Quảng Trị)”- báo cáo nêu.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu không địa phương nào được chủ quan với cơn bão 13 này. Ảnh: PHẠM NGỌC HÀ
Không còn tàu nào trong vùng nguy hiểm
Tính đến 16 giờ 30 chiều 13-11, các địa phương và lực lượng biên phòng biển đã thông báo, hướng dẫn cho tổng số 59.752 tàu cá với 289.062 người biết về cơn bão. “Hiện không còn phương tiện nào trong khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên cần lưu ý các tàu nhỏ đánh bắt trong ngày”- báo cáo nêu.
Còn về tàu vận tải thì trong khu vực bão đổ bộ có 1.236 tàu (348 tàu biển, 888 phương tiện thủy nội địa).
Bộ Giao thông vận tải đã cấm xuất bến đối với các phương tiện thủy nội địa đi vào vùng ảnh hưởng của bão; hướng dẫn các tàu hàng hải khi cấp phép rời cảng. Tuy nhiên, có thể vẫn còn các tàu vãng lai, tàu thi công công trình tại các vùng cửa sông, ven biển.
Không được để lặp lại vụ việc như tàu Vietship ở Quảng Trị
Đề cập giải pháp với tàu vãng lai, Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển, trú tránh của các tàu thuyền, kể cả các tàu vận tải, tàu vãng lai, tàu neo đậu hoặc đang thi công tại các cửa sông, không để xảy ra tình trạng chủ quan, bị sự cố như đã xảy ra trong một số cơn bão trước đây, như 3 tàu Vietship bị nạn tại Cửa Việt, Quảng Trị.
Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn, tránh đứt neo, va đập gây hư hỏng, chìm tàu. Đôn đốc các tàu nhỏ đi về trong ngày vào bờ, kéo lên bờ. Tăng cường bắn pháo hiệu thông báo bão.
Bảo vệ giàn khoan trên biển
Đối với các công trình quân sự, dầu khí trên biển, đề nghị triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các nhà giàn trên biển, cùng với lực lượng kỹ thuật và hệ thống trang thiết bị quan trọng trên các giàn khoan.
Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho lực lượng, nhà giàn bảo vệ trên biển của Bộ Quốc phòng, công trình công sự ven biển và trên các đảo.
Sơ tán khách du lịch từ đảo vào bờ
Đối với người dân và khách du lịch trên các đảo, Ban chỉ đạo Trung ương đề nghị tổ chức sơ tán khách du lịch trên các đảo vào đất liền; triển khai các biện pháp bảo vệ người dân, các phương tiện thủy phục vụ hoạt động tại các đảo. Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm trên các đảo đề phòng trường hợp bị chia cắt dài ngày với đất liền, nhất là đối với các đảo: Lý Sơn (Quảng Ngãi); Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Cồn Cỏ (Quảng Trị).
Rà soát hàng loạt nhà ở và công xưởng tại khu công nghiệp
Theo Ban chỉ đạo Trung ương, các nhà dân ven biển trong khu vực có khả năng chống chịu thấp, nhiều nhà đã bị hư hỏng do bão, lũ vừa qua mới được khắc phục, gia cố tạm thời; bên cạnh đó nhiều khu ở của công nhân, các khu trọ của sinh viên là nhà cấp 4, mái tôn.
Trong khu vực này cũng có nhiều nhà xưởng của các khu công nghiệp, khu chế xuất quy mô lớn có trang thiết bị quan trọng và số lượng công nhân rất lớn, như: khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng, khu công nghiệp cơ khí Trường Hải, khu công nghiệp Dung Quất.
Đối với các khu đô thị, du lịch ở đây có rất nhiều nhà cao tầng với hệ thống cửa, vách chủ yếu bằng kính; nhiều công trình đang thi công với cẩu tháp lớn, nguy cơ mất an toàn cao khi gặp gió lớn, giật mạnh.
Giải pháp đưa ra là phải rà soát, triển khai sơ tán người dân, công nhân lao động, sinh viên thuê trọ ra khỏi các nhà không an toàn, các nhà vừa sửa chữa khắc phục sau bão số 9, khu vực nguy hiểm, vùng thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Kiểm tra, xác định cụ thể các khu vực dự kiến sơ tán dân đến phải đảm bảo an toàn, trong đó lưu ý một số công trình trụ sở sơ tán dân đến trong các đợt lũ, bão vừa qua có nhiều cửa lùa gió, cửa kính, chưa đảm bảo an toàn.
Tổ chức chằng chống, gia cố nhà các nhà yếu, nhà cao tầng vách kính, các cẩu tháp thi công, kho tàng, trụ sở, trường học, cơ sở y tế, sản xuất kinh doanh, các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Cẩn trọng với các cột tháp truyền hình, viễn thông
Theo Ban chỉ đạo Trung ương nhận định, các tháp truyền hình, cột viễn thông chiều cao lớn ở hầu hết các từ cấp quận, huyện đến cấp tỉnh, thành phố nguy cơ rủi ro rất cao.
Hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc có nguy cơ bị sự cố rất cao trước tác động của gió bão và cả do hệ thống cây xanh gẫy đổ làm thiệt hại.
Các biển quảng cáo dễ đổ, gãy gây thiệt hại và gây nguy hiểm cho người. Hệ thống giao thông huyết mạch với mật độ giao thông dày đặc.
Do đó, giải pháp cần triển khai ngay là tổ chức chặt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố nhà cửa, nhất là các nhà yếu, nhà cao tầng vách kính, các cẩu tháp thi công, kho tàng, trụ sở, trường học, cơ sở y tế, sản xuất kinh doanh, các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Thực hiện các biện pháp đảm bảo thông thoáng hành lang lưới điện, thông tin liên lạc. Bố trí lực lượng ứng trực, trang thiết bị dự phòng phục vụ chỉ đạo, chỉ huy được thông suốt; chủ động cắt điện tại những vị trí không đảm bảo an toàn.
Tổ chức lực lượng ứng trực, hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông nhất là việc đi lại khi có bão lũ, qua khu vực nguy cơ cao sạt lở. Chủ động tạm dừng giao thông khi bão đổ bộ, trừ lực lượng chức năng đi làm nhiệm vụ.
Chủ động sơ tán dân khỏi các khu vực thấp trũng, cửa sông ven biển có nguy cơ bị ngập sâu, kéo dài.
Trung bộ mưa rất to, lũ các sông lên cao, nhiều nơi ngập sâu
Sáng sớm nay (29/10), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp rìa phía Đông Bắc hoàn lưu ảnh hưởng cơn bão số 9, Trung bộ mưa rất to.
Nhiều địa phương ở Trung bộ mưa rất to, nhiều vùng ngập sâu. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG.
Các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình mưa rất to
Dự báo thời tiết ngày và đêm nay (29/10), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp rìa phía Đông Bắc hoàn lưu vùng áp thấp nên ở Bắc Bộ từ nay đến ngày 30/10 tiếp tục có mưa, mưa rào. Ở các tỉnh Bắc Bộ trời lạnh với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18-21 độ, vùng núi có nơi dưới 17 độ.
Thời tiết tại vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh. Sóng biển cao từ 2-4m. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.
Từ 19h ngày 28 đến 01h ngày 29/10, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Hã Tĩnh và Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình do ảnh hưởng hoàn lưu của vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 9 kết hợp không khí lạnh tăng cường nên từ nay đến ngày 31/10, thời tiết ở khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có nơi trên 500mm; ở Thanh Hóa có mưa vừa, có nơi mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm/đợt.
Biểu đồ thể hiện dự báo mưa tại một số khu vực tại Việt Nam. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG.
Lũ trên các sông lên nhanh, nhiều nơi ngập sâu
Trong 3-6 giờ tới, lũ trên sông Thạch Hãn có khả năng đạt đỉnh ở mức 6,4m, trên BĐ3 0,4m, sau đó xuống.
Đến trưa và chiều 29/10, lũ trên các sông ở Quảng Bình và sông Thu Bồn tiếp tục lên; các sông khác từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai tiếp tục xuông.
Nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai,
Ngập lụt sâu, diện rộng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Kon Tum.
Cảnh báo từ hôm nay, lũ trên các sông sẽ mở rộng ra các tỉnh ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ thượng lưu sông Cả (Nghệ An), thượng lưu các sông ở Hà Tĩnh và Quảng Bình lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3; hạ lưu sông Cả, sông La (Hà Tĩnh) lên mức BĐ1-BĐ2.
Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị tại các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên. Nguy cơ xảy ra sự cố các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất: Cấp 3.
Thủ tướng quyết định xuất cấp gạo cứu đói người dân 4 tỉnh miền Trung Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Quảng Bình (1.000 tấn), (Quảng Trị) 1.000 tấn, Thừa Thiên Huế (1.000 tấn), Quảng Nam (1.000 tấn) để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ. Nhà dân ở...