8 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội
Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 vì nhiều ổ dịch chưa được ngăn chặn triệt để.
Từ 0h ngày 1/9, Đồng Nai giãn cách xã hội đến 15/9, nâng tổng số ngày cách ly của địa phương lên 66. Đến tối qua, tỉnh ghi nhận tổng cộng 23.839 ca nhiễm, 194 người tử vong.
Đường phố Biên Hoà trong những ngày giãn cách. Ảnh: Phước Tuấn
Chính quyền tỉnh khuyến cáo người dân không ra đường sau 18h đến 6h hôm sau, việc đi chợ phải có phiếu theo quy định. Các cơ quan nhà nước chỉ bố trí 1/4 số lượng nhân viên đến đơn vị.
Đồng Nai quyết tâm đến ngày 5/9 sẽ tách hết F0 ra khỏi cộng đồng và “giữ vững thành trì” trong 14 ngày kế tiếp, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
Trước đó, dự báo số ca bệnh có thể tăng, lãnh đạo Đồng Nai kiến nghị Trung ương hỗ trợ thêm 500 y bác sĩ; 100 máy thở cao cấp; một triệu test nhanh; hai triệu liều vaccine và các loại thuốc điều trị Covid-19.
Tỉnh Bình Dương cũng giãn cách xã hội đến ngày 15/9, kéo dài so với dự kiến ban đầu, khi số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng. Đến ngày 31/8, địa phương này công bố 114.788 ca mắc, 55.000 người khỏi bệnh.
Thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên giãn cách theo Chỉ thị 16 ở cấp độ cao. Người dân những nơi này không ra khỏi nhà, kể cả đi chợ, lương thực, thực phẩm sẽ được phát miễn phí hoặc lực lượng chức năng đi chợ hộ. Riêng 15 phường được xác định “vùng đỏ đậm đặc” ở thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên tiếp tục “khóa chặt – đông cứng”.
Dự báo ca nhiễm sẽ đạt mốc 150.000 trong những ngày tới, chính quyền Bình Dương yêu cầu các địa phương “vùng đỏ” phải triển khai nhanh xét nghiệm để phát hiện F0 trong cộng đồng; đồng thời nghiêm túc lấy mẫu, xét nghiệm tầm soát diện rộng để phát hiện người nhiễm nCoV; nhanh chóng hoàn thành các cơ sở, bệnh viện dã chiến…
Video đang HOT
Đến nay, Bình Dương đã tiêm hơn 856.440 liều vaccine Covid-19 cho người dân và sẽ ưu tiên cho những vùng “đỏ đậm đặc” để ngăn chặn đà lây lan.
Long An sau 43 ngày giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16, sẽ tiếp tục giãn cách các huyện gồm Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Cần Đước, Tân Trụ và TP Tân An theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 31/8 đến hết ngày 13/9.
Thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 31/8 đến hết ngày 6/9.
Lãnh đạo địa phương nhận định tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, song vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các địa phương thuộc “vùng đỏ”. Đến tối 31/8, Long An đã ghi nhận trên 22.044 ca nhiễm, 265 người tử vong. Tỉnh có hơn 690.000 người dân đã tiêm mũi 1 và trên 49.000 người đã tiêm mũi 2.
Chốt kiểm soát tại quốc lộ 62, phường 2, TP Tân An, Long An, ngày 23/8. Ảnh: Hoàng Nam
Bốn địa phương còn lại gồm Bến Tre giãn cách toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 đến ngày 10/9; Tây Ninh đến 12/9, Kiên Giang đến 6/9. Trà Vinh đến 10/9; riêng Tiền Giang giãn cách TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, Châu Thành, Cái Bè, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy và thị xã Gò Công đến 15/9 – bốn huyện còn lại được nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15.
Ngành y tế những tỉnh này cho biết dịch bệnh cơ bản được kiềm chế, F0 trong cộng đồng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, đà lây nhiễm ở những vùng có nguy cơ cao vẫn còn phức tạp, nhiều ca nhiễm chưa được phát hiện triệt để.
UBND các tỉnh yêu cầu người dân “ai ở đâu ở đó” và chỉ đạo các địa phương chăm sóc y tế, an sinh xã hội, đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân với tinh thần không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.
Thủ tướng: 'Ưu tiên 25% vaccine của cả nước cho TP HCM'
Thủ tướng yêu cầu trước mắt ưu tiên 25% tổng số vaccine Covid-19 của cả nước cho TP HCM, phấn đấu hết tháng 7 năm nay tiêm 2 triệu liều cho người dân thành phố.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM chiều 11/7. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh TP HCM ghi nhận hơn 13.000 ca nhiễm và đang ở ngày thứ ba đợt giãn cách xã hội kéo dài 15 ngày theo Chỉ thị 16. Đây là cuộc làm việc trực tiếp thứ ba của Thủ tướng với TP HCM trong hơn 3 tháng kể từ khi Chính phủ được kiện toàn. Chưa kể 2 cuộc làm việc trực tuyến với thành phố trong khoảng thời gian này.
Qua bốn đợt tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, TP HCM đã tiêm 991.322 người: 943.215 mũi một và 48.107 mũi hai. Trong đó, riêng đợt tiêm thứ 4 Chính phủ đã ưu tiên cho TP HCM 836.000 liều vaccine sau khi dịch bùng phát mạnh. Ở đợt 5 sắp tới, Trung ương ưu tiên cấp cho thành phố 1,1 triệu liều, trong đó một triệu liều vaccine Moderna từ nguồn tài trợ của Mỹ theo cơ chế Covax và 100.000 liều Astra Zeneca của Chính phủ Nhật Bản.
Thủ tướng Phạm Minh Chinh phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo TP HCM, chiều 11/7. Ảnh: VGP.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu thành phố rút kinh nghiệm, tổ chức tiêm vaccine an toàn, kịp thời, đúng quy trình chống dịch; xét nghiệm thần tốc nhưng phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, xác định được ổ dịch mới để khoanh vùng, dập dịch, giãn cách rộng, phong tỏa hẹp.
Đánh giá tình hình dịch ở thành phố còn rất phức tạp, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu TP HCM chuẩn bị phương án ứng phó cao hơn, đặc biệt không chủ quan, mất cảnh giác như một số nước đã tiêm vaccine nhưng dịch vẫn bùng phát phức tạp; kiên trì thực hiện các giải pháp đã được xác định đúng, lãnh đạo quyết đoán, đúng phương pháp, hiệu quả.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp, hỗ trợ giải quyết ngay các vướng mắc cho TP HCM trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Không để thành phố lúng túng, bị động và gặp khó khăn vì thiếu hàng hóa.
Liên quan việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch, lãnh đạo Chính phủ giao thành phố thực hiện tốt Nghị quyết 68 của Chính phủ. Chính quyền thành phố cần rà soát kỹ, không bỏ sót những người cần hỗ trợ, nhất là lao động mất việc, người bán vé số, lượm ve chai, người lang thang, người yếu thế...
"Cần thành lập các trung tâm cứu trợ, các đường dây nóng qua điện thoại, qua internet để tiếp nhận các đề nghị của người dân; tổ chức các xe bán hàng lưu động vào từng ngõ hẻm, những nơi khó khăn về cung ứng hàng hóa để phục vụ kịp thời", ông yêu cầu.
Về việc điều trị các bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn, Thủ tướng yêu cầu tăng cường trang thiết bị, nhân lực cho các ca cấp cứu, nhất là những người bị bệnh nền. Đồng thời, thành phố phải kiểm soát chặt chẽ, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện, khu cách ly, khu phong tỏa, kiểm soát tốt sau cách ly.
"Mục tiêu ưu tiên lúc này là tập trung ngăn chặn, đẩy lùi dịch để trở lại trạng thái bình thường, phát triển kinh tế xã hội; chăm lo sức khỏe, bảo vệ tính mạng nhân dân là trên hết", Thủ tướng nói và yêu cầu không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc và các nhu yếu phẩm cần thiết; thực hiện tiếp cận vaccine bình đẳng theo thứ tự ưu tiên được quy định.
Thủ tướng nghe lực lượng chức năng báo cáo việc thực hiện Chỉ thị 16 tại phường Tân Phú, TP Thủ Đức, chiều 11/7. Ảnh: VGP
Khẳng định "cả nước đang hy vọng, trông đợi, tin tưởng vào TP HCM", Thủ tướng cho rằng đến giờ này, việc áp dụng Chỉ thị 16 thành phố là quyết định khó khăn nhưng đúng đắn, cần thiết. Chỉ thị đang thực hiện từng bước có hiệu quả, nhận sự đồng tình của Trung ương, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp, sự tham gia, hưởng ứng, góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết từ 6h ngày 10/7 tới 6h ngày 11/7, thành phố ghi nhận 1.403 ca nhiễm, phần lớn tại các khu cách ly, phong tỏa. Từ ngày 25/6 đến 10/7, thành phố đã làm hơn 766.000 xét nghiệm kháng nguyên nhanh, lấy hơn 1,8 triệu mẫu xét nghiệm, đã có kết quả hơn 1,59 triệu mẫu, hơn 218.000 mẫu chờ kết quả.
TP HCM đã lập Sở chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 do Chủ tịch UBND thành phố là Chỉ huy trưởng; lập Trung tâm điều phối xét nghiệm do một Phó chủ tịch UBND thành phố là Trưởng Trung tâm; lập Trung tâm thông tin, phân tích dữ liệu về dịch bệnh.
Thành phố bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, công bố 2.833 điểm bán hàng, phân bố rộng khắp; thí điểm thành công mô hình đưa hàng thiết yếu đến tận tay người hoàn cảnh khó khăn... Hơn 80 tỷ đồng đã được giải ngân, hỗ trợ người dân, đạt tỷ lệ 24%, đồng thời huy động nhiều nguồn lực xã hội chăm lo những người cần sự giúp đỡ.
"Thành phố xác định 5 nhóm giải pháp trọng tâm thời gian tới về tổ chức xét nghiệm; điều trị; tiêm vaccine phòng Covid-19; bảo đảm vừa cách ly, vừa sản xuất; hỗ trợ người dân gặp khó khăn", ông Phong nói.
Về công tác ứng phó dịch, ông Phong cho biết thành phố đã lập 8 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị với gần 30.000 giường; chuẩn bị phương án 50.000 giường. Gần một triệu người đã được tiêm vaccine phòng Covid-19. Chiến dịch tiêm chủng hơn 1,1 triệu liều dự kiến thực hiện trong 2-3 tuần tới.
"Thành phố sẽ tiếp tục tăng số lượng các doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa cách ly; tăng cường kiểm tra giám sát, nếu cơ sở sản xuất không an toàn phải dừng hoạt động", ông Phong nói.
Theo chân đội lấy mẫu xét nghiệm đến gõ cửa từng nhà Trong thời gian TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các biện pháp phòng, chống dịch đang được khẩn trương triển khai, chiến lược triển khai lấy mẫu xét nghiệm cũng đã được thay đổi. Ghi nhận tại điểm lấy mẫu Chung cư Phạm Viết Chánh, phường 19, Quận Bình Thạnh trong sáng ngày 11/7, công...