8 thực phẩm giúp bà bầu hết ốm nghén
Những thực phẩm sau có thể giúp mẹ bầu hết ốm nghén vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
Phụ nữ khi mới mang thai thường xuất hiện triệu chứng ốm nghén với những cảm giác rất mệt mỏi và khó chịu như lợm gọng, ợ chua, toàn thân đau nhức và đặc biệt là buồn nôn. Ở một số người, tình trạng này rất nặng nề, nôn nhiều lần, không ăn được, đầu váng, mắt hoa, toàn thân mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Để khắc phục hiện tượng này sẽ có rất nhiều biện pháp những biện pháp quan trọng nhất là chúng ta cần lựa chọn những thức ăn phù hợp có tác dụng chữa trị chứng bệnh ốm nghén này.
Gừng tươi
Khi bị ốm nghén, có cảm giác buồn nôn, phụ nữ mang thai nên sử dụng gừng tươi pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng. Gừng có tác dụng rất tốt trong việc giảm hẳn cảm giác buồn nôn và giúp mẹ bầu ăn uống ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể uống nước mía trộn nước ép gừng tươi để giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra nước ép mía gừng còn giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.
Lá tía tô
Lá tía tô có vị cay, tính ấm rất tốt cho phụ nữ mang thai vì nó có công dụng an thai, hạn chế tình trạng buồn nôn. Phụ nữ mang thai bị ốm nghén có thể sắc lá tía tô uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn hằng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc lá tía tô với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.
Rễ cây lau, sậy
Video đang HOT
Rễ cây lau, sậy giúp mẹ bầu xóa tan cảm giác buồn nôn. Hãy sắc rễ cây lau, sậy uống thay trà hoặc kết hợp với trà actiso uống thay nước mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Củ cải
Theo đông y, củ cải có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn. Bạn có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày;
Để có tác dụng hiệu quả, bạn nên giã nát hoặc ép lấy nước củ cải sắc với mật ong uống hàng ngày từng ít một.
Bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bạn có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày.
Cũng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng.
Vỏ quất, quýt, cam
Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bạn nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.
Quả chanh
Quả chanh có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bạn có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích nhé. Đây cũng là thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả nữa nhé.
Trứng gà giấm
Dùng 1 quả trứng gà, 30g đường trắng và 60ml giấm. Đun sôi giấm, cho đường vào quấy tan, đập trứng gà vào, đun cho trứng chín tới, ăn hết 1 lần, ngày ăn 2 lần.
Bài thuốc này trị buồn nôn nhiều, nôn ra nước vàng, đắng, chua, cồn cào trong bụng, đau lườn, bựa lưỡi vàng.
Trên đây là 8 loại thực phẩm chữa ốm nghén hiệu quả mà mẹ bầu có thể sử dụng để hạn chế và loại bỏ cơn buồn nôn của mình khi mang thai, hãy lựa chọn cho mình một loại thực phẩm phù hợp để sử dụng hàng ngày, hoặc có thể thay đổi để tăng hiệu quả tác dụng nhé.
Theo Phununews
Hàu chữa suy gan, tăng huyết áp
Theo Đông y, vỏ hàu có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, làm dịu, giảm đau. Thịt hàu vị ngọt, tính ấm, có tác dụng hạ áp, lợi tiểu, trừ nóng khát, hư tổn.
Ảnh minh họa: Internet
Con hàu (hàu sông) còn có tên gọi là hàu, hào có nhiều ở các tỉnh miền duyên hải phía Bắc nước ta. Thịt hàu sông ngon và ngọt, thường được dùng dưới dạng thức ăn - vị thuốc, là đặc sản rất được ưa chuộng. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ hàu (mẫu lệ) và thịt hàu (mẫu lệ nhục). Vỏ hàu chứa nhiều canxi, magie, sắt, nhôm và chất hữu cơ. Thịt hàu chứa nhiều nước, protid, lipid, các vitamin nhóm B và C, kẽm và iod.
Theo Đông y, vỏ hàu vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, vào kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, làm dịu, giảm đau. Thịt hàu vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ áp, lợi tiểu, trừ nóng khát, hư tổn.
Hàu sông được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Chữa mồ hôi trộm, nổi hạch: mỗi ngày uống 8g bột vỏ hàu với nước ấm, có thể phối hợp với lá dâu non làm thành viên. Dùng nhiều ngày.
Chữa đau dạ dày, ợ chua: bột vỏ hàu sông 8g, bột cam thảo 8g trộn đều, uống với nước ấm. Dùng nhiều ngày.
Chữa tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, suy gan:
Mẫu lệ sông 12g, giả thạch sống 12g, ngưu tất 12g, long cốt sống 12g, quy bản sống 12g, mạch nha 12g, nhân trần 12g, bạch thược 20g, huyền sâm 16g, thiên môn 12g, xuyên luyện tử 12g, đương quy 12g, cam thảo 4g.
Thịt hàu sông 50g, thịt trai 50g, gạo tẻ 100g. Tất cả làm sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu nhừ thành cháo, chia ăn hai lần trong ngày.
Trị chứng gan lách sưng to: mẫu lệ 12g, táo nhân 12g, đan bì 12g, quy vĩ 12g, trạch lan 12g, xuyên sơn giáp 6g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống.
Chữa đái dắt, đái són: bột vỏ hàu sông 40g nhồi vào bong bóng lợn rồi nấu nhừ. Bỏ bột vỏ hàu, thái nhỏ, ăn trong ngày.
Chữa ngọc hành sưng đau ở trẻ em: vỏ hàu nung đỏ, tán bột trộn với đào nhân giã nát (lượng bằng nhau) thêm nước thành bột nhão, đắp.
Chữa mộng tinh, di tinh: vỏ hàu sông đã chế biến 50g, lộc giác sương 50g. Hai vị trộn đều, tán nhỏ, uống ngày 8 - 16g với nước sắc dây tơ hồng 30g.
Chữa khí hư: vỏ hàu sông đã chế (40g), phèn chua phi 40g tẩm đồng tiện, phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 4g.
Kiêng kỵ: Những người có chứng hư hàn không được dùng thịt hàu sông.
Lương y Đình Thuấn
Theo Sức khỏe và Đời sống
Bổ sung vitamin cho người đau dạ dày Đau dạ dày gồm bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, stress và đặc biệt là thói quen ăn uống, sinh hoạt... Ảnh minh họa. Hỏi: Tôi bị đau dạ dày mạn tính, thỉnh thoảng có những đợt viêm loét nặng. Tôi nghe nói ngoài dùng thuốc chế độ ăn, bổ sung vitamin rất quan trọng trong chữa bệnh. Xin hỏi, đó là những...