8 thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất nếu chế biến không đúng cách, nhiều người hay mắc phải
Trang tin sức khoẻ uy tín hàng đầu của Mỹ WebMD đã liệt kê 8 thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất nếu chúng ta chế biến không cẩn thận.
1. Rau mầm
Rau mầm sống hoặc chưa nấu chín kỹ, đặc biệt là cỏ ba lá và cỏ linh lăng, đã gây ra nhiều đợt bùng phát ngộ độc thực phẩm hàng năm kể từ năm 2006. Điều kiện ẩm ướt để nuôi dưỡng rau mầm cũng thúc đẩy vi khuẩn salmonella, listeria và E. coli phát triển.
Nhiều người có thói quen ăn salad thêm chút rau mầm vì nghĩ rằng điều này sẽ đảm bảo dinh dưỡng và giúp giảm cân nhưng nó sẽ an toàn hơn nếu bạn nấu chín rau mầm trước. Việc rửa rau cũng không đủ để làm chết vi trùng.
2. Sữa tươi
Sữa tươi chưa tiệt trùng là một trong những nguồn nguy hiểm nhất gây bệnh và là bất hợp pháp ở một số tiểu bang tại Mỹ. Sữa tươi chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn E. coli, listeria, campylobacter và salmonella. Chúng có thể gây tiêu chảy trong nhiều ngày, nôn mửa và các bệnh nghiêm trọng như hội chứng Guillain-Barré có thể dẫn đến tê liệt.
Hãy kiểm tra thông tin trên vỏ hộp hay vỏ chai sữa để đảm bảo chắc chắn nó đã được tiệt trùng cẩn thận.
3. Trứng
Hàng năm, trứng nhiễm khuẩn salmonella gây ra 79.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm ở Mỹ và 30 trường hợp tử vong. Gà có thể truyền vi khuẩn salmonella sang trứng trước khi hình thành vỏ. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sang trứng qua phân gia cầm.
Bạn nên bảo quản trứng ở nhiệt độ dưới 40 F (4,4 độ C). Lưu ý nên nấu chín trứng trước khi ăn, không nên ăn trứng sống hoặc nửa sống.
4. Thịt gà
Video đang HOT
Loại gia cầm này là lựa chọn thịt số 1 của Mỹ. Và mỗi năm, khoảng một triệu người bị ốm sau khi ăn thịt gà. Giống như tất cả các loài động vật, gà có vi khuẩn trong ruột. Các mầm bệnh như campylobacter và salmonella có thể xâm nhập vào gia cầm trong quá trình chế biến và đóng gói, và xâm nhập vào thớt và đồ dùng của bạn. Đừng rửa thịt gà sống vì nó có thể làm bẩn nhà bếp của bạn. Nấu chín thịt gà ở nhiệt độ thích hợp sẽ tiêu diệt vi khuẩn.
5. Dưa cắt sẵn
Mỗi năm, 1,35 triệu người ở Mỹ bị nhiễm khuẩn salmonella, gần 27.000 người phải nhập viện. Tình trạng nhiễm trùng này phổ biến hơn vào mùa hè, khi nhiều người rất thích thưởng thức dưa hấu, dưa đỏ và dưa mật.
Các loại quả dây leo mọc trên đất có phần vỏ dễ tiếp xúc với mầm bệnh nhưng bề mặt bên ngoài của các loại trái cây này lại khó có thể làm sạch.
Nhiều người khi đi chợ hay siêu thị mua dưa có thể thấy những nửa quả dưa đã cắt sẵn được bày bán. Tuy nhiên đừng nên mua những miếng dưa đã cắt này. Những miếng dưa đã cắt sẵn có thể truyền norovirus, listeria và các tác nhân gây hại khác. Dưa còn nguyên quả rửa sạch là tốt nhất. Làm lạnh trái cây đã cắt sẵn hoặc đóng gói trong nước đá.
6. Hàu
Nhiều người thích ăn hàu sống hoặc hàu nướng sơ qua lửa vì cho rằng ăn như vậy mới ngon. Tuy nhiên, những loài nhuyễn thể này hút thức ăn từ vùng nước ven biển thông qua mang của chúng. Do đó, chúng có thể ăn cả virus và vi khuẩn.
Nếu ăn hàu sống nhiễm độc, bạn có thể bị nhiễm khuẩn Vibrio, gây tiêu chảy, nôn mửa, sốt và ớn lạnh. Điều này đã xảy ra ở hơn 80.000 người Mỹ mỗi năm. Bạn cũng có thể bị nhiễm norovirus, đôi khi được gọi là “cúm dạ dày” khi ăn hàu nhiễm độc. Cách an toàn duy nhất để thưởng thức hàu là nấu chín chúng.
7. Thịt bò xay
E. coli đã trở thành một cái tên quen thuộc vào đầu những năm 1990, khi hơn 700 người lớn và trẻ em đổ bệnh vì những miếng bánh mì hamburger nấu chưa chín được bán bởi một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. Đến nay, E. coli vẫn là thủ phạm chính gây ra các vụ bùng phát ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn này có trong cơ thể người và động vật một cách tự nhiên.
Chế biến bít tết và nướng đến 145 độ F (khoảng hơn 62 độ C) ở bên trong. Thịt bò xay và thịt lợn cần nấu với nhiệt độ 160 độ F (khoảng hơn 71 độ C) để an toàn.
8. Xúc xích
Xúc xích là món ăn vặt khoái khẩu của không ít người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên xúc xích có thể nhiễm vi khuẩn listeria sau khi được đóng gói. Để tránh bệnh tật, chúng ta nên hâm nóng trước khi ăn.
Có nên ăn nhiều hơn 3 quả trứng một tuần?
Ăn nhiều trứng có thể gây tăng cholesterol trong máu dẫn đến các bệnh tim mạch.
Trứng là thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, trứng cũng được sử dụng nhiều trong bữa sáng với giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng trứng chứa nhiều cholesterol và hạn chế đưa thực phẩm này vào khẩu phần ăn nhằm phòng chống các bệnh tim mạch.
Nhận biết cholesterol trong trứng
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Hà Nội), cho biết: "Tại châu Âu, châu Mỹ và một số quốc gia như Nhật Bản, số lượng trứng được tiêu thụ rất nhiều. Trong khi đó, trung bình mỗi người Việt Nam hiện chỉ sử dụng 80 quả trứng/năm - ít hơn nhiều so với các khu vực trên".
Phó giáo sư Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Ảnh: Quốc Toàn.
Theo bà Mai, trứng là sản phẩm đặc biệt và được xếp ở nhóm thực phẩm riêng biệt bởi những giá trị của nó. Lòng đỏ của trứng có chứa cholesterol. Tuy nhiên, chuyên gia này khẳng định đây là nguồn cholesterol tốt nhất hiện nay bởi sự cân đối trong các chất dinh dưỡng, không gây ứ đọng, xơ vữa động mạch.
"Cholesterol có 2 loại chính gồm HDL (cholesterol 'tốt') và LDL (cholesterol 'xấu'). HDL giúp vận chuyển cholesterol từ máu về gan và đưa chúng ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch, giảm nguy cơ các biến cố tim mạch. Trong khi đó, LDL có thể dẫn đến sự gia tăng chất béo ở động mạch, gây nguy cơ mắc bệnh liên quan tim mạch. Tuy nhiên, LDL chỉ tác động xấu đến cơ thể với hàm lượng quá cao", nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia giải thích.
Do đó, trứng có khả năng bảo vệ các tế bào của cơ thể do thực phẩm này chứa cholesterol tốt và sản sinh nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội), khẳng định thành phần albumin trong trứng cũng được xếp hạng tốt nhất hiện nay, đứng trên thịt bò.
Lòng đỏ trứng còn là giải pháp đối với những người có tỷ lệ cholesterol trong máu quá thấp. Tình trạng này mang tới nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não.
"Bản thân tôi có hàm lượng cholesterol khá thấp. Do đó, tôi bắt đầu đưa trứng vào thực đơn mỗi ngày. Sau khi ăn quả trứng thứ 30, mức cholesterol của tôi chưa có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, đến quả thứ 70, tỷ lệ này trở về ngưỡng bình thường", bà Mai chia sẻ.
Bà khuyên những người có tình trạng tương tự nên ăn mỗi ngày một lòng đỏ trứng và xét nghiệm lại sau 30 ngày. Qua đó, chúng ta có thể tiếp tục điều chỉnh sao cho phù hợp.
Với những người có tỷ lệ cholesterol trong máu cao, chuyên gia này khuyến cáo vẫn nên tiêu thụ trứng bởi những lợi ích của nó. Thực phẩm này hoàn toàn không ảnh hưởng tới bệnh lý nếu sử dụng một cách phù hợp.
Sử dụng trứng như thế nào?
Trước đây, các chuyên gia y tế tại Việt Nam khuyến cáo người trường thành nên ăn khoảng 3 quả trứng/tuần để đảm bảo sức khỏe.
Dù chưa có đầy đủ nghiên cứu để công bố tại Việt Nam, tiết sĩ Lê Bạch Mai cho biết: "Hiện nay, trên thế giới, những người khỏe mạnh và không có bệnh lý đặc biệt được khuyên ăn một quả trứng/ngày".
Nhiều quốc gia trên thế giới khuyên người trưởng thành ăn trứng mỗi ngày. Ảnh minh họa: The spruce eats.
Đồng ý với quan điểm này, tiến sĩ Phan Hướng Dương khẳng định việc mỗi ngày ăn một quả trứng không liên quan hay làm gia tăng các bệnh lý khác. Tuy nhiên, chúng ta cần kiểm soát và điều chỉnh các nguồn thực phẩm khác trong ngày nhằm cân bằng dinh dưỡng.
Trong khi đó, trẻ em dưới 6 tuổi được khuyến cáo nên ăn 5-6 quả/tuần để phát triển não bộ. Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể giảm xuống còn khoảng 4-5 quả/tuần. Với những người có nồng độ cholesterol trong máu cao, tiến sĩ Bạch Mai khuyên nên ăn tối thiểu một quả trứng/tuần.
Không giống lòng đỏ, lòng trắng trứng là chất đạm. Khi ăn tái, lòng trắng trứng chứa 2 chất phản dinh dưỡng là anti trypsin gây khó khăn cho việc tiêu hóa đạm và avidin làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu vitamin B2.
Do đó, chuyên gia này lưu ý: "Với lòng trắng trứng, chúng ta không được ăn tái. Bộ phận này của quả trứng luôn phải được ăn chín. Trong khi đó, nếu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mọi người có thể ăn lòng đỏ tái".
Theo bà Mai, quả trứng là một thực phẩm rất hoàn hảo khi chứa khoảng 60 chất dinh dưỡng khác nhau. Do đó, chúng ta có thể chế biến thực phẩm này bằng nhiều cách như luộc, rán... mà không ảnh hưởng tới lợi ích của nó. Lưu ý duy nhất là không để trứng cháy hoặc lòng trắng bị sống.
Giật mình loại thực phẩm rất quen thuộc nhưng chế biến không cẩn thận rất dễ gây ngộ độc Trang tin tư vấn sức khoẻ uy tín hàng đầu của Mỹ chỉ ra 11 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc kèm theo những lưu ý khi chế biến để đảm bảo an toàn. Ai cũng nên xem để phòng ngừa! 1) Giá đỗ, rau mầm Mỗi năm, Mỹ ghi nhận nhiều nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do dùng các loại...