8 thói quen “lập dị” của các thiên tài
Các thiên tài luôn nổi tiếng với chỉ số thông minh cao chót vót và tài năng xuất trúng, nhưng ít ai biết rằng họ còn sở hữu hàng tá những thói quen kỳ dị, thậm chí là “đáng sợ”.
Einstein hay nhặt các mẩu thuốc lá hút dở vứt trên đường để dùng lại, Benjamin Franklin thường ngồi khỏa thân trước cửa sổ vào mỗi bình minh để không khí lưu thông trên khắp cơ thể, mà ông gọi đó là “tắm không khí”.
Tuy nhiên, dưới đây là 8 thói quen từ các thiên tài bạn có thể học tập để giúp mình trở nên thông minh hơn.
1. Kéo dài các “cuộc yêu”
Emilie du Châtelet (một nhà vật lý người Pháp) đã không được công nhận vì những nghiên cứu khoa học tiên phong của cô vào đầu thế kỷ 18 nhưng lại nổi tiếng về cuộc sống tình dục tích cực. Gần đây các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Konkuk ở Seoul đã đưa ra một nghiên cứu và kết luận rằng, hoạt động tình dục giúp cải thiện chức năng nhận thức và thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh (đặc biệt là việc sản sinh ra các tế bào thần kinh mới) nhờ ngăn chặn các nhân tố gây stress mỗi ngày.
Nếu bạn cần một lý do để “yêu” nhiều hơn, hãy nghĩ đến điều này.
2. Tắm trong bồn dát vàng 24 cara
Tiến sĩ Yoshiko Nakamatsu, người đã được cấp bằng cho hơn 3300 sáng chế, trong đó có đĩa mềm. Ông có thói quen là mỗi đêm trước khi đi ngủ sẽ vào “phòng nghỉ” của mình – một phòng tắm được dát bằng vàng 24 cara. Ông cho rằng: “Vàng sẽ phá vỡ sóng radio và các tín hiệu truyền hình gây tổn hại cho trí tưởng tượng của não bộ”.
Dù mối liên hệ giữa sóng vô tuyến và ung thư vẫn tồn tại nhiều tranh cãi, nhưng ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe là không thể phủ nhận. Bạn có thể không có căn phòng dát vàng, nhưng ở một chừng mực nào đó nên tránh xa tầm ảnh hưởng của các nguồn phát sóng vô tuyến mà chúng ta đang sống như máy tính, Wi-Fi, điện thoại di động, tai nghe Bluetooth.
Để não bộ không bị quá tải và tránh căng thẳng mệt mỏi, hãy để tâm trí của bạn nghỉ ngơi hoặc vận động tích cực bằng cách tránh xa các thiết bị công nghệ, thay vào đó là đi tản bộ trong công viên hoặc ngồi thiền nơi yên tĩnh. Lên lịch cụ thể cho các hoạt động này hàng ngày để tinh thần được nạp đầy năng lượng.
3. Tắm nước lạnh
Benjamin Franklin đi bơi lội hàng ngày trên dòng sông Thames lạnh giá ở London, Theodore Roosevelt thì hay đi tắm khỏa thân trong vùng nước lạnh của sông Potomac ở Washington DC vào mỗi mùa đông.
Việc đắm chìm cơ thể trong nước ở những nhiệt độ khác nhau là một bài thực hành cổ xưa mang lại nhiều lợi ích tinh thần và thể chất mà ít ai ngờ tới. Hippocrates, một thầy thuốc vĩ đại người Hy Lạp từng nói rằng, nước lạnh có thể là một liệu pháp tốt để tiêu trừ mệt mọi trong cơ thể.
Khi đứng dưới những tia nước lạnh từ vòi hoa sen, cơ thể như được mát xa, tốc độ lưu thông máu đến các hệ cơ quan và não bộ được đẩy nhanh hơn.
Vì vậy, mặc dù nghe có vẻ kì quoặc nhưng hãy cải thiện sức khỏe bằng việc tắm nước lạnh thường xuyên. Và nếu dũng cảm hơn, bạn hãy thử tắm bằng nước đá.
4. Luôn nếm trước đồ ăn
Thomas Edison luôn có một quá trình phỏng vấn nghiêm ngặt đối với bất kỳ ứng viên tiềm năng nào. Bên cạnh yêu cầu về những kỹ năng chuyên môn, Edison đã đưa cho họ một bài test gọi là “The Salt Test”. Ông sẽ mời họ ăn một bát súp, bất cứ ai thêm muối vào mà không nếm thử trước món súp thì sẽ không được tuyển dụng. Theo ông, thêm muối trước khi nếm là một dấu hiệu của việc đưa ra các quyết định dựa trên các giả định không có cơ sở.
Là người thông minh, bạn không bao giờ nhảy vào mà không kiểm tra nước. Hoặc trong trường hợp này là việc nếm súp.
5. Nhịn ăn
Video đang HOT
Pythagoras, nhà triết học và toán học Hy Lạp cổ đại, đã tự hành xác bằng cách nhịn ăn trong khoảng thời gian 40 ngày. Ông đã dạy các môn đồ của mình phương pháp này để nhanh chóng thúc đẩy sự sáng tạo.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, việc nhịn ăn sẽ tăng cường hệ số hoạt động thần kinh (Brain-Derived Neurotrophic Factor – BDNF), giúp cải thiện hoạt động của bộ nhớ và kích thích sự phát triển của các tế bào não mới. Sự căng thẳng cấp tính gây ra bởi việc nhịn ăn cũng làm cho não giải phóng hoạt chất Endorphin, dẫn đến cảm giác hạnh phúc và hưng phấn.
Hai hình thức nhịn ăn phổ biến là: nhịn ăn gián đoạn, tức là tránh việc ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định hằng ngày và hạn chế Calo đưa vào cơ thể ( tiêu thụ ít hơn 30-40% calo so với bình thường mỗi ngày trong một khoảng thời gian dài).
6. Hãy khóc một cách thoải mái
Nếu bạn muốn có được sức sáng tạo như Steve Jobs, hãy khóc thoải mái ngay khi có thể. Steve Jobs từng tiết lộ rằng ông đã khóc không ngừng khi gặp thất vọng trong công việc, hay khóc ngay cả khi đạt được một thành công nào đó. Và ông gọi đó là “sự gột rửa tinh thần”.
Theo các nghiên cứu, khóc sẽ làm giảm căng thẳng. Nước mắt loại bỏ Hormon gây căng thẳng và làm giảm lượng Mangan, điều này dẫn đến điều chỉnh tâm trạng của bạn theo hướng tính cực. Việc giải phóng ức chế sau khi khóc cũng dẫn đến sự cân bằng cảm xúc, một hình thức cảm giác “bình yên sau cơn bão”.
Vì vậy thay vì việc đè nén cảm xúc, hãy để nước mắt rơi một cách thoải mái. Đây chính là liều thuốc thanh lọc tinh thần hữu hiệu.
7. Bỏ học
Bỏ học không có nghĩa là coi thường giáo dục, mà là bạn có những mục tiêu khác khi kiến thức sách vở không phải là phương tiện giúp bạn đạt được điều đó.
Danh sách những người bỏ học đáng chú ý bao gồm Bill Gates, Mark Zuckerberg và tỷ phú nữ trẻ nhất thế giới Elizabeth Holmes. Thành công của những người này cho thấy ba bài học quan trọng:
- Tự học hỏi mọi thứ trong cuộc sống
- Tự xác định phương hướng và dự đoán thành công
- Đưa ra quyết định táo bạo
Vì vậy trước khi đưa ra quyết định bỏ học, hãy tìm kiếm tất cả những con đường hiệu quả dẫn tới thành công. Phân tích kĩ lưỡng để lựa chọn được con đường tốt nhất.
8. Đừng vội vã ra quyết định
Ý tưởng về bộ tiểu thuyết Harry Potter đem lại hàng tỷ đô la cho JK Rowling. Ý tưởng đến khi cô đang ngồi trên tàu. Khi đó chỉ là ý tưởng sơ khai và ngay lập tức cô muốn ghi ra giấy. Tuy nhiên, việc mượn bút người lạ trên tàu khiến cô xấu hổ, điều này vô tình giúp tâm trí cô luôn nghĩ về nó trong suốt chuyến đi và toàn bộ câu truyện đã được hình thành và phát triển một cách logic, hấp dẫn.
Trạng thái mà tâm trí con người chìm trong tưởng tưởng về một vấn đề cụ thể được gọi là giai đoạn “ấp trứng ý tưởng”. Khi luôn nghĩ về điều gì thì mọi thứ liên quan đến nó sẽ sáng tỏ và giúp ta có những kết luận sáng suốt.
Hãy để ý tưởng của bạn tự do sáng tạo và phát triển thành bộ khung hoàn chỉnh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Vội vã sẽ khiến mọi thứ trở nên không thể cứu vãn và khó kiểm soát.
Theo Danviet
Thói quen lập dị của các thiên tài thế giới
Ngoài sự thông minh xuất chúng, tạo ra nhiều phát minh vĩ đại, các thiên tài nổi tiếng thường có tính cách, thói quen rất quái gở, khó hiểu.
Cụ thể, Thomas Edison, nhà toán học Pythagoras, nhà bác học thiên tài Albert Einstein, nhà văn Honore de Balzac... có những thói quen khác người.
Thomas Edison lựa chọn cộng sự kỳ quặc
Thomas Edison. Ảnh: Turkceodevim.com
Để trở thành cộng sự nghiên cứu của nhà bác học Thomas Edison, ứng viên phải vượt qua quá trình phỏng vấn khó khăn, bao gồm ăn bát súp trước sự giám sát của Edison.
Nếu ai đó thêm muối vào món súp trước khi nếm thử, ngay lập tức, họ bị loại. Thử thách này nhằm loại bỏ những người thường khởi đầu với quá nhiều giả định.
Edison cũng có thói quen chia giấc ngủ thành nhiều giai đoạn trong ngày với giấc ngủ ngắn. Mục đích của việc này nhằm tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, các thí nghiệm chứng minh rằng cách ngủ này không đem lại kết quả như mong muốn.
Nhà toán học Pythagoras ghét đậu
Nhà toán học Pythagoras. Ảnh: Prezi.com
Được mệnh danh "cha đẻ của ăn chay", nhà toán học Hy Lạp Pythagoras hoàn toàn không ăn thịt, chỉ ăn rau. Tuy nhiên, thiên tài này lại không có tình yêu với các loài cây họ đậu. Ông từ chối ăn những thứ liên quan đậu, thậm chí cấm các học trò của ông ăn hoặc động vào chúng.
Không ai biết rằng liệu những ác cảm này có xuất phát từ lý do sức khỏe hay niềm tin tôn giáo nào của Pythagoras không. Nhưng chính ác cảm này đã gây ra cái chết của nhà toán học thiên tài.
Theo các tài liệu, những kẻ tấn công phục kích Pythagoras nhưng ông thà chết chứ không chạy qua một cánh đồng trồng đậu.
Albert Einstein khỏa thân đi lại trong nhà
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein. Ảnh: Quotesgram.com
Thời còn nhỏ, Einstein là đứa trẻ khờ khạo, chậm nói. Mặc dù vậy, sau này, nhà bác học lại cho rằng sự phát triển chậm chạp giúp ông có nhiều cơ hội để suy nghĩ về các yếu tố cơ bản như không gian và thời gian. Sự tò mò về những điều đó khiến ông luôn đặt ra những câu hỏi lạ lẫm và dẫn đến những đột phá như thuyết tương đối.
Tài xế của nhà bác học kể, ông từng tận mắt thấy nhà bác học Einstein nhặt một con châu chấu trên đất và bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến.
Einstein không muốn mất tiền cho những người cắt tóc nên thường nhờ vợ cắt hộ. Ông đặc biệt thích ăn trứng và mỗi lần ăn ít nhất 2 quả, có thể là trứng rán hoặc trứng bắc.
Ông cũng rất nghiện ăn nấm và ăn tới 3 lần mỗi ngày. Người giúp việc của vị thiên tài cũng cho biết, Einstein có sở thích kỳ lạ là thường khỏa thân và đi dạo quanh khuôn viên nhà.
"Có lẽ ông ấy không quan tâm chuyện mặc quần áo hoặc có thể ông ấy không nhớ là mình chưa mặc gì", người giúp việc nói.
Nhà văn Honore de Balzac nghiện cà phê nặng
Nhà văn Honore de Balzac. Ảnh: Openculture.com
Theo Listverse, nhà văn người Pháp Honore de Balzac nghiện cà phê rất nặng. Ông thường uống tới 50 cốc cà phê mỗi ngày và hầu như không ngủ trong lúc viết ra kiệt tác "Tấn trò đời".
Trong một tác phẩm, nhà văn từng viết :"Cà phê chảy vào dạ dày, mọi thứ xáo trộn lục bục. Ý tưởng bắt đầu tuôn trào như một đội quân và trận chiến nổ ra. Mọi thứ ập đến như ngựa phi nước đại và theo sau là những cơn gió".
Yoshiro Nakamatsu - đưa cơ thể đến giới hạn cận tử để sáng tạo
Tiến sĩ Nhật Bản Yoshiro Nakamatsu. Ảnh: Listverse.com
Tiến sĩ người Nhật Yoshiro Nakamatsu, người sở hữu tới 3.300 phát minh sáng chế trong suốt 74 năm cuộc đời. Đặc biệt, việc phát minh ra đĩa mềm năm 1952 đã thay đổi hoàn toàn phương thức lưu trữ thông tin của con người.
Nhiều ý tưởng sáng tạo của Nakamatsu được tạo ra trong lúc ông tự làm cho mình gần chết đuối. Vị thiên tài này tin rằng, nếu não thiếu không khí trong thời gian đủ lâu, nó sẽ hoạt động mạnh nhất.
"Để khiến não bị thiếu oxy, tôi thường phải lặn sâu và làm áp lực nước tác động tới não. Khoảng 0,5 giây trước khi chết, tôi thấy ý tưởng lóe sáng", tiến sĩ Nakamatsu kể.
Ngoài ra, ông còn có một căn phòng yên tĩnh để suy nghĩ mọi thứ, lát gạch vàng 24 karat. Vị tiến sĩ tin rằng những viên gạch vàng giúp chặn sóng vô tuyến gây nguy hại đến quá trình sáng tạo.
Charles Dickens kỹ tính quá mức
Nhà văn nổi tiếng người Anh Charles Dickens. Ảnh: Listverse.com
Charles Dickens là nhà cải cách xã hội và nhà văn người Anh. Một nhân viên của ông kể rằng, Dickens không thể chịu nổi khi một lọn tóc của ông không vào nếp.
Ông luôn mang theo lược và chải tóc hàng trăm lần mỗi ngày. Ông cũng luôn yêu cầu sắp xếp các tác phẩm của mình theo một thứ tự nhất định.
Nhà văn này còn có thói quen đi lại trong lúc sáng tác và giao việc ghi chép lời văn cho một trợ lý. Đôi khi, trợ lý phải viết đi viết lại câu văn, đổi thứ tự từ ngữ nhiều lần trước khi có được câu hoàn chỉnh.
Theo Zing