8 thiết kế thời trang gây tranh cãi, bị tẩy chay vì họa tiết nhạy cảm
Nhà mốt Burberry, Moncler hay các thương hiệu bình dân đều gây tranh cãi về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến tôn giáo, sự phản cảm trên các sản phẩm thời trang.
Mới đây Gucci đã tạo nên luồng tranh cãi gay gắt với mẫu váy thêu hình tử cung trong show diễn Cruise 2020. Nhiều người nhận xét trang phục của nhà mốt Italy phản cảm vì phơi bày cơ thể người phụ nữ một cách lộ liễu. Hãng giải thích lý do đưa hình ảnh nhạy cảm lên trang phục: “Khẩu hiệu ‘My body, my choice’, tức là hình ảnh tử cung không chỉ là chi tiết trang trí, mà còn là văn hoá, lịch sử, công cụ đấu tranh”.
Trước đó, nhà mốt Italy cũng từng bị chỉ trích dữ dội vì chế giễu người da màu với trào lưu blackface, cùng thiết kế áo cổ cao lấy khuôn miệng tông đỏ làm điểm nổi bật. Sau đó, Gucci phải lên tiếng xin lỗi, cho rằng đó chỉ là sự cố và không chế giễu tôn giáo hay sắc tộc nào.
Không chỉ Gucci, nhà mốt Moncler từng dính phốt với chiếc áo phao thêu họa tiết gương mặt người da đen với đôi môi đỏ. Nhiều người kêu gọi tẩy chay sau hình ảnh này. Hãng sau đó tự bào chữa rằng hình ảnh thực sự là khuôn mặt của chim cánh cụt, không ám chỉ một người nào.
Video đang HOT
Burberry cũng từng tạo nên luồng tranh cãi với sản phẩm nhạy cảm đính dây thòng lọng quanh cổ. Chiếc áo của nhà mốt Anh bị công chúng cho rằng đang ám chỉ đến những người tự tử. Sau khi nhận nhiều chỉ trích, hãng cũng lên tiếng xin lỗi và loại bỏ thiết kế ra khỏi bộ sưu tập.
Các thương hiệu bình dân cũng trở thành tâm điểm của sự chỉ trích với những sản phẩm nhạy cảm. Sau thành công của bộ phim Black Panther, hãng Forever 21 cũng “ăn theo” với sản phẩm gắn mác siêu anh hùng báo đen cùng dòng chữ “Wakanda Forever”. Tuy nhiên, mẫu áo không nhận được sự đón nhận của khán giả, ngược lại họ còn tẩy chay thương hiệu khi sử dụng người mẫu da trắng để quảng bá cho sản phẩm lấy cảm hứng từ người da màu.
Việc phân biệt chủng tộc đến nay vẫn là vấn đề đáng quan ngại. H&M cũng từng tạo nên “làn sóng” phản đối và tẩy chay khi dùng một em bé da màu mặc hoodie in dòng slogan “Coolest Monkey In The Jungle”. Giới mộ điệu cho rằng hành động này đã xúc phạm nặng nề người mẫu nhí và cộng đồng người da màu trên thế giới.
Hãng Uniqlo từng bán một thiết kế quần khaki được đính kết thêm phần túi ngay điểm nhạy cảm. Theo chia sẻ, người mặc có thể dễ dàng đựng những vật dụng nhỏ như chìa khóa, vài đồng xu… Nhận nhiều ý kiến trái chiều ở thị trường Nhật, một bộ phận cho rằng chiếc quần phản cảm, nhưng không ít người lại bênh vực khẳng định đây là sự sáng tạo độc đáo.
BST Thu – Đông 2019 của nhà mốt Stella McCartney mang đến những trang phục màu sắc hay các mảnh ghép patchwork độc đáo. Tuy nhiên, thiết kế áo sơ mi đã thử thách trí tưởng tượng của người đối diện với họa tiết đám mây trông giống bộ phận nhạy cảm trên cơ thể nam giới.
Theo news.zing.vn
Topshop đệ đơn phá sản tại Mỹ, đóng cửa toàn bộ cửa hàng
Thương hiệu thời trang bình dân Anh Quốc Topshop chuẩn bị đóng cửa toàn bộ 11 cửa hàng tại Mỹ vì kinh doanh thua lỗ.
Năm 2009, thương hiệu thời trang bình dân đình đám Anh Quốc Topshop chính thức đổ bộ vào nước Mỹ với tham vọng tạo nên một đế chế hùng mạnh tại đây. Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 10 năm của hãng tại xứ sở cờ hoa nhưng tiếc rằng dấu mốc này lại gắn với một cái kết buồn. Mới đây, Topshop đã đệ đơn phá sản tại Mỹ và chuẩn bị đóng cửa toàn bộ 11 cửa hàng của hãng tại đây.
Do tình hình buôn bán thua lỗ, thương hiệu thời trang bình dân Topshop sẽ đóng cửa toàn bộ 11 cửa hàng tại Mỹ.
Tuy đóng cửa toàn bộ các cửa hàng tại Mỹ nhưng Topshop (cùng với dòng thời trang nam giới Topman) vẫn sẽ tiếp tục duy trì hình thức bán hàng online cũng như phân phối sản phẩm qua các đối tác bán buôn tại Mỹ, đơn cử như Nordstrom.
Topshop chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Mỹ vào năm 2009. Tuy nhiên, thương hiệu đến từ xứ sở sương mù đã không thể thực hiện tham vọng bành trướng của mình khi tính đến thời điểm trước khi phá sản, hãng chỉ mở được tổng cộng 11 cửa hàng trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, con số quá đỗi khiêm tốn so với các thương hiệu đối thủ cùng phân khúc giá mà đơn cử là Zara với hơn 300 cửa hàng tính riêng tại Mỹ. Topshop có hơn 500 cửa hàng trên toàn thế giới, riêng 300 cửa hàng trong số đó là ở quê nhà Anh Quốc.
Từng là thương hiệu bình dân được yêu thích nhưng những năm gần đây, tình hình kinh doanh của Topshop ngày càng giảm sút.
Không riêng tại Mỹ, tình hình làm ăn nói chung của Topshop đã có dấu hiệu tụt dốc từ vài năm nay khi hãng phải cạnh tranh với hàng loạt đối thủ đồng hương sừng sỏ khác như ASOS và Boohoo. Cả 2 thương hiệu này đều được đánh giá là nhỉnh hơn Topshop về cả tốc độ sản xuất hàng cũng như độ nhanh nhạy trong khoản bắt sóng xu hướng.
Hiện Arcadia Group, công ty mẹ của Topshop cũng như nhiều thương hiệu nổi tiếng như Dorothy Perkins, Miss Selfridge... đang có mong muốn tái cơ cấu với hi vọng cải thiện tình hình. Bằng không, 19.000 nhân công hiện tại của tập đoàn này sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.
Thời gian qua, Philip Green, chủ tịch của Arcadia Group cũng dính líu đến hàng loạt cáo buộc về quấy rối tình dục, phân biệt chủng tộc và ngược đãi nhân viên. Vì lùm xùm này mà một bộ phận khách hàng đã kêu gọi tẩy chay các thương hiệu con của Arcadia Group.
Theo Trí thức trẻ
Gucci bị chỉ trích xúc phạm tôn giáo vì chiếc mũ gần 20 triệu đồng Một lần nữa nhà mốt Italy bị công chúng chỉ trích khi sản xuất chiếc mũ đội đầu đụng chạm đến văn hóa Trung Đông. Gucci bị cáo buộc với hành động "xúc phạm văn hoá" khi bày bán một sản phẩm thời trang tại cửa hàng bán lẻ Nordstrom. Chiếc mũ có tên "Indy full turban" từng gây tranh cãi trong show...