8 thắc mắc của tất cả những ai làm cha mẹ lần đầu
Lần đầu làm cha mẹ với quá nhiều điều mới mẻ, hẳn là ai trong chúng ta cũng bỡ ngỡ và có hàng trăm câu hỏi cần lời giải đáp. Dưới đây là những nỗi băn khoăn phổ biến thường khiến các ông bố bà mẹ trẻ bối rối nhất.
1. Tại sao phân của con tôi màu xanh lá cây?
Chất lượng “đầu ra” của con chính là một trong những điều khiến các bố mẹ đau đầu nhất. Bất cứ biểu hiện “khác thường” nào của chất thải mà em bé sản xuất ra cũng khiến bố mẹ rối bời tìm kiếm câu trả lời.
Trả lời: Theo một bài viết trên trang Baby Centre, phân màu xanh lá cây của trẻ sơ sinh “có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang thừa lactose (đường tự nhiên được tìm thấy trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu bé nhà bạn hay được cho ăn thường xuyên, nhưng không nhận được lượng sữa bổ lúc gần bú xong”. Điều này hoàn toàn có lý khi bạn thấy bé nhanh chóng ngủ gục trong khi vẫn đang còn bú mẹ.
2. Khi nào trẻ sơ sinh ngủ đêm?
Nhiều người biết dù thế nào con họ cũng sẽ ngủ đêm, nhưng vẫn muốn nghe kinh nghiệm từ nhiều nguồn về nuôi dạy con cái. Họ luôn muốn có gì đó để tìm hiểu, thậm chí đơn giản như kiểu “bạn không hề đơn độc”.
Trả lời: Không có câu trả lời cụ thể nào, chỉ có những phương pháp khác nhau để giúp con bạn ngủ qua đêm. Điều vô cùng hữu ích ở đây là bạn biết rằng mình không đơn độc trong nhiệm vụ cho con đi ngủ và thấy được giúp rất nhiều khi nhìn thấy cụm từ “cuối cùng sẽ xảy ra” mà thôi.
3. Cách làm những món ăn nguội mà vẫn ngon?
Khi bạn có em bé, cuộc sống của bạn dựa trên lịch sinh hoạt của bé. Điều đó có nghĩa là khi bạn nấu xong bữa tối cho gia đình, cũng là lúc con muốn ăn, như vậy bữa tối của bạn phải để sang một bên. Đến lúc được ăn, tất nhiên món ăn đã nguội lạnh. Đó là lý do tại sao các mẹ muốn làm gì đó “vẫn ngon” dù không còn nóng.
Trả lời: Ngoài bánh pizza có vị lạnh tuyệt vời, rất nhiều các món nguội vẫn có hương vị ngon khác “chờ bạn” khám phá. Bằng cách làm những món này, bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì hoặc mất thời gian vào nấu nướng quá nhiều.
4. Làm thế nào để bé khỏi đau bụng?
Đây là câu hỏi nhiều người thường xuyên “google” khi bắt đầu làm cha mẹ để tìm được lời khuyên và câu trả lời tốt nhất cho mình.
Trả lời: Có rất nhiều các bài báo và mục tư vấn về cách xử lý nhằm giúp giảm bớt sự khó chịu của bé trên các trang báo uy tín.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa: Internet)
5. Có thể uống nhiều cà phê trong khi cho con bú?
Với những đêm không ngủ, đau nhức cơ bắp vì chăm con, cà phê là thứ cần thiết cho những ai lần đầu làm mẹ. Nhưng họ lại lo ngại uống nhiều cà phê sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú.
Trả lời: Cách duy nhất để biết liệu bạn đang có quá nhiều caffeine hay không là theo dõi em bé của mình. Nhiều trang báo khuyên không nên uống hơn năm tách cà phê một ngày và cung cấp thông tin về lượng caffeine cho mỗi lần uống.
6. Câu hỏi: Khi nào rốn của con sẽ rụng?
Một câu hỏi được tra cứu khá nhiều vì hầu như ai cũng muốn biết thông tin khi nào cuống rốn sẽ rời ra.
Trả lời: Cuống rốn của em bé sẽ rụng trong vòng khoảng hai tuần sau khi sinh.
7. Bạn sẽ làm gì cả ngày với con?
Trẻ sơ sinh không làm gì nhiều ngoại trừ nằm ngủ, khóc và đòi ăn. Thật khó để tìm làm gì đó với con khi bé không tương tác với bạn, chính vào thời điểm bạn không muốn kìm hãm sự phát triển của con.
Trả lời: Điều tuyệt vời của internet và blog đó là bạn có thể dễ dàng tìm thấy những rắc rối hàng ngày của các phụ huynh khác đang gặp phải với đứa con mới sinh của mình. Thật sự rất hữu ích để đọc và biết rằng bạn không phải là người duy nhất không biết phải làm gì và lấy ý kiến từ những người đang làm cha mẹ khác có cùng cảnh ngộ với mình.
8. Mọc răng sớm nhất khi nào?
Nếu nghĩ rằng việc một em bé bắt đầu mọc răng chỉ một vài tháng tuổi thì quá sớm, ông bố bà mẹ trẻ thường chắn chắn sẽ lên tra Google để có được thông tin họ muốn.
Trả lời: Mọc răng có thể bắt đầu sớm nhất là 3 tháng hoặc sau 12 tháng, với mức trung bình là khoảng 7 tháng tuổi để răng mọc ra. Lời khuyên này một lần nữa củng cố cho những ai còn lo lắng khi nghĩ con mình mọc răng quá sớm như vậy.
Theo Maskonline
Dấu hiệu nhận biết sớm con mọc răng
Sốt, tiêu chảy, thích cắn gặm... là những biểu hiện cho thấy bé đang trong giai đoạn mọc răng.
Tối qua hai vợ chồng tôi rảnh nên đưa con sang nhà ông bà ngoại chơi. Không thấy mọi người bế cu Bin nhà cậu ra phòng khách, tôi hỏi thì mới biết bé sốt cả ngày nay mà chưa thấy hạ, nhét đầu ti vào miệng nhưng không chịu bú cứ khóc hoài.
Tôi hỏi có phải Bin mọc răng không thì mợ nói chắc không phải vì Bin mới được có 4 tháng. Tôi giải thích có những trẻ mọc răng sớm hoặc muộn hơn bình thường chứ không phải lúc nào cũng chuẩn 6 tháng. Rồi tôi kể mợ nghe các dấu hiệu mọc răng của bé Măng nhà tôi thì mợ nói là trúng phóc những biểu hiện của cu Bin mấy hôm nay.
Chảy nhiều nước dãi
Hồi ấy, bé Măng nhà tôi chảy dãi nhiều lắm, mấy cái yếm dãi cuốn quanh cổ cho con chỉ một lúc không thay là ướt đẫm. Dãi chảy nhiều còn khiến ban đỏ nổi quanh cằm làm tôi lo lắng vô cùng.
Tìm hiểu tôi mới biết quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với các bé từ 10 tuần - 4 tháng tuổi, dù không mọc răng, hiện tượng chảy nước miếng cũng rất phổ biến. Cho nên, các mẹ cần tìm hiểu thêm các dấu hiệu khác nữa mới có thể khẳng định có phải bé sắp mọc răng hay không.
Khi mọc răng, bé chảy nước dãi rất nhiều (Ảnh minh họa)
Lợi nhô lên
Nếu nhìn kỹ, các mẹ sẽ thấy mờ mờ ở dưới lợi là phần trên của răng sắp mọc. Để kiểm tra kỹ hơn, các mẹ có thể dùng ngón tay sạch ấn nhẹ lên lợi của bé xem có thấy phần nào gồ lên không. Trong một số trường hợp, phần lợi nhô lên của bé có thể có màu hơi tái. Điều này xảy ra là do chảy máu nhẹ phía dưới lợi khi mọc răng. Hiện tượng này sẽ sớm biến mất, các mẹ không cần lo lắng quá.
Bé thích cắn, gặm
Khi mọc răng, mầm răng nhô lên khỏi lợi khiến bé đau và khó chịu. Vì thế, bé có xu hướng cho bất cứ thứ gì vào miệng để cắn và nhai cho đỡ đau. Còn nhớ hồi ấy bé Măng nhà tôi cũng thế, hễ cứ có cái gì trong tay như đồ chơi, thìa hoặc thậm chí là ngón tay thôi, là cũng cho hết vào miệng để gặm.
Tật hay cắn gặm lúc mọc răng cũng khiến tôi rất khổ sở vì bé cứ nhay nhay đầu vú khiến mẹ đau điếng người. Sau được mách, tôi hay cho bé nhai núm ti giả sạch đã để lạnh trong tủ, ngậm ti giả lạnh bé sẽ thấy đỡ đau. Thêm nữa , lúc ấy, bé cũng bắt đầu ăn dặm rồi nên tôi hay cho bé cầm trái cây xắt miếng để gặm cho đỡ ngứa lợi.
Cáu kỉnh và khó tính
Vì đau nên trong giai đoạn mọc răng, ngoài hiện tượng sốt các bé còn liên tục quấy khóc. Đến cả lúc bú bé Măng nhà tôi cũng đẩy ra, không thèm ti mẹ. Những lúc như thế này tôi thường không ép con mà vắt sữa ra cốc rồi dùng thìa đút.
Không chỉ trong chuyện ăn uống, những cơn đau khó chịu khi mọc răng còn khiến các bé cáu kỉnh cả khi ngủ. Với bé Măng nhà tôi, trong khoảng thời gian mọc răng, lúc nào tôi cũng phải trực bên cạnh khi con ngủ để dỗ bất cứ lúc nào con thức giấc.
Sốt và tiêu chảy
Hầu như trẻ nào mọc răng cũng sẽ bị sốt. Tuy nhiên, trẻ thường chỉ sốt nhẹ, các mẹ chỉ cần chườm khăn mát để hạ nhiệt cho bé. Đối với một số bé, hiện tượng sốt cao trên 38oC có thể xảy ra ra nhưng không kéo dài. Nếu con sốt cao quá, các mẹ có thể cho con dùng thuốc, tuy nhiên mẹ phải đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi cho con uống.
Kèm với hiện tượng sốt, bé còn có thể bị tiêu chảy. Khi thấy con có hiện tượng tiêu chảy, mẹ cần theo dõi kỹ, tránh để xảy ra tình trạng mất nước đồng thời cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, thường xuyên bổ sung nước.
Kéo tai, dùng tay chà vào má
Vì lợi, tai và má có chung dây thần kinh và tác động qua lại lẫn nhau nên khi mọc răng, trẻ cũng sẽ cảm thấy khó chịu ở cả vùng tai và má. Bé thường có hành động kéo tai, hoặc dùng tay chà vào má để cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưy ý bởi biểu hiện kéo tai có thể không liên quan đến chuyện mọc răng. Khi bị viêm tai, bé cũng có biểu hiện này. Do đó, các mẹ cần quan sát kỹ kết hợp thêm với những biểu hiện ở trên để khẳng định xem bé kéo tai là do mọc răng hay viêm tai.
Theo Khám Phá
Con viêm phổi nặng vì mẹ thích hôn miệng Thêm một tai nạn đau lòng cảnh báo cha mẹ: bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị viêm phổi nặng chỉ vì lỗi không ai ngờ. Mắc bệnh vì lý do chủ quan Bệnh viện Nhi tỉnh Trùng Khánh (Trung Quốc) vừa tiếp nhận một trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có dấu hiệu sổ mũi, ho, khó thở, quấy khóc,...