8 tai nghe không dây chống ồn cao cấp
Sản phẩm từ Sony, B&O và Sennheiser vừa có kết nối không dây, vừa chống ồn chủ động, nhưng giá cao, ngoài khả năng cuả nhiều người.
Sony WI-1000XM2 (7 triệu đồng)
WI-1000XM2 được cải tiến mạnh về thiết kế. Sản phẩm mới có neckband silicone dẻo có thể gấp gọn và chỉ nặng 85g. Người dùng có thể đeo tai nghe này trong thời gian dài hay chơi thể thao không bị khó chịu. Sản phẩm sử dụng chip xử chống ồn QN1 cùng cảm biến Dual Noise Sensor nên có khả năng chống ồn không thua kém các mẫu tai nghe chụp tai. WI-1000XM2 còn mang công nghệ Atmospheric Pressure Optimising, cân bằng áp suất và loại các tiếng ồn, ù khi đi máy bay, ngoài ra còn hỗ trợ trợ lý ảo thông minh Google Assistant và Alexa. Sony đã trang bị cổng USB C cho tai nghe mới của mình, cùng một giắc 3,5 mm và adapter để kết nối với hệ thống âm thanh trên máy bay cho người dùng hay di chuyển. Ngoài thời lượng pin 10 tiếng, sản phẩm cũng hỗ trợ sạc nhanh với 80 phút sử dụng sau 10 phút sạc.
Airpods Pro (7,4 triệu đồng)
AirPods Pro có thiết kế cải tiến so với thế hệ cũ. Tai nghe dạng in ear cùng đệm silicon đem lại chất lượng âm thanh tốt, đồng thời tích hợp tính năng chống ồn chủ động. Ngoài ra, AirPods Pro còn có hệ thống ven điều áp chống ù tai. Sản phẩm sử dụng chip H1 do Apple thiết kế với 10 nhân xử lý âm thanh. Tính năng chống ồn chủ động với micro ở trong và ngoài tai để xử lý tín hiệu âm thanh ở bên ngoài. Model này có thêm chế độ Transparency cho phép người dùng nghe âm thanh bên ngoài trong khi đang nghe nhạc hay gọi điện. AirPods Pro có thời lượng pin 5 tiếng khi nghe nhạc. Nếu mở chế độ chống ồn chủ động, thời gian sử dụng giảm xuống còn 4,5 tiếng và 3,5 tiếng nếu sử dụng để gọi điện thoại. Hộp đựng AirPods Pro tích hợp pin, nâng tổng thời gian sử dụng lên 24 tiếng nếu dùng nghe nhạc và 18 tiếng gọi điện.
B&O Beoplay H9i (15,8 triệu đồng)
Tai nghe chụp tai của B&O là mẫu “over-ear” không dây chống ồn đắt nhất thị trường. Trên mỗi tai nghe là có 2 micro dành riêng cho tính năng đàm thoại, bên cạnh đó, 4 micro cho tính năng chống ồn với 2 chiếc cho mỗi bên tai. Điểm nổi bật so với các mẫu tai nghe “over-ear” khác là sản phẩm của B&O có cảm biến khoảng cách nên tự nhận biết và tự động tắt nhạc khi người dùng đã bỏ tai nghe ra. Sản phẩm hỗ trợ giắc cắm 3,5mm bên cạnh kết nối Bluetooth nên người dùng có thể kết nối với các thiết bị phát khác nhau. Thời lượng pin của tai nghe lên đến 24 giờ nếu sử dụng dây nối 3,5 mm và 18 giờ với kết nối Bluetooth.
Sennheiser Momentum True Wireless (9 triệu đồng)
Đây là tai nghe True Wireless chuẩn audiophile đầu tiên của Sennheiser. Sản phẩm được đánh giá có chất âm hơn hẳn các các model True Wireless khác. Tuy nhiên, tai nghe đến từ thương hiệu âm thanh Đức có thiết kế củ tai lớn gây khó chịu khi mang lâu. Thời lượng pin của model này không cao, chỉ đạt 4 tiếng, hộp sạc hỗ trợ thêm 8 tiếng sử dụng. Người dùng cũng có thể truy cập vào các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant khi chạm vào tai nghe.
Sennheiser Momentum Wireless (11 triệu đồng)
Momentum Wireless là tai nghe thế thệ thứ ba của dòng flagship Momentum của hãng tai nghe tới từ Đức với thiết kế phần chụp tai hình bầu dục quen thuộc. Sản phẩm được trang bị hệ thống micro riêng biệt ở hai bên tai dành cho tính năng chống ồn chủ động. Sennheiser cho người dùng tuỳ chỉnh 3 mức chống ồn khác nhau, tuỳ thuộc môi trường sử dụng. Bên cạnh đó, model này có thêm ứng dụng Tile – giúp tìm tai nghe, điều chỉnh áp suất khi đi máy bay, xem dung lượng pin… Tai nghe cũng hỗ trợ các trợ lý ảo thông dụng nhất hiện nay như Siri, Alexa và Google Assistant. Thời lượng pin của sản phẩm là 17 giờ khi mở tính năng chống ồn.
Sony WF-1000XM3 (5,5 triệu đồng)
WF-1000XM3 được thiết kế lại từ hộp đựng đến tai nghe so với thế hệ đầu tiên – WF-1000X. Tai nghe có khả năng khử ồn tốt hơn thế hệ đầu nhờ mang nhiều công nghệ mới, như bộ xử lý chống ồn HD QN1e, cùng cảm biến tiếng ồn kép (2 micro trước và sau) để thu nhận âm thanh đầy đủ từ môi trường xung quanh. Sony là hãng đầu tiên trang bị van điều áp giúp người dùng không bị ù tai khi đi máy bay. Mỗi bên có chip Bluetooth riêng biệt nên có thể sử dụng độc lập, trải nghiệm tốt hơn so với thế hệ cũ và không còn độ trễ khi nghe nhạc. Thời lượng pin của sản phẩm là 8 giờ. Khi sử dụng hộp sạc, người dùng có thể sử dụng thêm liên tục 18 đến 24 giờ nữa. Tai nghe này hỗ trợ sạc nhanh với 10 phút sạc cho 90 phút sử dụng.
Video đang HOT
Bose Noise Cancelling Headphones 700 (11 triệu đồng)
Đây là tai nghe chụp tai với khả năng chống ồn tốt nhất của Bose hiện nay. Sản phẩm được trang bị hệ thống micro cho phép khử ồn 11 cấp độ khác nhau. Ngoài ra, nó còn tích hợp Bose AR, nền tảng tương tác thực tế ảo về âm thanh của Bose. Người dùng sẽ được nghe thêm các thông tin, âm thanh, tiếng động về khu vực mình đang đứng nhờ vào các cảm biến cũng như định vị trên thiết bị. Bose Noise Cancelling Headphones 700 có thời lượng pin cao, đạt 20 tiếng. Sản phẩm có kết nối USB-C, sạc nhanh 15 phút cho 3,5 tiếng sử dụng.
Sony WH-1000XM3 Wireless Noise (8,5 triệu đồng)
Sản phẩm mang thiết kế truyền thống của dòng WH-1000X, vẫn là khung kim loại kết hợp với nhựa và da, nhưng được giảm trọng lượng xuống còn 255 gram, nhẹ hơn những chiếc tai nghe chụp tai từ B&O hay Bose… Sản phẩm được trang bị chip xử lý HD Noise Cancelling Processor QN1 cùng công nghệ Sense Engine và Adaptive Sound Control nên tự động điều chỉnh mức chống ồn và cường độ âm thanh xung quanh khi cần thiết. Người dùng có thể chạm vào tai nghe để tắt nhạc và nói chuyện với người ngoài mà không cần tháo ra. Sản phẩm cũng có công nghệ chống ồn dành riêng cho máy bay Atmospheric Pressure Optimization. Thời lượng pin là điểm ấn tượng nhất của sản phẩm với 30 giờ sử dụng, sạc nhanh trong 10 phút cho 5 giờ nghe.
Theo vnexpress
So sánh Apple AirPods Pro và Huawei Freebuds 3: Chọn inear hay earbuds?
Apple AirPods Pro và Huawei Freebud 3 là hai mẫu tai nghe True Wireless với tính năng chống ồn chủ động đang thu hút rất nhiều sự chú ý.
Trong trường hợp bạn đang băn khoăn giữa 2 sản phẩm, bài viết này sẽ giúp bạn mổ sẻ ưu - nhược của từng mẫu tai nghe và đưa ra quyết định đúng đắn.
Thiết kế
Nói một cách thẳng thắn, Freebud 3 sở hữu thiết kế tương tự mẫu AirPods 2 từ Apple. Và tôi gặp vấn đề rất dễ làm rơi Freebud 3 mỗi lần cúi xuống mang giày, điều này tôi cũng từng gặp phải trên AirPods 2. Ngoài trải nghiệm đeo, Freebud 3 còn làm rất tốt việc mô phỏng vẻ đẹp của của Apple ở chi tiết nắp kim loại ở phần thân của tai nghe.
AirPods Pro thì có thiết kế vừa cũ vừa mới, giống như hầu hết các tai nghe dạng nhét tai, AirPods Pro cũng đi kèm với ba cỡ nút tai silicon khác nhau để phù hợp với nhiều người hơn, cũng đồng nghĩa rằng chúng khó rơi hơn.
Cả AirPods Pro và Freebud 3 đều đi kèm với hộp sạc nhỏ gọn tương tự nhau, nhưng không giống hoàn toàn. AirPods Pro có hộp sạc hình chữ nhật trong khi Freebud 3 có hộp sạc hình tròn, cả hai đều dễ sử dụng và rất gọn để mang theo. Trải nghiệm lấy tai nghe ra - vào gần như hệt nhau, cùng cho cảm giác thoải mái và vừa vặn.
Giữa thiết kế mới vừa vặn hơn và thực tế là thiết kế Freebud 3 chỉ là cải tiến từ AirPods đời đầu. AirPods Pro chiến thắng hạng mục này.
Người chiến thắng: AirPods Pro
Chống ồn chủ động
Tính năng chính mà Apple và Huawei tự hào về tai nghe của họ là chống ồn chủ động. Tuy nhiên thiết kế cơ bản khác nhau: AirPods Pro thiết kế dạng nhét tai, còn Freebud 3 vẫn là kiểu đeo ngoài tai.
Sở hữu nút tai silicon phần nào giúp tai nghe của Apple chống ồn tốt hơn. Mặc dù Huawei tuyên bố sẽ giảm tiếng ồn tới 15dB, tuy nhiên thiết kế mở của Freebud 3 vẫn khiến tiếng ồn có thể lọt vào. Hơn nữa, AirPods Pro có chế độ tạm thời tắt chống ồn để bạn nghe những gì xung quanh. Trường hợp này thì người chiến thắng hiển nhiên là AirPods Pro.
Người chiến thắng: AirPods Pro
Chất âm
Cả hai vẫn là tai nghe và chất lượng âm thanh vẫn là thứ tối quan trọng. AirPods Pro có xu hướng đẩy dải âm trầm mạnh hơn một chút so với các dải khác. Ngược lại trên Freebud 3, phầm âm trầm được thể hiện hơi yếu. Điều này cũng một phần do thiết kế nhét trong tai của AirPods Pro khiến cho các âm trầm được giữ lại trọn vẹn hơn.
Âm trung của AirPods Pro cũng được tái hiện sống động hơn so với Freebud 3, các nhạc cụ như guitar và giọng hát phát ra rõ ràng và tự nhiên. m cao được lại được thể hiện tốt hơn trên Freebud 3 khiến âm thanh nghe có vẻ sáng hơn.
Người chiến thắng: AirPods Pro
Khả năng đàm thoại
Nói về khả năng thu âm, AirPods Pro cần như có độ nhạy đều nhau trên mọi dải âm. Huawei Freebud 3 thì sẽ nhạy hơn một chút với các dải âm trầm, điều này sẽ giúp người đối diện có cảm giác âm thanh ở gần hơn khi gọi điện, quay video, cũng đồng thời giúp nghe tiếng nói rõ hơn.
Người chiến thắng: Huawei Freebud 3
Kết nối
Apple AirPods sử dụng chip H1 bên trong, đảm bảo kết nối liền mạch với điện thoại, laptop. Quá trình ghép nối cũng diễn ra rất đơn giản, chỉ cần mở nắp AirPods, thiết bị iOS đặt cạnh sẽ mở một màn hình hướng dẫn hết nối rất trực quan.
Tương tự, Huawei có chip Kirin A1 bên trong và công nghệ Bluetooth 5.1. Mỗi bên tai nhận dữ liệu âm thanh trực tiếp từ thiết bị nguồn, cho độ trễ ngắn hơn. Nhìn chung, chip A1 mang lại trải nghiệm tốt và liền mạch tương tự AirPods.
Huawei Freebud 3 cũng có cơ chế nhận diện tai nghe và hướng dẫn kết nối trên các điện thoại Huawei. Với các thiết bị của hãng khác, bạn sẽ phải giữ nút ghép nối Bluetooth sau đó kết nối qua menu Bluetooth của điện thoại.
Người chiến thắng: Hòa
Thao tác cử chỉ
Cả hai đều có các thao tác điều khiển cơ bản tương tự nhau để điều chỉnh âm lượng hoặc thay đổi bài hát. Tuy nhiên Apple có vẻ làm tốt và ổn định hơn, trên Freebud 3 đôi lúc vẫn không nhận dạng được cử chỉ khiến tôi phải làm lại.
Người chiến thắng: AirPods Pro
Thời lượng pin
Với thử nghiệm phát âm thanh ở mức 75dB, AirPods Pro kéo dài 5 giờ 6 phút khi được kết nối với iPad Pro. Apple cũng tuyên bố hộp sạc của thiết bị có thể sạc đủ pin để bạn nghe thêm khoảng 24 giờ.
Huawei Freebud 3 thì trụ được khoảng 4 giờ 7 phút khi được kết nối với P30 Pro. Hộp sạc cung cấp thêm 20 giờ nghe nữa, và chỉ mất khoảng một giờ để sạc từ 0 đến khi đầy.
Về cách nạp pin cho hộp sạc, Apple sử dụng cổng Lightning có thể dùng chung với iPhone hiện đang dựa vào. Còn Freebud 3 dùng cổng tương thích với hầu hết mọi loại thiết bị hiện nay, bạn dễ dàng mượn được sạc của ai đó trong các tình huống bất ngờ. Về điều này Free Free 3 có vẻ hấp dẫn hơn.
Người chiến thắng: Hòa
Giá bán
Mức giá 249 USD của AirPods Pro là rào cản với hầu hết mọi người. Huawei thì định giá Freebud 3 chỉ thấp hơn một chút với khoảng 220 USD - không hề rẻ, nhưng chắc chắn cạnh tranh hơn.
Người chiến thắng: Huawei Freebud 3
Vậy bạn nên mua AirPods Pro hay Huawei Freebud 3?
Nếu bạn là một người dùng iOS, câu trả lời là hiển nhiên. Bạn có thể tận dụng tối đa AirPods Pro. Tương tự, người dùng Huawei sẽ có được chất lượng âm thanh tốt hơn một chút từ Freebud 3, nhờ kết nối được tối ưu hóa với điện thoại cùng hãng.
Ngoài ra, AirPods Pro có lợi thế rõ ràng ở khả năng chống ồn chủ động Freebud 3. Tai nghe True Wireless duy nhất khác tốt hơn AirPods Pro ở chế độ chống ồn chủ động là Sony WF-1000XM3.
Vì vậy, nếu bạn sử dụng Android và muốn có các tính năng tương tự như AirPods Pro, thì Sony WF-1000XM3 hiện là lựa chọn tốt nhất của bạn.
Theo cellphones
AirPods Pro thật thú vị: Trông thì giống cái máy sấy nhưng lại có mùi việt quất Tên thương hiệu là Apple nên có lẽ các sản phẩm cũng phải có tí hơi hướng hoa quả nó mới hợp phong thủy chăng? Vào tháng 10 vừa qua, Apple đã cho ra mắt mẫu tai nghe không dây AirPods Pro với thiết kế có phần hơi quái dị, ngay lập tức trở thành cảm hứng chế meme bất tận cho cộng...