8 sự thật về những vụ xả súng ở Mỹ
Xả súng ở Mỹ đã xảy ra như cơm bữa, trong đó đa số nạn nhân của những kẻ xả súng lại là thành viên trong gia đình.
Xả súng ở Mỹ đã xảy ra như cơm bữa, trong đó đa số nạn nhân của những kẻ xả súng lại là thành viên trong gia đình.
Vấn đề bạo lực liên quan đến súng đạn đang gây chia rẽ nước Mỹ, nơi người dân có quyền sở hữu sử dụng súng vốn được quy định trong lần sửa đối thứ hai của hiến pháp nước này.
Ngày 23/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thừa nhận rằng, việc không thông qua được luật kiểm soát súng đạn ở Mỹ là thất bại lớn nhất trong nhiệm kỳ của ông. Ông Obama cũng tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng vấn đề kiểm soát súng đạn ở Mỹ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đau buồn sau một vụ xả súng tại nhà thờ ở Nam Carolina.
Sau đây là 8 sự thật về những vụ xả súng ở Mỹ:
1. 160 vụ xả súng ở nước Mỹ từ năm 2000 đến 2013
Một nghiên cứu của FBI cho thấy, có 160 vụ xả súng xảy ra ở nước Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2013, với số nạn nhân lên tới 1.043 người. Chính phủ Mỹ yêu cầu FBI thực hiện nghiên cứu này vào năm 2014 để cung cấp các dữ liệu cho cơ quan thực thi pháp luật của địa phương, các bang và liên bang, nhằm ngăn chặn và đối phó với những vụ xả súng tương tự.
Nghiên cứu của FBI cho thấy, trung bình mỗi năm ở nước Mỹ xảy ra 11,4 vụ xả súng và 70% vụ việc xảy ra trong các khu thương mại, kinh doanh hay trường học.
2. Số người thiệt mạng trong các vụ xả súng ngày càng tăng
USA Today cho hay, từ năm 2006 đến nay, với số người thiệt mạng ngày càng tăng và cứ 14 ngày lại có một vụ xả súng xảy ra trên 40 trong tổng số 50 bang nước Mỹ.
3. Nạn nhân là các thành viên trong gia đình
Nạn nhân của kẻ xả súng chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như trong vụ xả súng xảy ra ở Tulsa, Oklahomam, hai cậu thiếu niên đã bắn chết bố mẹ và ba người anh em ruột của mình.
Video đang HOT
4. Mỹ là quốc gia bạo lực nhất thế giới?
Phó giáo sư Kieran Healy, trường Đại học Duke, tiết lộ một biểu đồ năm 2012 cho thấy, Mỹ là quốc gia bạo lực nhất trong số các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
5. Xả súng thường xảy ra ở miền Nam nước Mỹ
Các vụ xả súng giết người hàng loạt và bạo lực xảy ra phổ biến hơn ở miền nam nước Mỹ, theo số liệu thống kê mà phó giáo sư Healy tiết lộ.
6. Dùng súng để tự tử
Trung tâm Nghiên cứu Kiểm soát thương tích Harvard đã trình bày phân tích cho thấy, số người sử dụng súng để tự tử thay ngày càng gia tăng.
7. Mối liên quan giữa tỷ lệ giết người và số người sở hữu súng
Tổng số người chết vì súng đạn ở những bang có quy định kiểm soát súng chặt chẽ thấp hơn so với các bang khác.
Khoảng bốn năm trước, chuyên gia kinh tế Mỹ Richard Florida phân tích: “Bạo lực súng đạn xảy ra ít hơn ở những bang có nền kinh tế phát triển hơn, tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao hơn và quy định sử dụng súng nghiêm ngặt hơn”.
8. Người Mỹ chia rẽ về luật sử dụng súng
Người Mỹ đang tranh luận về việc liệu quy định kiểm soát súng nên được thắt chặt hay không?
Trang Pollingreport.com cho biết, 49% công dân Mỹ ủng hộ việc thắt chặt hơn quy định sử dụng súng, trong khi 49% phản đối điều này và 1% không cho biết ý kiến.
Thiên An (Theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
Nghẹn ngào lời vĩnh biệt của con cháu gửi tới ông Lý Quang Diệu
Khi nắp linh cữu mở ra lần cuối, các thành viên trong gia đình ông Lý Quang Diệu nghẹn ngào nói lời vĩnh biệt người cha, người ông tôn kính.
Theo tin tức trên Strait Times, đúng 6h10 ngày 29/3, linh cữu ông Lý Quang Diệu được đặt ở sảnh 1 Đài hóa thân Mandai. Bà Lý Vỹ Linh, con gái của ông Lý Quang Diệu, đặt tấm di ảnh trước linh cữu. Sau đó, quốc kỳ phủ trên linh cữu được nhấc lên, gấp lại và trao cho con trai cả của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu - ông Lý Hiển Long.
Linh cữu của ông Lý Quang Diệu được đưa tới Đài hóa thân Mandai ngày 29/3.
Khi nắp linh cữu được mở ra lần cuối, các thành viên trong gia đình vị cố Thủ tướng lần lượt chia sẻ những kỷ niệm về người cha, người ông đáng kính.
"Chúng con ở đây để nói lời vĩnh biệt cuối cùng tới cha Lý Quang Diệu. Sau những nghi lễ trang trọng, trong giờ phút cuối cùng này, cha chỉ ở bên gia đình, những người bạn thân, những nhân viên trung thành và tận tụy, đội ngũ an ninh cùng các y bác sĩ đã chăm sóc tận tâm cho cha", đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long xúc động.
"Những ngày qua, rất nhiều lời đã được nói ra trước công chúng về cha. Những câu chuyện về cuộc đời cha đã được chia sẻ với tất cả người dân Singapore và thế giới. Nhưng chúng con có đặc ân được biết cha với tư cách là người cha, người ông, người anh lớn, người bạn, một lãnh đạo nghiêm khắc và tận tụy, một trụ cột của gia đình", vị Thủ tướng nói tiếp.
Vợ chồng ông Lý Hiển Long nói lời vĩnh biệt với người cha tôn kính tại Đài hóa thân Mandai.
Thủ tướng Lý Hiển Long nhớ lại những lần được cha dạy đi xe đạp: "Một lần con đạp xe qua cánh đồng, cứ nghĩ rằng cha vẫn ở đằng sau hỗ trợ cho con nhưng khi con nhìn lại thì không thấy cha. Con đã tự mình đạp xe được. Lúc đó, cha rất vui và con cũng vậy".
Bà Lý Vỹ Linh, trong bộ quần áo màu đen, tự nhận mình là người có nhiều điểm giống cha nhất trong số ba anh em, kể lại câu chuyện về sự ngoan cố của cha khi nhất quyết không chịu sử dụng hệ thống thang máy được lắp đặt trong nhà vốn để giúp ông lên xuống dễ dàng hơn. Bà nói mình có tính cách "mạnh mẽ" giống bố.
Bà gửi lời cám ơn các nhân viên đã dành hầu hết thời gian chăm sóc cho ông. Bà Lý chia sẻ về nỗi đau của mình, nói rằng, một tuần trôi qua đối với bà thật không hề dễ dàng.
Khi người giúp việc đưa chiếc ghế bên bàn ăn tối của ông Lý sát vào bức tường, bà cảm thấy nhói lòng. "Nhưng con không thể gục ngã", bà nói.
Bà Lý ngồi xuống và đôi khi cúi đầu để giấu đi cảm xúc khi các thành viên trong gia đình nói lời vĩnh biệt cha.
"Cảm ơn cha vì cha là người cha đặc biệt của con. Cha luôn ở đó hướng dẫn, khuyên nhủ mỗi bước con đi, nhưng cũng luôn sẵn sàng lùi lại để con tự tìm đường đi và đôi cánh cho riêng mình", ông Lý Hiển Dương tưởng nhớ người cha.
Li Hongyi, con trai của vợ chồng Thủ tướng Lý Hiển Long, và là một trong số những người cháu của ông Lý Quang Diệu, mang đến một chiếc máy ảnh.
"Khi ông nội tặng cháu chiếc máy ảnh này vài năm trước, ông đã nói rằng, ông hy vọng cháu sử dụng nó một cách có ý nghĩa", Hongyi nói.
Hongyi luôn muốn trở thành người giống ông nội.
"Ông đã chỉ cho cháu thấy rằng, bạn có thể làm nên điều khác biệt đối với thế giới này. Không chỉ làm nên sự khác biệt mà bạn còn có thể thực hiện điều đó mà vẫn ngẩng cao đầu. Bạn không cần phải lừa dối hay cướp đoạt. Bạn cũng không cần phải quyến rũ hay nịnh bợ ai. Bạn không cần quan tâm đến những thứ phù phiếm hay chơi những trò chơi ngớ ngẩn. Bạn chỉ cần làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống của chính mình và cách hay nhất để làm điều đó là bạn cần tạo ra những nguyên tắc đúng đắn và tự thực hiện", anh chia sẻ.
Li Shengwu (trái) và Li Hongyi, cháu nội của ông Lý Quang Diệu cầm di ảnh của cố Thủ tướng Singapore.
Li Shengwu, con trai cả của vợ chồng ông Lý Hiển Dương, cũng chia sẻ về tầm ảnh hưởng của ông nội với anh.
"Chúng cháu sẽ cố gắng để ông luôn cảm thấy tự hào", Shengwu nói.
Sau những điếu văn, mỗi thành viên gia đình đi quanh linh cữu ông Lý Quang Diệu, thả vào đó một bông hồng. Sau đó, các nhân viên lâu năm nâng linh cữu ông lên và đưa ông đi trong hành trình cuối cùng của ông. Thi hài ông được hỏa táng.
Khi còn sống, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã đề nghị được trộn tro cốt của ông với vợ, bà Kha Ngọc Chi, người đã qua đời năm 2010. "Tôi muốn phần tro cốt của mình sẽ trộn cùng với vợ và đặt cạnh nhau. Chúng ta đã cùng chia sẻ cuộc sống, và ta muốn tro của chúng ta được để chung sau khi qua đời", nguyện vọng xúc động của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Thiên Bình
Theo_Người Đưa Tin
Con thi trượt, phụ huynh đổ đất đá lấp đầy cổng trường Hôm 25/7, một sự việc hy hữu đã xảy ra tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cổng trường Tiểu học Ngoại Ngữ Sida bị khóa chặt; rác thải, đất đá lấp đầy cổng trước sự ngỡ ngàng của người dân nơi đây. Trong lúc hàng triệu học sinh hồ hởi chuẩn bị cho năm học mới thì nhiều ông...