8 sân vận động bóng đá kì lạ nhất thế giới
Sân vận động xây giữa biển, hay xung quanh là núi đồi, hay sân vận động với khán đài như ruộng bậc thang… tất cả sẽ có trong top 8 SVĐ dị biệt và kì lạ nhất thế giới.
1. SVĐ nổi The Float @ Marina Bay – Singapore
Sân vận động giữa vịnh Marina của Singapore.
Singapore rất biết cách gây kinh ngạc cho các du khách, ngay cả trong thể thao. Sân vận động The Float của nước này đúng với tên gọi của nó, bởi sân được xây ngay giữa vịnh Marina nổi tiếng của đảo quốc sư tử.
Với sức chứa 30 ngàn người, The Float không chỉ làm “cảnh” mà còn được sử dụng trong nhiều trận đấu. Tuy vậy, mặt cỏ nhân tạo tại đây không cho phép The Float được dùng cho các trận cầu ở cấp độ tuyển quốc gia. Sân này còn được dùng khá nhiều ở các buổi hòa nhạc và trưng bày quốc tế.
2. SVĐ Mmabatho – Mahikeng, Nam Phi
Sân Mmbatho ở Nam Phi với cấu trúc khán đài giống ruộng bậc thang.
Hoành tráng với sức chứa gần 60 ngàn người, sân Mmbatho là SVĐ lớ thứ năm của Nam Phi. Tuy vậy, sân này lại xui xẻo không nằm trong danh sách những sân được dùng ở World Cup 2010.
Điểm đặc biệt của Mmabatho là hàng ghế khán giả được xây theo phong cách đặc biệt theo từng ô và có thiết kế giống với ruộng bậc thang.
3. Sân Gospin Dolac – Croatia
Gospin Dolac – Imotski, Croatia – sân có núi non hùng vĩ bao quanh.
Sức chứa khá khiêm tốn với chỉ 4000 người, sân Gospin Dolac được dùng chủ yếu ở các trận cầu thuộc giải hạng Hai của Croatia.
Video đang HOT
SVĐ này tọa lạc 500 mét dưới một bờ vực, phía trên là hồ mang tên Plavo Jezero, người ta đồn rằng nếu sút một quả bóng đủ mạnh thì hoàn toàn có thể đưa nó đến ngay hồ.
4. Estadio BBVA Bancomer – Guadalupe, Mexico
Sức chứa 52 ngàn người, sân Estadio BBVV Bacomer khai trương năm 2015. Quang cảnh hùng vĩ có được là bởi SVĐ này được xây nên ngay trong khu có động vật hoang dã.
Điều này cũng gây tranh cãi cho các nhà bảo tồn động vật, thú quý hiếm.
5. Svangaskard – Toftir, Faroe Islands
Sân ở Faroe xây giữa đồi cây và quang cảnh bờ hồ xung quanh.
Đây là sân từng được tuyển quốc gia của Faroe Islands sử dụng, tại đây còn là nơi diễn ra một trận đấu thuộc khuôn khổ Vòng loại World Cup 1998.
Quang cảnh xung quanh của sân này là bờ hồ và đồi cây rất thơ mộng.
6. Igraliste Batarija – Trogir, Croatia
SVĐ ở Trogir, Croatia xây ngay kế bên khu bảo tồn di sản của UNESCO.
Sức chứa khiêm tốn 1000 CĐV, nhưng sân nhà của CLB Trogir, Croatia xây ngay trong khu vực bảo tồn của UNESCO. Từ sân có thể nhìn ra một pháo đài vốn đã tồn tại từ thế kỷ thứ 15.
7. Ottmar Hitzfeld Gspon Arena – Gspon, Switzerland
Không có thống kê cụ thể nào về sức chứa, nhưng Ottmar Hitzfeld đặc biệt ở chỗ nó là SVĐ cao nhất châu Âu.
Du khách và cả cầu thủ có thể đến đây bằng xe hơi, đi bộ hoặc…cáp treo. Khung cảnh từ sân nhìn xung quanh cũng là vô cùng ngoạn mục.
8. Estadio Municipal de Braga – Braga, Portugal
Sân nhà của Braga có một mặt tựa vào vách núi rất hoành tráng.
SVĐ Estadio Municipal de Braga thuộc quyền sở hữu của CLB Bồ Đào Nha Braga.
Sân có sức chứa hơn 30 ngàn cồ động viên và được xây giữa vách núi, trong đó có một mặt khung thành quay lưng về phía dãy núi rất hùng vĩ.
Mặt Trăng từng 'biến mất' gần 1.000 năm trước
Cách đây gần 1 thiên niên kỷ, một hiện tượng kì lạ đã xảy ra trong bầu khí quyển của Trái Đất: Mặt Trăng hoàn toàn biến mất và thế giới về đêm chìm vào bóng tối trong nhiều tháng.
Gần 1.000 năm trước, một hiện tượng kì lạ đã xảy ra trong bầu khí quyển của Trái Đất: Sự xuất hiện của một đám mây lưu huỳnh khổng lồ tỏa ra khắp tầng bình lưu. Hiện tượng này khiến Mặt Trăng hoàn toàn biến mất và thế giới về đêm chìm vào bóng tối trong nhiều tháng.
Thứ gì đã che lấp Mặt Trăng?
Tuy nhiên, bằng cách phân tích và thu thập lõi băng từ những bể khí lưu huỳnh, được hình thành bởi các đợt phun trào núi lửa sâu bên trong các tảng băng hoặc sông băng, các nhà nghiên cứu tin rằng cuối cùng họ cũng có câu trả lời.
Theo những ghi chép từ cách đây 1.000 năm, Mặt Trăng từng "biến mất" khỏi bầu trời vào năm 1110. Ảnh: Shutterstock.
Thời gian đầu, các nhà khoa học cho rằng lớp cặn lưu huỳnh có nguồn gốc từ vụ phun trào núi lửa Hekla của Iceland (hay còn được biết đến với cái tên "Cổng vào địa ngục") năm 1104 dựa vào lớp sunfat lắng đọng.
Thế nhưng suy đoán này đã dần bị bác bỏ do khả năng các lõi băng bị biến dạng theo thời gian bởi thời kì Greenland Ice Core Chronology 2005 (GICC05). Trong nghiên cứu mới nhất do nhà nghiên cứu sinh vật học Sébastien Guillet từ Đại học Geneva ở Thụy Sĩ dẫn đầu, các nhà khoa học kết luận Hekla không thể là nguyên nhân tạo ra những dấu vết sunfat này.
"Một phát hiện bất ngờ từ việc xác định niên đại lõi băng này là dấu vết của một núi lửa lưỡng cực kích thước lớn chưa được nhận dạng cùng sự lắng đọng sunfat bắt đầu từ cuối năm 1108 hoặc đầu năm 1109 và tồn tại đến đầu năm 1113, tài liệu thu thập được trong hồ sơ của Greenland" - Guillet và các đồng tác giả của ông giải thích trong bài báo của họ.
Chưa thể xác định nguyên nhân chính xác
Trong quá trình tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã điều tra lại các tài liệu lịch sử, ghi chép từ thời Trung Cổ về những sự kiện nguyệt thực lạ có khả năng khớp với sự kiện núi lửa phun trào.
"Các hiện tượng quang học khí quyển liên quan đến bể khí núi lửa đã thu hút sự chú ý của các nhà sử học từ thời kì cổ đại. Đặc biệt, các quan sát về độ sáng của nguyệt thực có thể được sử dụng để phát hiện các nguyên tố khí của núi lửa trong tầng bình lưu và để định lượng độ sâu quang học tầng bình lưu sau các vụ phun trào lớn", nhóm nghiên cứu cho biết.
Vụ phun trào núi lửa Hekla tại Iceland từng được coi là nguyên nhân của hiện tượng này. Ảnh: Alamy.
Theo ghi chép của NASA, trong 7 lần diễn ra nguyệt thực, một ghi chép đã diễn tả sự kiện nguyệt thực kì lạ diễn ra vào tháng 5/1110
"Vào đêm thứ năm của tháng, Mặt Trăng xuất hiện ánh sáng rực rỡ vào buổi tối và sau đó ánh sáng của nó giảm dần cho đến khi bị dập tắt hoàn toàn khi màn đêm buông xuống, khiến vạn vật không thể được nhìn thấy", trích trong Biên niên sử Peterborough
"Rõ ràng đây là một ví dụ của nguyệt thực đen, khi Mặt Trăng bị che lấp và trở nên vô hình" - theo tài liệu của nhà thiên văn học người Anh Georges Frederick Chambers
Mặc dù được xem là hiện tượng nổi tiếng trong lịch sử thiên văn học, tuy nhiên chưa bao giờ các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của nó được tạo ra bởi sự hiện diện của các đám mây khí từ núi lửa trong tầng bình lưu.
"Không có bằng chứng trong suốt quá trình nghiên cứu chứng minh hiện tượng này do bụi núi lửa gây nên" - nhóm nghiên cứu cho biết
Các nhà khoa học giờ lại nghi núi lửa Asama có thể là ngọn núi phun trào, khiến Mặt Trăng biến mất. Ảnh: Japan Times.
Mặc dù chưa thể biết chắc chắn, nhưng mọi "ánh mắt" của các nhà khoa học đều hướng về đợt phun trào khổng lồ vào năm 1108 của núi lửa Asama của Nhật Bản. Đợt phun trào này lớn hơn nhiều lần so với vụ phun trào sau đó vào năm 1783, khiến 1.400 người thiệt mạng.
Từ những bằng chứng được xâu chuỗi, ghi chép của các nhân chứng trong lịch sử, những tác động đến khí hậu và xã hội, cho đến dấu vết xuất hiện trên vòng tuổi của cây có thể dẫn đến những manh mối về một núi lửa gây ra hậu quả khủng khiếp đối với nhân loại.
Với các nhà khoa học, cuộc nghiên cứu mới chỉ bắt đầu.
Trăn 2 đầu, trâu 3 sừng hoá ra không hiếm ở Việt Nam Không chỉ là giai thoại, thậm chí là câu chuyện cùng hình ảnh thực tế về những con trâu lạ, trăn kì dị ở Việt Nam đã từng xuất hiện không ít và được kiểm chứng là hoàn toàn có thật. Con trâu 3 sừng khác 1 chiếc sừng mọc lên ở giữa trán tựa như sừng kì lân. Con trâu này từng...