8 sản phẩm làm đẹp có hại cho môi trường
Mặt nạ giấy, khăn ướt tẩy trang là những sản phẩm làm đẹp không thân thiện với môi trường.
Mặt nạ giấy
Sản phẩm làm đẹp tiện dụng này để lại hậu quả nặng nề cho môi trường khi bị chôn vùi trong bãi rác. Cả bao bì lẫn miếng mặt nạ đều phải mất rất nhiều thời gian để phân huỷ. Thay vì dùng mặt nạ giấy, bạn có thể dùng các loại mặt nạ thiên nhiên tự chế, vẫn đảm bảo công dụng làm đẹp mà không gây hại cho môi trường.
Cũng giống như mặt nạ giấy, khăn ướt tẩy trang tuy tiện dụng nhưng lại gây hại cho môi trường. Kem và dầu tẩy trang được các chuyên gia làm đẹp khuyến khích sử dụng bởi có tác dụng làm sạch tốt hơn các loại khăn ướt tẩy trang.
Bông tắm
Bông tắm được làm chủ yếu từ nhựa, không tốt cho môi trường. Bạn có thể chọn xơ mướp thay thế, vừa an toàn, vừa tiết kiệm.
Video đang HOT
Kem tẩy tế bào chết
Nhiều sản phẩm kem tẩy tế bào chết có chứa hạt nhựa vi sinh được làm bằng polyethylene. Chúng không thể phân huỷ mà tồn tại trong các hồ, đại dương rất nhiều năm, gây hại cho môi trường. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết làm từ muối, đường, cà phê, yến mạch, hạt jojoba…
Mỹ phẩm nhũ
Các loại mỹ phẩm có nhũ tuy có thể phân huỷ sinh học nhưng vẫn có tác động xấu đến hệ sinh thái dưới nước. Bạn có thể sử dụng kim tuyến ăn được để vẫn có làn môi, bờ mi lấp lánh mà không gây hại cho môi trường.
Bông tẩy trang, tăm bông nhựa
Hai sản phẩm này thường được đưa thẳng đến bãi rác sau khi sử dụng, không thể tái chế. Bạn nên chọn loại bông có thể tái sử dụng hoặc phân huỷ sinh học để bảo vệ môi trường.
Sơn móng tay
Sơn móng tay chứa nhiều chất độc hại, lại dễ cháy. Chưa kể, lọ sơn móng tay khó tái chế. Bạn nên chọn sản phẩm làm hoàn toàn từ thiên nhiên và thân thiện với môi trường.
Thành phần Amoniac trong thuốc nhuộm tóc có thể gây hại cho đời sống thủy sinh dù chỉ ở nồng độ thấp. Thay vào đó, thuốc nhuộm henna hoặc thuốc nhuộm tóc không chứa amoniac vẫn có tác dụng tương tự và bảo vệ môi trường.
Nhuộm tóc liên tục trong 16 năm, chàng trai 36 tuổi hối hận khi phát hiện ung thư da! Nhuộm tóc có thực sự gây ung thư?
Li Mou, 36 tuổi, yêu thích kiểu tóc đủ màu sắc, vì vậy anh đã nhuộm tóc mỗi năm một màu trong 16 năm. Khi nhận được chẩn đoán bị ung thư, Li Mou mới cảm thấy hối hận.
Trong lúc khóc hối hận về thói quen nhuộm tóc, Li Mou cũng tự trách mình. Nhiều người thuyết phục anh nhuộm tóc ít hơn, nhưng anh không nghe. Đến nay, khi phát hiện ung thư, đã quá muộn để hối tiếc vì anh đã không chú ý đến sức khỏe.
Về mặt điều trị, epirubicin hydrochloride (Litron) là thuốc chống ung thư phổ rộng anthracycline được sử dụng rộng rãi nhất trong thực hành lâm sàng. Cấu trúc hóa học của nó có thể làm giảm độc tính và tăng cường hiệu quả chữa trị ung thư da.
Li Mou (36 tuổi, Trung Quốc), nhuộm tóc liên tục trong 16 năm dẫn đến bị ung thư da.
Trong cuộc sống hàng ngày, có 2 nhóm người sẽ có ý định nhuộm tóc, một người là người trung niên, người già, họ muốn nhuộm tóc trắng thành tóc đen, tuy nhiên, số lượng người thuộc nhóm này chỉ chiếm 40%. Chiếm khoảng 60% còn lại là người trẻ, những người thích theo đuổi thời trang và hy vọng nhuộm tóc đen thành những màu sắc bắt mắt, hợp thời. Ngày càng có nhiều người trẻ nhuộm tóc.
Đúng hay sai về chuyện nhuộm tóc gây ung thư?
Muốn trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải bắt đầu từ nguồn gốc của thuốc nhuộm tóc! Thuốc nhuộm tóc được chia thành 3 loại phổ biến: có nguồn gốc từ thực vật, có chứa thành phần gốc kim loại và có chứa các chất oxy hóa.
Trong đó, thuốc nhuộm tóc có chứa chất oxy hóa có ưu điểm là hiệu quả nhuộm tốt, thời gian giữ màu lâu dài và có nhiều màu cho bạn lựa chọn nên nó được mọi người vô cùng yêu thích, là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
1. Thuốc nhuộm tóc từ thực vật
Các chất tạo màu tóc từ thực vật tự nhiên chủ yếu sử dụng các sắc tố thực vật tự nhiên làm nguyên liệu, hỗ trợ việc nhuộm tóc thông qua các phương pháp vật lý hoặc một lượng rất nhỏ các phương pháp hóa học.
Ví dụ, thành phần chính của sắc tố gallnut là tannin gallnut, chứa một số lượng lớn các nhóm hydroxyl phenolic trong phân tử, sau khi tạo phức với các ion kim loại khác nhau, nó có thể tạo ra màu xám, nâu, đen và các màu khác nhau. Hay hematoxylin dưới tác dụng của các ion kim loại, nó cũng có thể hiển thị các màu khác nhau như nâu, vàng, đen và đỏ.
Vì có nguồn gốc từ thực vật, loại thuốc nhuộm tóc này ít độc hoặc thậm chí không độc.
2. Thuốc nhuộm tóc có chứa thành phần gốc kim loại
Chì acetate là thành phần gốc kim loại trong thuốc nhuộm tóc duy nhất được FDA Hoa Kỳ phê duyệt. Chỉ khi có đủ các ion kim loại trong tóc, hiệu ứng màu nhuộm mới có thể đạt được hiệu quả, do đó nó cũng dễ gây ra sự tích tụ và nhiễm độc kim loại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu sử dụng loại thuốc nhuộm này thường xuyên.
3. Thuốc nhuộm tóc oxy hóa
Năm 1863, sự tổng hợp thành công p-phenylenediamine (PPD) là một bước tiến lớn trong lịch sử nhuộm tóc của con người. Tuy nhiên, PPD lần đầu tiên được xác định là một chất gây dị ứng mạnh vào năm 1939. Nó có độc tính nhất định và có thể gây dị ứng da, phù nề và thậm chí thiếu máu. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ngộ độc.
Do đó, các chuyên gia khuyên rằng khoảng thời gian giữa hai lần nhuộm không nên quá ngắn. Tốt nhất không nên nhuộm tóc quá hai lần một năm.
Ngày 27/10/2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách sơ bộ các chất gây ung thư. PPD nằm trong danh sách chất gây ung thư loại 3, thấp hơn thuốc lá, aflatoxin, trầu cau...
Như vậy, có thể kết luận rằng nhuộm tóc có nguy cơ gây ung thư nếu bạn sử dụng thuốc nhuộm gốc kim loại và thuốc nhuộm oxy hóa quá thường xuyên.
Theo các BTV làm đẹp, đây là 5 loại thuốc nhuộm tóc bình dân chất lượng, giúp bạn F5 mái tóc vừa xinh còn vừa tôn da Đây chính là 5 loại thuốc nhuộm tóc bình dân được các BTV làm đẹp đánh giá cao nhất. Đổi màu tóc nhuộm quả là cách nhanh nhất giúp các nàng F5 diện mạo của bản thân. Và giữa vô vàn các loại thuốc nhuộm tóc trên thị trường, các BTV làm đẹp của trang Byrdie đã tìm ra sản phẩm bình dân...