8 sai lầm tai hại có thể ‘hại chết’ chiếc smartphone yêu quý của bạn, đọc ngay mà tránh
Những điều nhỏ chúng ta làm hàng ngày có thể gây hại cho chiếc smartphone theo nhiều cách và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Sai lầm 1: Áp dụng những mẹo không đáng tin cậy từ nguồn lạ
Chúng ta hay xem những video mẹo vặt trên YouTube và cho rằng mình cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên những nguồn không đáng tin cậy sẽ cung cấp cho chúng ta những “mẹo vặt” không có căn cứ chứng minh tác dụng của nó và trái lại còn làm hỏng chiếc điện thoại của bạn.
Sai lầm 2: Để điện thoại nơi có nguồn nhiệt cao như cạnh cửa sổ hay máy tính
Ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ cũng có thể làm điện thoại nóng quá mức. Mặc dù thiết bị sẽ không bị thay đổi ngay lập tức nhưng nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến pin của điện thoại và hiệu suất của nó. Thậm chí nó có thể hủy hoại chip hệ thống.
Sai lầm 3: Tải phần mềm từ nguồn không đáng tin cậy
Phần cứng giống như “thân” của điện thoại và phần mềm thì có vai trò như bộ não và linh hồn của điện thoại vậy. Tải những phần mềm từ nguồn không tin cậy có thể làm hỏng, sập điện thoại hoặc dẫn đến lộ thông tin cá nhân của bạn.
Sai lầm 4: Bạn không làm vệ sinh phần bên trong điện thoại
Video đang HOT
Không vệ sinh bên trong điện thoại sẽ gây tích tụ hàng tá bụi bẩn từ túi quần, túi xách dính vào điện thoại và làm gián đoạn hoạt động của thiết bị (chẳng hạn khiến nó chậm hơn).
Sai lầm 5: Bạn cho điện thoại trong cặp, túi xách mà không bọc ốp cho điện thoại
Điều này sẽ giúp điện thoại không bị dính bụi bẩn từ đáy túi.
Sai lầm 6: Thay pin rởm, rẻ tiền
Pin điện thoại là “trái tim” của chiếc điện thoại. Nếu điện thoại bị hỏng pin phải đi sửa, hãy kiểm tra cẩn thận loại pin sẽ được thay. Nếu nó không giống loại ban đầu của điện thoại thì tuổi thọ chiếc điện thoại của bạn sẽ giảm thấy rõ.
Sai lầm 7: Tự ý vệ sinh khe rãnh trên điện thoại
Không ai muốn điện thoại của mình đầy bụi bẩn cả, nó làm máy chậm và nóng hơn. Nhưng hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp thay vì tự tiện làm vệ sinh và phá hỏng điện thoại của bạn.
Sai lầm 8: Để điện thoại ở túi quần sau
Để điện thoại ở túi quần sau có thể khiến bạn vô tình làm cong chiếc điện thoại của mình. Ngoài ra, nó cũng làm tăng nguy cơ bạn bị trộm nhòm ngó hoặc làm rơi điện thoại khi đi toilet hay đơn giản là ngồi xuống.
(Theo Hoàng Nguyên/ Giadinhmoi.vn)
4 sai lầm "chí mạng" khiến tủ lạnh nổ tung như bom nhà nào cũng mắc
Bạn luôn nghĩ "tủ lạnh thì làm sao mà nổ được" thế nhưng thực tế đã có rất nhiều vụ cháy nổ gây chết người xảy ra vì những suy nghĩ thờ ơ và hành động sai lầm bạn đang mắc phải hằng ngày.
1. Gas rò rỉ hở điện
Bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép bao bọc rất chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ là rất khó xảy ra. Trừ trường hợp nếu bình gas bị rò rỉ (hở mối hàn, xì ống dẫn...) lại tiếp xúc với tia lửa điện do đường dây điện bị chập đúng lúc.
Nhu cầu dùng điện của các hộ gia đình là rất lớn, hầu hết sử dụng các thiết bị có công suất lớn, tiêu tốn điện như: Máy giặt, máy rửa bát, lò vi sóng, điều hòa... Trong khi đó, nếu đường dây điện được lắp đặt không đáp ứng được nhu cầu dùng quá tải sẽ dẫn đến việc bị chập điện bất cứ khi nào.
Nếu tình huống nổ bình gas diễn ra đúng lúc có người trong nhà và khó khăn khi tìm cách thoát thân sẽ gây ra hậu quả là hỏa hoạn, ngạt khói và hơi gas tủ lạnh.
2. Đặt tủ lạnh quá gần các thiết bị sinh ra nhiệt khác
Một trong những nguyên nhân khiến tủ lạnh phát nổ là do đặt chúng quá gần với các thiết bị sinh ra nhiệt khác như bếp gas, lò vi sóng, lò nướng... Nếu nhiệt quá nóng hoặc các thiết bị này bị chập cháy sẽ khiến tủ lạnh cũng bị nổ tung theo.
Ngoài ra, đường dây dẫn điện vào tủ lạnh nếu đặt quá gần rèm cửa, chăn, đệm sẽ làm tăng độ nguy hiểm. Khi đường dây điện bị chập cháy rất dễ lan ra, bén vào các vật liệu này và nhấn chìm chiếc tủ lạnh trong biển lửa.
3. Dùng tủ quá cũ, không bảo trì, sửa chữa thường xuyên
Những tủ lạnh quá cũ, đã được sửa chữa, hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn làm tắc ống mao nối từ giàn ngưng tới giàn bay hơi khiến cho áp suất quá cao, giảm khả năng làm mát của tủ lạnh.
Dấu hiệu nhận biết chiếc tủ lạnh đã cũ, có nguy cơ phát nổ là: "Máy nén chạy liên tục không ngắt, có tiếng ồn lớn phát ra, có nhiều đá tuyết bám trên các ngăn, làm lạnh kém."
Tốt nhất, bạn nên thường xuyên thuê thợ tới nhà kiểm tra tủ lạnh và sửa chữa hoặc mua mới ngay khi cần thiết.
4. Đặt nước có gas vào ngăn đá tủ lạnh
Lời cảnh báo của các nhà sản xuất nước ngọt có gas là: Không đun nóng hay đóng đá lạnh 0 độ C. Nguyên nhân là vì khi chất lỏng bị đóng băng hoặc đóng băng 1 phần thì độ hòa tan khí sẽ thay đổi, khí carbon dioxide trong nước có gas sẽ được giải phóng ra làm tăng áp lực trong lon.
Đồng thời, khi đó sẽ có sự gia tăng khối lượng rất lớn, vỏ lon sẽ bị méo mó khiến lon nước ngọt có thể phát nổ bất cứ khi nào.
(Theo Lê Lê/ Khám phá)
6 sai lầm gây chết người khi sử dụng ấm siêu tốc Đừng cẩu thả, xem thường khi sử dụng thiết bị này, muốn bảo vệ cả gia đình và tiết kiệm điện, bạn nên tránh xa ngay những sai lầm tai hại khi sử dụng ấm siêu tốc. Có rất nhiều thiết bị gia dụng chúng ta hay dùng tưởng như rất đơn giản nhưng nếu không thận trọng cũng mang lại tai nạn...