8 quốc gia có nhiều Di sản thế giới được UNESCO công nhận
Ý và Trung Quốc những quốc gia có nhiều di sản Thế giới được UNESCO công nhận nhất trên thế giới.
Những quốc gia có nhiều di sản Thế giới được UNESCO công nhận nhất. Ảnh: The Travel
Ý – 58
Ý đứng đầu danh sách số lượng các di sản Thế giới được UNESCO công nhận nhiều nhất trên thế giới. Đất nước này hiện là nơi có 58 di sản Thế giới.
Trung Quốc – 56
Trung Quốc giữ vị trí thứ hai với 56 di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là địa danh mang tính biểu tượng cũng như là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất, nhưng cũng đừng bỏ qua Cung điện Mùa hè, Tử Cấm Thành, Lăng Tây Thanh, Đền Trời, lăng mộ nhà Minh… Ngoài ra, Fujian Tulou với 46 tòa nhà nhiều tầng, trong một sân hình tròn tạo nên một cảnh đẹp tuyệt vời.
Đức – 51
Đức đứng ở vị trí thứ ba với tổng số 51 di sản Thế giới được UNESCO công nhận, bao gồm Nhà thờ Aachen, Khu nhà ở theo chủ nghĩa hiện đại Berlin, Bauhaus, Nhà thờ Cologne và Weimar Cổ điển,…
Biển Wadden cũng là một địa điểm được UNESCO bảo vệ, đây là hệ thống bãi bùn và cát bãi triều lớn nhất thế giới và nhất định bạn nên ghé thăm khi đến Đức.
Tây Ban Nha – 49
Tây Ban Nha chiếm vị trí thứ tư với tổng số 49 di sản Thế giới và bao gồm một số địa điểm di sản đặc biệt sáng tạo.
Tây Ban Nha chiếm vị trí thứ tư với tổng số 49 di sản Thế giới. Ảnh: The Travel
Trong tổng số 49 địa điểm, có một số địa điểm rất thu hút lượng lớn khách du lịch, chẳng hạn như Động Altamira, Alhambra, Công viên Quốc gia Teide, Trung tâm Lịch sử của Toledo và Camino de Santiago.
Pháp – 41
Pháp có 41 di sản Thế giới được UNESCO công nhận, trong đó 4 di sản tự nhiên, 1 di sản hỗn hợp và 39 di sản văn hóa.
Vì vậy, lần tới khi bạn đến Pháp, đừng bỏ lỡ việc ghé thăm một số địa điểm nổi tiếng, chẳng hạn như Vịnh Porto, Mont Saint Michel, Nhà hát La Mã và Lagoons Of New Caledonia.
Video đang HOT
Ấn Độ – 40
Tính đến năm 2022, Ấn Độ tự hào có 40 di sản Thế giới, trong đó 32 di sản văn hóa, 7 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp.
Một số địa điểm tự nhiên nhất định phải đến khi ở Ấn Độ là Vườn quốc gia Kaziranga, Khu bảo tồn động vật hoang dã Manas, Vườn quốc gia Sundarbans, Western Ghats, Vườn quốc gia Nanda Devi và Thung lũng hoa.
Mexico – 35
Với di sản văn hóa phong phú, Mexico là nơi có tổng cộng 35 di sản Thế giới được UNESCO công nhận, được coi là có giá trị to lớn đối với nhân loại. Theo các báo cáo, 9 truyền thống và lễ kỷ niệm của Mexico cũng được coi là di sản văn hóa phi vật thể của Mexico.
Vương quốc Anh – 33
Có 33 di sản Thế giới được UNESCO công nhận ở Vương quốc Anh và các Lãnh thổ Hải ngoại của Anh.
Ngoài ra, các địa điểm được UNESCO công nhận của Vương quốc Anh bao gồm các di sản ở Scotland, Wales và Bắc Ireland và đây là nơi có một số địa điểm UNESCO khó tiếp cận nhất trên thế giới.
Tìm hiểu top các địa danh được UNESCO công nhận tại Mumbai, Ấn Độ
Mumbai luôn là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi có dịp du lịch Ấn Độ với những công trình kiến trúc độc nhất.
Thành phố Mumbai không chỉ là trung tâm kinh tế tài chính, kinh đô điện ảnh, thời trang của Ấn Độ mà đây còn là thành phố cảng vừa hiện đại nhưng lại mang nhiều nét cổ kính với những công trình kiến trúc, quán bar, nhà hàng, viện bảo tàng và các cửa hàng thời trang cao cấp,... Tính đến nay, Mumbai đang có 3 công trình được UNESCo công nhận là Di sản thế giới, cùng khám phá nhé.
1. Quần thể kiến trúc Gothic thời Victoria và Art Deco (UNESCO công nhận năm 2018)
Kiến trúc độc đáo của quần thể di tích (Ảnh: sưu tầm)
Quần thể kiến trúc Gothic thời Victoria và Art Deco tại Mumbai là một tập hợp các tòa nhà công cộng Tân Gothic thời Victoria thế kỷ 19 và các tòa nhà theo phong cách Art Deco thế kỷ 20 tại khu vực Fort của Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ. Nằm trong khu vực Pháo đài của trung tâm thành phố Mumbai, bộ sưu tập 94 tòa nhà tuyệt đẹp, chúng là di sản của thời kỳ thuộc địa Anh. Quần thể các tòa nhà này nằm quanh sân giải trí Oval Maidan. Phía đông của sân là các công trình mang kiến trúc Tân Gothic trong khi phía tây là các tòa nhà mang phong cách Art Deco dọc theo đại lộ Marine Drive bên bờ Vịnh Back.
Nét đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại của quần thể Gothic và Art Deco (Ảnh: sưu tầm)
Các công trình chính mang kiến trúc Tân Gothic ở phía đông chủ yếu là Tòa án tối cao Mumbai, Đại học Mumbai (Fort Campus) và Tòa án Dân sự thành phố. Đoạn đường cũng có một trong số những địa danh nổi tiếng của Mumbai là Tháp đồng hồ Rajabai. Trong khi các tòa nhà mang kiến trúc Art Deco chủ yếu là tòa nhà dân cư và Rạp chiếu phim Eros.
Toàn cảnh quần thể di tích Gothic và Art Deco (Ảnh: sưu tầm)
Toàn bộ các tòa nhà được UNESCO thêm vào danh sách Di sản thế giới vào ngày 30 tháng 6 năm 2018 trong phiên họp lần thứ 42 của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Manama, Bahrain.
- Địa chỉ: Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ
- Diện tích: 66,34 ha
2. Nhà ga Chhatrapati Shivaji (Victoria Terminus) (UNESCO công nhận năm 2004)
Nhà ga xe lửa Chhatrapati Shivaji là biểu tượng của thành phố Mumbai (Ảnh: sưu tầm)
Nhà ga xe lửa Chhatrapati Shivaji trước đây gọi là Ga xe lửa Victoria là ga đường sắt lịch sử nằm ở thành phố Mumbai, bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ. Đây là trụ sở của Khu đường sắt Trung tâm, là một trong 18 khu vực đường sắt ở Ấn Độ. Đây là công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh Frederick William Stevens theo phong cách kiến trúc Gothic Phục hưng của Ý thời Victoria, trở thành biểu tượng của Mumbai như một "thành phố Gothic và cảng quốc tế lớn của Ấn Độ" và là địa điểm nhất định phải ghé thăm khi du lịch Ấn Độ.
Vẻ đẹp lung linh của Chhatrapati Shivaji vào buổi tối (Ảnh: sưu tầm)
Nhà ga Chhatrapati Shivaji được xây dựng từ năm 1878 tại nhà ga xe lửa cũ của khu vực Bori Bunder để kỷ niệm Lễ kỷ niệm vàng của Nữ vương Victoria, kéo dài trong 10 năm sau đó. Đây là một trong những nhà ga nhộn nhịp nhất Ấn Độ, phục vụ cả đi lại tới các thành phố có khoảng cách xa và cả vé tháng hàng ngày. Tháng 3 năm 1966, nhà ga được đổi theo tên của Chhatrapati Shivaji, vị hoàng đế sáng lập ra đế quốc Maratha. Năm 2017, nhà ga một lần nữa được đổi tên thành Chhatrapati Shivaji Maharaj và cả hai cái tên đều được sử dụng ngày nay.
Cận cảnh sự nhộn nhịp bên trong nhà ga Chhatrapati Shivaji (Ảnh: sưu tầm)
Cổng vào nhà ga Chhatrapati Shivaji có hai cột được gắn vương miện - một cột có hình sư tử (đại diện cho Vương quốc Anh) và cột kia có hình con hổ (đại diện cho Ấn Độ). Cấu trúc chính được làm bằng đá sa thạch và đá vôi, nội thất của nhà ga được lát bằng đá cẩm thạch Ý chất lượng cao. Ngoài 18 tuyến đường sắt, nhà ga Chhatrapati Shivaji cũng là nơi có trụ sở chính, Phòng Ngôi sao, các cửa hàng tạp hóa và Cánh Bắc. Nhà ga Chhatrapati Shivaji là địa danh được yêu mến nhất của Mumbai và là di sản thu nhỏ của thành phố. Với lối kiến trúc pha trộn Á - Âu giữa kiến trúc Gothic và kiến trúc truyền thống Ấn Độ, nhà ga Chhatrapati Shivaji trở thành biểu tượng của Mumbai, đồng thời là công trình kiến trúc đường sắt nổi bật thế kỷ 19, phục vụ tốt cho mục đích sử dụng nhờ cấu trúc và kỹ thuật xây dựng, UNESCO đã đưa nhà ga xe lửa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới vào năm 2004.
- Địa chỉ: Anandrao Nair Marg, Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ
- Giờ mở cửa: hàng ngày
3. Hang động Elephanta (UNESCO công nhận năm 1987)
Hang động Elephanta - biểu tượng của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ (Ảnh: sưu tầm)
Hang động Elephanta là một hệ thống các hang động được điêu khắc công phu có từ thời cổ đại trên đảo Elephanta - nằm ở phía Đông và cách thành phố Mumbai, Ấn Độ 10km. Với vô số những ngôi đền, thạch trụ, bức tượng thần Hindu giáo chạm khắc công phu, hang Elephanta được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987, là cảnh đẹp Ấn Độ độc đáo khó có thể kiếm tìm ở nơi khác.
Ban đầu, hang động này có tên gọi là Gharapuri, được hình thành vào thế kỷ thứ 5 và được đổi tên thành Elephanta khi các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha phát hiện ra tảng đá lớn giống một chú voi. Quần thể hang Elephanta bao gồm bảy hang động đầy kỳ thú và được chia làm 2 nhóm hang chính: nhóm thứ nhất gồm 5 hang lớn với những chi tiết điêu khắc về đạo Hindu, nhóm thứ hai gồm những hang động nhỏ hơn mô tả về đạo Phật.
Sự cổ kính của Elephanta luôn thu hút khách du lịch ghé thăm (Ảnh: sưu tầm)
Những hang động này được xây dựng theo kiểu kiến trúc đền đài có từ thế kỷ thứ 7. Hang động chính hay còn gọi là hang động Shiva (hang động 1, hang động lớn) rộng khoảng 27m2 với một hành lang gồm nhiều cột trụ theo kiến trúc Ấn Độ (mandapa). Ở lối vào có 4 cửa chính - ba mái vòm mở và một lối vào ở phía sau. 6 cột ở mỗi hàng chia hành lang thành một chuỗi các khoảng không gian nhỏ hơn. Mái của hành lang che đi phần xà của những cột đá nối kết với nhau. Lối vào hang chính được xây thẳng hàng theo trục Bắc - Nam, khác với điện thờ thần Shiva (thông thường được xây dựng theo trục Đông - Tây).
Những bức tượng đá được điêu khắc tỉ mỉ bên trong hang động (Ảnh: sưu tầm)
Cổng phía Bắc vào hang gồm có 1.000 bậc thang và uốn quanh hai bức hình của thần Shiva có niên đại từ thời Gupta. Bức hình bên trái khắc họa về vị thần Yogishvara (thần Yoga) và bên phải là Nataraja (thần Khiêu vũ). Kế đó là điện thờ tượng Mahesamurti (cao 6.3m và mô tả 3 mặt của thần Shiva: thần Sáng tạo - mặt phải, thần Bảo hộ - mặt đội vương miệng ở giữa và thần Hủy diệt - mặt trái). Những điện thờ nhỏ hơn tọa lạc ở phía cuối hang ở phía Đông và Tây. Các hang nhỏ hơn mặc dù không được chạm khắc công phu như ở hang dành cho thần Shiva nhưng các hang này vẫn có họa tiết lưới mắt cáo tuyệt đẹp và những tác phẩm thể hiện tài năng của các nghệ sĩ thời xưa.
- Địa chỉ: Đảo Elephanta, cảng Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ
- Giờ mở cửa: mở cửa hàng ngày từ 9am - 5pm trừ thứ 2 với 5 ngôi đền Hindu giáo và hai hang động Phật giáo.
- Giá vé: 250 INR (85.000đ)
Giống như chính thành phố Mumbai, các địa điểm được UNESCO công nhận tại Mumbai là sự pha trộn hấp dẫn giữa lịch sử và văn hóa cổ đại và hiện đại và trên hết là sự độc đáo của văn hóa Ấn Độ.
10 điều cần biết trước khi đến thăm Ngũ Đài Sơn Ngũ Đài Sơn là một ngọn núi Phật giáo linh thiêng. Nó là ngọn núi nổi tiếng nhất trong số bốn ngọn núi Phật giáo ở Trung Quốc. Ngũ Đài Sơn có nghĩa là Núi của 5 tầng bậc. Nó bao gồm năm đỉnh núi bằng phẳng nằm ở phía đông, nam, tây, bắc và ở chính giữa. Đỉnh phía bắc cao nhất...