8 quốc gia châu Á đối mặt nguy cơ lũ lụt ven biển nặng nề nhất: Việt Nam không ngoại lệ!
Nghiên cứu của Climate Central (Mỹ) không nhằm mục đích tạo sự hoang mang cho dư luận. Giới khoa học đang cố gắng kêu gọi các quốc gia chung tay cứu Trái Đất càng sớm càng tốt.
Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey (Mỹ), khu vực sinh sống của hàng trăm triệu người trên thế giới có nguy cơ bị xóa sổ vào năm 2050 do lũ lụt ven biển – hệ quả từ biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.
Các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất tập trung tại châu Á, đặc biệt ở 8 quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Nhật Bản.
Sử dụng mô hình đo đạc máy học CoastalDEM để đánh giá về rủi ro lũ lụt ven biển toàn cầu, Climate Central đã chỉ ra rằng số cư dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ven biển vào năm 2050 tăng gấp 3 lần so với con số cảnh báo trước đây do NASA thực hiện.
Chỉ 3 thập kỷ nữa thôi, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt ven biển gây ảnh hưởng nặng nề cho khu vực sinh sống của khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới, theo nghiên cứu của Climate Central được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Trong số đó, triều cường dâng cao có thể tăng vĩnh viễn tại khu vực sinh sống ven biển của hơn 150 triệu người. Forbes cảnh báo, nếu không có biện pháp ứng phó và kế hoạch đê biển tiên tiến thì những khu vực này có thể phải đối mặt với lũ lụt vĩnh viễn trong vòng 30 năm tới.
People cho hay, đến năm 2100, 200 triệu người phải tị nạn khí hậu, rời xa chỗ ở hiện tại để đến khu vực khác do vùng đất họ đang sinh sống bị nước biển nhấn chìm hoàn toàn.
Climate Central nhận định, nước biển dâng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn lớn nhất từ biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu.
TIẾN SĨ BENJAMIN STRAUSS CEO của Climate Central, một trong các tác giả chính.
Khi loài người làm ô nhiễm bầu khí quyển với việc thải ra khí nhà kính (CO2, mê tan…) đã khiến hành tinh ngày càng nóng lên. Hệ quả là, băng ở 2 cực và nhiều khu vực khác của Trái Đất tan dần. Băng tan không chỉ khiến đại dương mở rộng (gây lũ lụt ven biển) mà còn khiến Trái Đất cứ thế nóng tiếp lên.
Các khối băng khổng lồ tại Greenland đang tan nhanh hơn 6 lần so với 4 thập kỷ trước – đang trút bỏ trung bình 286 tỷ tấn băng mỗi năm, theo một báo cáo mang tính bước ngoặt của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2019.
Nói riêng về lũ lụt ven biển, hậu quả của nó là phá hỏng cơ sở hạ tầng, đất nông nghiệp ngập mặn khiến cây trồng bị ảnh hưởng, cuộc sống của cư dân ven biển bị tác động nặng nề.
Benjamin Strauss, CEO của Climate Central, một trong các tác giả của công trình nghiên cứu cho hay, mật độ dân số tập trung tại các vùng đất thấp trên thế giới rất lớn. Nếu phát hiện của chúng tôi đúng ứng với thực tế 30 năm nữa thì cư dân ven biển trên toàn thế giới phải chuẩn bị cho một tương lai khó khăn hơn rất nhiều so với dự đoán hiện tại. Ngay cả ở Mỹ, mực nước biển dâng cao trong thế kỷ này có thể làm biến đổi hoàn toàn mật độ dân số, tạo nên cuộc di cư quy mô lớn và gây áp lực cho các khu vực nội địa.
CNN tiến hành điểm danh một số thành phố/khu vực có nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn do nước biển nhấn chìm hoàn toàn từ năm 2050 trở đi.
01. Miền Nam Việt Nam
Là một trong 8 quốc gia châu Á có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ven biển năm 2050, Việt Nam đối mặt với dự báo một phần miền Nam có thể bị nước biển nhấn chìm vĩnh viễn, Climate Central nhận định.
Miền Nam có thể bị nước biển nhấn chìm vĩnh viễn. năm 2050 trở đi. Đồ họa gốc: New York Times/Việt hóa: Zing News
Hơn 20 triệu người Việt Nam, chiếm khoảng 1/4 dân số, hiện sống trên vùng đất sẽ bị ngập lụt. Phần lớn diện tích của TP. HCM cũng sẽ ở dưới nước, Zing News thông tin từ Climate Central.
02. Kolkata, Ấn Độ
Phần diện tích của thành phố Kolkata, Ấn Độ bị nước biển nhấn chìm năm 2050 trở đi. Nguồn: CNN/Climate Central
Video đang HOT
Di chuột sang trái để thấy số liệu dự báo cũ của NASA. Di chuột sang phải để thấy hình ảnh số liệu dự báo mới của Climate Central.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong trường hợp xấu nhất (là việc Trái Đất nóng thêm 5 độ C trong vòng 80 năm tới), băng tan có thể làm tăng mực nước biển trên toàn thế giới ở mức 2 mét!
03. London, Anh
Không chỉ châu Á, theo Climate Central, 19 quốc gia khác, bao gồm Brazil và Vương quốc Anh, có thể phải chứng kiến một phần lãnh thổ chìm trong nước vào năm 2100.
Lũ lụt tại London (Anh) năm 2050.
Di chuột sang trái để thấy số liệu dự báo cũ của NASA. Di chuột sang phải để thấy hình ảnh số liệu dự báo mới của Climate Central.
04. Đảo ở Thái Bình Dương
Đại dương đang trỗi dậy những thảm họa khôn lường cho cư dân ven biển. Dự báo, toàn bộ các hòn đảo ở Thái Bình Dương có thể bị nhấn chìm, tạo ra làn sóng người tị nạn khí hậu lớn. Các quốc đảo nhỏ như Vanuatu sẽ biến mất hoàn toàn.
Mực nước biển tăng làm thay đổi loại cây trồng, hàng triệu người có thể phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước uống, khủng hoảng sức khỏe và nền kinh tế toàn cầu bị phá vỡ.
05. Mỹ
Alameda, Monterey, Santa Barbara, San Francisco, Santa Monica, Newport Beach, La Jolla và San Diego đều là những khu vực có nguy cơ cao bị nước biển xâm chiếm của tiểu bang California.
Vùng đất tại Houston đối mặt nguy cơ bị nước biển nhấn chìm. Nguồn: Climate Central.
Không những thế, khoảng 3.300 km2 tại các bang California, Oregon và Washington sẽ nằm dưới 1 mét nước biển dâng.
Forbes chỉ ra rằng, các khu vực khác của Mỹ như New York, Texas, New Jersey, Hawaii… đều đối mặt nguy cơ lũ lụt ven biển.
Nhiều thành phố ven biển của Mỹ đối mặt nguy cơ lũ lụt ven biển. Ảnh: Princeton Environmental Institute
Trên đây là một số điểm chính trong nghiên cứu mới nhất của Climate Central về rủi ro lũ lụt ven biển toàn cầu. Tất nhiên, cảnh báo chỉ mang tính tương đối bởi tình hình cụ thể còn phụ thuộc vào từng khu vực, từng quốc gia với những đặc điểm địa lý khác nhau.
Hầu hết lượng nước ngọt đó bị đóng băng trong khối băng và tuyết có thể dày tới 3km, nhưng dưới tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu nhân tạo (từ các hoạt động sản xuất, giao thông và sinh hoạt của con người) gây nên hiệu ứng nhà kính, không chỉ khiến Trái Đất nóng dần lên mà còn khiến đại dượng hấp thụ 93% lượng nhiệt vượt quá mức cho phép. Không khí và nước ấm đang khiến các tảng băng tan chảy với tốc độ chưa từng thấy.
Nước biển dâng có nguyên nhân từ việc băng tan – hệ quả từ nóng lên toàn cầu. Nghiên cứu đưa ra các kịch bản với mong muốn kêu gọi từng người dân, từng quốc gia hành động thiết thực để cứu Trái Đất càng sớm càng tốt.
Bài viết sử dụng các nguồn: CNN, Forbes, People.com
Theo Helino
Được mất sau 3 năm Campuchia đặt cược làn sóng đầu tư TQ
Sihanoukville cách Bắc Kinh hơn 3.500 km nhưng trông giống một thành phố Trung Quốc hơn là Campuchia. Ba năm làn sóng đầu tư từ đại lục, nơi này được gì, mất gì?
Mọi con phố đều nghe thấy tiếng Trung. Tiệm ăn Trung Quốc mọc lên dọc con đường đất nơi có các công trình khách sạn và sòng bạc đồ sộ, vốn sắp trở thành skyline (đường chân trời) của Sihanoukville.
Từng là làng chài, cũng từng là nơi các phượt thủ tới khám phá, nhưng thị trấn tây nam Campuchia, với làn sóng đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc, nay đang "lột xác" thành nơi mà dân địa phương gọi là "thành phố Mao Trạch Đông".
Biệt danh này được sử dụng vì Sihanoukville lấy tên từ quốc vương Norodom Sihanouk đã quá cố của Campuchia, người khá thân với cựu chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, theo South China Morning Post.
Làn sóng người Trung Quốc tới Sihanoukville bắt đầu ba năm trước, nhờ ưu đãi của chính phủ Campuchia. Số người Trung Quốc đã lên tới khoảng 80.000, bằng số người Campuchia ở đây, theo thị trưởng Y Sokleng.
Giờ đây, 90% khách sạn, nhà hàng, sòng bạc ở Sihanoukville do người Trung Quốc làm chủ. Sự phát triển chóng mặt cũng là vấn đề nghiêm trọng với Sihanoukville, với nạn cờ bạc trái phép, mại dâm, buôn ma túy, hay mất an toàn tại các công trình Trung Quốc. Ngoài ra, giá thuê nhà lên cao đẩy những người nghèo nhất vào cảnh khốn cùng.
Người Campuchia làm thợ xây trên một tòa nhà ở Sihanoukville, nơi đã thay đổi hoàn toàn nhờ đầu tư của Trung Quốc. Ảnh: AFP.
"Làm ăn thiếu trách nhiệm"
Tháng 6, một tòa nhà Trung Quốc 7 tầng đang xây bị sập, giết chết 28 người Campuchia. Thống đốc Yun Min đã phải từ chức, và cả thành phố rà soát lại các công trình.
22 điểm xây dựng không phép bị đình chỉ, chiếm 10% tổng số dự án, đa số do người Trung Quốc làm chủ. Hai tòa nhà của người Trung Quốc bị chính quyền ra lệnh phá hủy sau khi phát hiện vết nứt.
"Cách làm ăn thiếu đạo đức của người Trung Quốc, như dùng vật liệu kém chất lượng như cát biển trong xi măng, làm giảm an toàn của công trình, khiến dân địa phương giận dữ", thị trưởng Y Sokleng nói với South China Morning Post.
Xây dựng ồ ạt cũng gây hủy hoại môi trường, theo Alex Gonzalez-Davidson, nhà hoạt động từ tổ chức Mẹ Thiên nhiên Campuchia.
Ông cho biết làn sóng xây dựng càng đè nặng lên "hệ thống dịch vụ công đã thiếu thốn một cách tồi tệ" và "cuộc khủng hoảng rác ngày càng trầm trọng", trong đó rác ở ngoài nhiều ngày, nhiều tuần liền rồi mới được thu gom, nhưng chỉ được chuyển ra ngoại ô rồi bị đốt hoặc để tự phân hủy.
Tội phạm cũng tăng lên - số vụ phạm tội hình sự tăng 25% trên toàn tỉnh vào năm ngoái so với 2017, theo cảnh sát. Trong bối cảnh đó, Campuchia và Trung Quốc ký hiệp định vào tháng 3 để đối phó với tội phạm xuyên quốc gia.
Hiện trường tòa nhà 7 tầng bị đổ sập làm 28 người chết ở Sihanoukville hồi tháng 6. Ảnh: AFP.
Trong một vụ việc tháng 7, cảnh sát Sihanoukville bắt 146 người, đa số là Trung Quốc, bị nghi dùng và buôn ma túy. Hơn 500 người Trung Quốc đã bị trục xuất kể từ giữa tháng 7, hầu hết dính đến lừa đảo qua mạng, theo truyền thông địa phương.
"Họ đến đây để lợi dụng năng lực thực thi pháp luật yếu kém", Neak Chandarith, quyền trưởng khoa nghiên cứu quốc tế tại đại học Hoàng Gia Phnom Penh, nói với South China Morning Post.
Điểm nóng rửa tiền từ Trung Quốc?
Trong bối cảnh sòng bạc liên tiếp được xây dựng - 48 sòng bạc có chủ là người Trung Quốc, tổ chức chống rửa tiền Financial Action Task Force đưa Campuchia vào danh sách theo dõi sau khi chỉ ra các thiếu sót về khả năng chống rửa tiền.
"Sihanoukville có thể trở thành điểm nóng rửa tiền bẩn từ Trung Quốc, chủ yếu qua các ngành đánh bạc và bất động sản hoàn toàn không được kiểm soát", Gonzalez-Davidson nói.
Trong khi đó, các nhà máy phàn nàn về việc mất nhân công cho các sòng bạc.
"Sòng bạc là nơi hấp dẫn cho thanh niên địa phương làm việc thay vì nhà máy, vì điều kiện làm việc tốt hơn, kiếm nhiều hơn, lại mặc trang phục lịch lãm đi làm", Kong Linghu, chủ nhà máy phụ tùng ôtô trong một đặc khu kinh tế của Trung Quốc, cho biết.
"Tuy nhiên những người nghèo Campuchia chỉ có thể kinh doanh nhỏ, họ không thể duy trì kinh doanh vì tiền thuê rất cao", Kong nói thêm.
Các tòa nhà mới mọc lên ồ ạt tại Sihanoukville, đa số có chủ đầu tư Trung Quốc. Ảnh: Los Angeles Times.
Kẻ được, người mất trong dòng tiền đổ vào
Một số người dân địa phương đã chào đón tiền bạc của Trung Quốc.
Tem Ban, lái xe tuk tuk 33 tuổi đến từ vùng nông thôn gần Phnom Penh, hy vọng sẽ có thêm nhà đầu tư Trung Quốc. Anh kiếm được 30 USD một ngày, chuyển về cho gia đình 500 USD mỗi tháng, và ngủ trong xe tuk tuk mỗi tối để tiết kiệm tiền. "Tôi đến đây vì có thể kiếm tiền, và tôi muốn kiếm thêm", anh nói với South China Morning Post.
Sorn Lidy, 25 tuổi, môi giới bất động sản cho một nhà đầu tư Trung Quốc, cũng vui vì thu nhập tăng lên, và cho biết cô kiếm được 1.000 USD mỗi tháng làm phiên dịch cho người Trung Quốc.
Bou Saroen, người bán đồ ăn vặt ngoài một ngôi chùa, kiếm được 2.000 USD mỗi tháng nhờ cho người Trung Quốc thuê nhà. "Tôi nói với 5 con mình rằng chúng phải học tiếng Trung tốt vì sẽ có tương lai tốt hơn".
Thanh niên địa phương cũng được đào tạo miễn phí ở Học viện Công nghệ Hữu nghị Trung Quốc - Campuchia, nằm trong đặc khu kinh tế.
Nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi.
Maggie Eno, người sáng lập tổ chức bảo vệ trẻ em trong thành phố, nói trẻ em và gia đình nghèo đã bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt trong vòng 18 tháng qua. Các gia đình này không thể trụ lại quê hương vì tiền thuê quá cao. Họ phải sống trong những khu nhà tồi tàn ở ngoại ô.
"Khi các quan chức nói về phát triển, họ chỉ nghĩ đến các tòa nhà đồ sộ và công ty, không nghĩ đến người dân. Phát triển kiểu đó chắc chắn thất bại vì người nghèo bị bỏ quên", bà nói.
Tài xế tuk tuk (trái) và người bạn rời vùng nông thôn gần Phnom Penh để tới Sihanoukville kiếm tiền. Ảnh: South China Morning Post.
Học giả Neak Chandarith cũng đồng ý rằng những người nghèo nhất đang phải rời nhà chuyển đi nơi khác, và kêu gọi công ty Trung Quốc có trách nhiệm về tình trạng này.
"Tôi nghĩ những vấn đề này phổ biến khi một khu vực phát triển quá nóng, khi địa phương có ít không gian để tiếp nhận làn sóng đầu tư Trung Quốc".
Thậm chí một số người Trung Quốc tự hỏi liệu Sihanoukville có phải nơi thuận lợi để làm ăn không.
Một chủ tiệm đồ ăn Phúc Kiến mở tại đây từ năm ngoái nói tiệm của ông đang khó khăn. "Tôi không kiếm được lợi nhuận vì chi phí cao... tiền thuê cửa hàng nhỏ hàng tháng tốn khoảng 5.000 USD, không biết tôi sẽ duy trì được bao lâu nữa", ông nói.
Nhưng đối với Jia Jianmin, Sihanoukville vẫn tốt hơn Trung Quốc, nơi mà bốn nhà hàng của ông đang chật vật vì kinh tế đại lục chững lại. Ông tin vào nhà hàng của mình ở Sihanoukville hơn.
"Tôi đầu tư 285.000 USD vào nhà hàng và tin tưởng ở Sihanoukville", ông nói với South China Morning Post. "Chi phí lao động khá thấp và có rất nhiều tiềm năng".
Các sòng bạc mới được xây dựng bởi nhà đầu tư Trung Quốc ở Sihanoukville. Ảnh: Getty Images.
Theo Zing.vn
Người đàn ông lập quốc gia riêng có diện tích hơn 9.000km2 Người đàn ông có tên Murrumu of Walubara và con trai Thoyo of Walubara sống tự do tại rạn san hô cách bờ biển Úc hơn 56km, nơi có hằng sa hải sâm và sò khổng lồ. Walubara đã từ bỏ quyền công dân Úc, thành lập quốc gia riêng từ năm 2014. Theo New York Times, Murrumu of Walubara coi rạn san...