8 quận Hà Nội cấm bán hàng ăn uống tại chỗ: Cấm quận này thì sang quận khác
Chuyên gia ngành y tế cho rằng, việc các quận “vùng cam” Hà Nội yêu cầu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang về là vô tác dụng, không đem lại hiệu quả cho công tác phòng chống dịch.
Nhận định này được PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chia sẻ với PV Dân trí sau khi 8 quận “vùng cam” ở Hà Nội lần lượt yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hằng ngày.
Chuyên gia ngành y tế cho rằng, việc các quận “vùng cam” yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang về là vô tác dụng (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, chính quyền sở tại ở 22 quận, huyện, thị xã còn lại của Hà Nội vẫn đang tiếp tục cho phép chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát phục vụ khách hàng tại chỗ.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, việc cấm bán hàng ăn uống tại chỗ theo địa giới hành chính sẽ nảy sinh thực trạng người dân tìm đến các vùng chưa bị cấm để sử dụng dịch vụ, càng có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh sang các địa bàn khác.
“Việc cấm theo địa giới hành chính thế này sẽ không có tác dụng, bởi vì cấm phường này thì người dân vẫn có thể đi sang phường khác, cấm ở quận này thì họ đi sang quận khác và dịch vẫn có nguy cơ lây lan” – ông Nga nhận định.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết, lĩnh vực y học thì làm việc trên bằng chứng dịch tễ học. Vì vậy, Hà Nội cần nghiên cứu về các ổ dịch đã bùng phát do ăn uống tại hàng quán, từ đó chứng minh, truyền thông để người dân biết và nâng cao ý thức phòng dịch, hạn chế tập trung đông người.
“Tôi thì chưa thấy có nghiên cứu khoa học nào chứng minh dịch lây lan trong nhà hàng ăn uống, cũng chưa thấy công bố tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Người dân đi ăn uống cũng giống như đi siêu thị, thậm chí khi đi ăn uống tại các nhà hàng lịch sự, quán cơm, quán phở bình thường còn an toàn hơn vì đều là người quen, lại không ngồi lâu nói chuyện với nhau. Riêng quán bar, quán bia, quán karaoke thì chưa nên cho phép hoạt động trở lại vì không gian kín, nguy cơ lây nhiễm cao” – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.
Video đang HOT
Chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng để đựng đồ nóng, các hộp nhựa sẽ giải phóng ra chất độc gây tổn hại cho sức khỏe; về lâu dài sẽ gây ra bệnh vô sinh, ung thư cho người dân (Ảnh minh họa).
Đặc biệt, ông Nga cho rằng, việc cấm bán hàng ăn uống tại chỗ sẽ xảy ra hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân khi mua thức ăn nóng đựng trong các hộp nhựa không được kiểm soát chất lượng. Bởi lẽ, khi sử dụng để đựng đồ nóng, các hộp nhựa sẽ giải phóng ra chất độc gây tổn hại cho sức khỏe; về lâu dài sẽ gây ra bệnh vô sinh, ung thư cho người dân.
Cùng chung quan điểm này, một lãnh đạo phòng y tế (đề nghị giấu tên) cấp quận ở Hà Nội bày tỏ, virus không phân biệt và tuân theo địa giới hành chính; trong khi đó, địa giới hành chính các phường có chỗ đan xen lẫn nhau.
Vì vậy, vị lãnh đạo này cho rằng việc phòng, chống dịch theo địa giới hành chính cần căn cứ thêm nhiều yếu tố khác để đem lại hiệu quả cao hơn.
“Ví dụ có 2 quận nằm cùng trên một trục đường, khi một quận cấm, một quận chưa cấm thì người dân sẵn sàng sang quận chưa cấm để ăn uống, sử dụng dịch vụ tại chỗ. Lúc này, việc chống dịch theo địa giới hành chính cấp quận sẽ không đem lại hiệu quả” – vị này bày tỏ.
Trước đó, sau khi xác định dịch bệnh trên địa bàn ở cấp độ 3, từ 12h ngày 13/12, bên cạnh việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương xứng, UBND quận Đống Đa yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày. Đến ngày 19/12, UBND quận Hai Bà Trưng cũng có động thái tương tự.
Mới đây, UBND các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàng Mai (trừ phường Hoàng Liệt) cũng lập tức điều chỉnh các biện pháp hành chính tương xứng với dịch ở cấp độ 3 trên địa bàn toàn quận.
Hà Nội dừng bán ăn uống tại chỗ nhiều nơi: Chủ nhà hàng lo mất Tết, chuyên gia nói gì?
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ 12h ngày 19/12, quận Hai Bà Trưng và 5 phường quận Hoàn Kiếm dừng các hoạt động không thiết yếu, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang về.
Chủ nhà hàng lo "mất" Tết
Hiện tại, sau khi Hà Nội công bố cấp độ dịch Covid-19, quận Hai Bà Trưng đổi màu từ vàng sang cam (cấp độ 3, nguy cơ cao). Do đó, UBND quận này đã ban hành quy định dừng hoạt động thể dục ngoài trời. Cùng với đó, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang về.
Trước tình trạng trên, nhiều chủ nhà hàng, quán ăn bày tỏ sự lo lắng khi đang "vào mùa" kinh doanh cuối năm. Chị Nguyễn Trang, chủ hệ thống nhà hàng Nhật Bản Furyu Restaurant cho biết, chi nhánh Bùi Thị Xuân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một trong những cơ sở có nguồn thu lớn của doanh nghiệp. Do đó, nếu bị hạn chế thời gian dài, đơn vị này có thể gặp thiệt hại rất lớn.
Nhiều chủ nhà hàng, quán ăn cho rằng việc chỉ bán mang về không mang lại nhiều lợi nhuận, thậm chí bị lỗ vì chi phí bỏ ra cao. (Ảnh: Thanh Phong)
"Trong 2 năm qua, hoạt động chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn vì dịch bệnh. Cả năm nay gần như không thể hoạt động nhưng vừa rồi chúng tôi phải đầu tư thêm để chuẩn bị "gỡ gạc" dịp cuối năm. Trước tình hình dịch bùng phát như hiện tại, quả thực tôi rất lo lắng vì việc bán hàng mang về không mang lại hiệu quả lợi nhuận.
Dịp Noel và 2 đợt Tết đang tới gần, các cá nhân, đơn vị sẽ tổ chức nhiều buổi liên hoan, gặp mặt. Chúng tôi đã phải đầu tư mỗi cơ sở lên tới hàng chục triệu đồng tăng cường cho các hạng mục trang trí, nhân sự, nguyên liệu,... Nếu không thể bán tại chỗ, chỉ riêng tiền trang trí nhà hàng đã mất trắng", chị Trang bùi ngùi chia sẻ.
Cùng với đó, cũng theo chia sẻ của chị Trang, trong thời gian qua, việc chỉ được mở bán đến 21h cũng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
"Tôi rất hy vọng đợt dịch này sẽ được kiểm soát nhanh và sớm được mở cửa trở lại. Nếu được mở cửa trở lại, tôi cũng mong các cơ quan chức năng tính toán phương án để nhà hàng được mở muộn hơn vì đóng cửa lúc 21h khiến việc lên kế hoạch kinh doanh rất khó. Đến 20h30 đã phải dừng nhận khách, như vậy, nhà hàng chỉ có khoảng 2 tiếng buổi tối để kinh doanh. Vừa không có hiệu quả mà cũng chỉ đủ thời gian bày hàng ra và dọn vào", chị Trang bày tỏ.
Trước Hai Bà Trưng, vì tình hình dịch Covid-19 gia tăng, quận Đống Đa cũng đã tăng cường biện pháp phòng dịch, trong đó, các đơn vị kinh doanh ăn uống cũng chỉ được bán mang về.
Theo đó, để tránh phát sinh chi phí nhiều chủ cửa hàng, quán cà phê đã chọn cách dừng hẳn kinh doanh. Trong đó, một quán cà phê tại phố Tây Sơn do đã đầu tư trang trí quán nên lựa chọn cách cho khách "tranh thủ" chụp ảnh trong lúc mua đồ mang về.
Cụ thể, chủ quán cà phê này cho biết, chi phí đầu tư bỏ ra để trang trí không gian giáng sinh là hơn 10 triệu đồng. Do đó, nếu chỉ bán mang về đơn thuần với các shipper dịch vụ, số vốn đầu tư này coi như mất trắng.
"Mình phải đầu tư thì mới thu hút được khách hàng, bởi hiện nay giới trẻ không đơn thuần việc uống cà phê mà họ tìm những không gian đẹp để chụp ảnh", vị chủ quán cà phê cho biết.
Hoạt động kinh doanh ăn uống "sống chung" với dịch thế nào?
Trước đó, việc Hà Nội quy định đóng cửa nhà hàng, quán ăn trước 21h đã gây nhiều tranh cãi, nhiều chuyên gia cho rằng quy định này đã không phù hợp. Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội đán giá, việc dịch lây nhiễm rộng hay không là phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân người dân chứ không phụ thuộc vào thời gian ban ngày hay ban đêm.
"Chúng ta hạn chế thời gian, khống chế hàng quán chỉ được hoạt động trước 21h hàng ngày thì người dân sẽ tập trung ăn uống, mua sắm... đông hơn vào trước khung giờ cấm, từ đó vô hình chung làm tăng khả năng tiếp xúc và tăng nguy cơ lây nhiễm. Mức độ tập trung sẽ giảm nếu ta bỏ quy định cấm sau 21h", ông Hùng phân tích.
Một quán cà phê phải tìm các "sống chung" với dịch. (Ảnh chụp màn hình)
Đồng quan điểm trên, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cũng nhận định, hiện nay, ý thức phòng dịch của người dân Thủ đô có dấu hiệu suy giảm.
"Tôi quan sát ở các khu chợ, tuy có biển báo nhưng vắng bóng lực lượng chức năng kiểm soát, người dân không nghiêm túc chấp hành quy định phòng chống dịch. Có người không đeo khẩu trang, không sát khuẩn, quét mã QR,...
Trong khi các khu chợ, đặc biệt ở chợ đầu mối là nơi rất phức tạp với nhiều người từ các tỉnh thành tập trung. Nếu dịch bệnh bùng phát có thể gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Sở Công Thương và các đơn vị chức năng của Hà Nội cần có phương án chuẩn bị cho các kịch bản dịch bệnh. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là ý thức phòng chống dịch của người dân", Chuyên gia Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.
Quận Hai Bà Trưng dừng bán hàng ăn uống tại chỗ, thể dục ngoài trời Từ 12h ngày hôm nay (19/12), các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ bán hàng mang về, dừng thể dục thể thao ngoài trời... do dịch trên địa bàn ở cấp độ 3. UBND quận Hai Bà Trưng vừa ban hành Công văn số 2324 về việc điều chỉnh các biện...