8 phương pháp giúp tránh trào ngược vào ban đêm hiệu quả
Những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về khoang miệng và đường hô hấp trên, các bệnh về phổi và tuần hoàn cao hơn những người không bị trào ngược vào ban đêm.
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh gây ra bởi sự suy yếu của cơ thắt thực quản, cho phép acid trong dạ dày trào ngược vào thực quản và miệng. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy nóng rát khó chịu, đau ngực, ợ nóng và khó nuốt.
Mặc dù hiện tượng trào ngược acid có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng đối với nhiều người có thể xuất hiện trào ngược vào ban đêm và trở thành tác nhân gây rối loạn giấc ngủ cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe nặng nề.
Dưới đây là những ảnh hưởng của trào ngược vào ban đêm và phương pháp giúp tránh hiện tượng này hiệu quả.
1. Những ảnh hưởng của trào ngược vào ban đêm
Tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm hơn cho người bệnh vì nó rất khó để có thể kiểm soát bao gồm:
- Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể dẫn đến sặc khi không xử lý kịp thời. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng ngạt thở, làm chậm nhịp tim hoặc nghiêm trọng hơn là ngừng thở.
- Các vấn đề về đường hô hấp, tình trạng khản giọng, mất giọng, thở khò khè, ho mãn tính cũng sẽ xảy ra nếu như trào ngược dạ dày vào ban đêm xảy ra thường xuyên và kéo dài.
- Bệnh trào ngược dạ dày cũng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản…
Trào ngược dạ dày vào ban đêm – Ảnh Internet
- Một số nghiên cứu của các chuyên gia cũng cho thấy rằng, những người mắc chứng trào ngược vào ban đêm làm tăng 30% nguy cơ mắc ung thư thực quản so với trào ngược dạ dày vào ban ngày.
Do đó, người bệnh cần tránh hiện tượng trào ngược vào ban đêm xảy ra bằng những phương pháp dưới đây.
2. Phương pháp giúp tránh trào ngược dạ dày ban đêm hiệu quả
Video đang HOT
Tránh ăn no trước khi đi ngủ
Bữa ăn tối cũng rất cần thiết trong ngày, nhưng bệnh nhân không nên ăn ngay trước khi đi ngủ. Việc ăn quá no cũng sẽ gây áp lực lớn lên van trên của dạ dày, tạo điều kiện cho acid trào ngược. Vì thế nên ăn tối ít nhất 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn, tránh trào ngược vào ban đêm.
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây kích ứng
Thực phẩm làm tăng nồng độ acid có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược vào ban đêm. Do đó người bệnh nên hạn chế ăn cà chua, caffeine, thịt, các món chiên, các món ăn cay và đồ uống có cồn, đặc biệt là vào ban đêm.
Nâng đầu giường lên cao
Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn chứng trào ngược vào ban đêm là đầu giường được nâng cao lên 1 chút. Nằm đầu hơi cao giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, giữ cho acid dạ dày không bị trào ngược. Tốt nhất là kê 2 chân giường phía đầu giường lên cao 25 – 30cm.
Ngủ nghiêng bên trái
Khi ngủ nghiêng bên trái, dạ dày thấp hơn thực quản, khiến dịch vị và các chất nằm yên trong dạ dày và cơ thắt thực quản. Từ đó có thể làm giảm các cơn trào ngược vào ban đêm.
Giảm cân
Bệnh nhân thừa cân và béo phì cần giảm cân để kiểm soát chứng trào ngược acid. Điều này là do sự tích tụ chất béo ở vùng bụng sẽ chèn ép lên dạ dày nhiều hơn và làm acid dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản.
Thực hiện giảm cân nếu bị thừa cân để kiểm soát chứng trào ngược – Ảnh Internet
Tránh hút thuốc và uống rượu
Không nên hút thuốc và uống rượu nếu bị trào ngược dạ dày thực quản vì những thói quen này có thể làm nặng thêm các triệu chứng.
Mặc quần áo rộng rãi thoải mái
Để ngăn ngừa trào ngược vào ban đêm, bệnh nhân nên mặc đồ ngủ rộng rãi thoải mái. Đồ ngủ quá chật có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng từ đó khiến cho acid dạ dày trào lên thực quản.
Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát các căng thẳng đúng cách không chỉ làm giảm nguy cơ trào ngược vào ban đêm mà còn thúc đẩy giấc ngủ chất lượng tốt.
Anh Dũng
6 điều cần biết để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dịch Covid-19: Đừng để nỗi sợ 'đánh gục' bạn trước những con virus!
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm COVID-19. Sau khi bị nhiễm, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng từ 2 ngày đến 14 ngày.
Đối với nhiều người, nỗi lo lắng gia tăng là do thiếu kiến thức về COVID-19. Điều này bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch trên internet. Nên lưu ý rằng bạn càng lo lắng thì phòng thủ miễn dịch của bạn càng yếu hơn. Những lời khuyên về COVID-19 ở dưới đây có thể giúp bạn giữ tinh thần tỉnh táo giữa đại dịch này.
1. Về xét nghiệm dương tính với COVID-19
Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết khoảng 66% đến 80% người có triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh mà không cần sự trợ giúp y tế nào. Chỉ có khoảng 4% đến 6% yêu cầu chăm sóc do các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Hầu hết những người nhập viện này tử vong vì hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Nhiễm COVID-19 không có nghĩa là bạn sẽ chết. Có những việc quan trọng mà bạn nên xác định trước khi đi xét nghiệm. Trước hết, bạn phải ở nhà trong 14 ngày để ngăn chặn sự lây lan của virus sang người khác. Sau đó, bạn nên làm theo lời khuyên từ chuyên gia y tế để giảm triệu chứng COVID-19. Tiếp theo, bạn nên thực hiện tiếp một số hoạt động quan trọng thường ngày. Cuối cùng, hãy giữ kết nối với gia đình và bạn bè qua việc gọi video hoặc gửi tin nhắn.
2. Về những phương thuốc chữa trị
Một số quảng cáo thu hút sự chú ý bằng việc nói rằng có thể tiêu diệt virus corona nhưng không nói cụ thể và đưa ra bằng chứng. Hãy mặc kệ những quảng cáo như vậy bởi vì chúng không nói đúng sự thật. Loại thuốc được dùng để điều trị COVID-19 phải được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Thông tin này phải được chính phủ xác nhận, không phải bởi bất kỳ ai hoặc tổ chức nào.
Hãy sàng lọc thông tin trước khi mua thuốc và điều trị.
3. Về tuổi tác
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm COVID-19. Sau khi bị nhiễm, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng từ 2 ngày đến 14 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh này, bạn có thể truyền virus trong cộng đồng. Dựa trên dữ liệu hiện tại, người già từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các triệu chứng cao hơn người trẻ tuổi. Những người có bệnh từ trước, bất kể ở độ tuổi nào, cũng có nhiều nguy cơ mắc các triệu chứng hơn. Những bệnh nền dẫn tới nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng là ghép tạng, ung thư, bệnh bạch cầu, bệnh phổi, hệ miễn dịch yếu do dùng thuốc, bị bệnh tiềm ẩn nào đó hoặc mang thai.
Người trẻ tuổi cũng có thể bị nhiễm và nên tránh tụ tập đông người để giảm khả năng lây truyền.
Sống trong cộng đồng, bạn cần có trách nhiệm. Vì vậy, hành động đơn giản là hạn chế ra ngoài sẽ giúp bảo vệ người khác và chính bản thân bạn.
4. Về triệu chứng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng phổ biến nhất là: Ho khan, sốt cao, mệt mỏi, khó thở. Đối với một số người, đau nhức, nghẹt mũi, đau họng và tiêu chảy cũng được báo cáo là triệu chứng ban đầu. Những người mắc COVID-19 có thể không có triệu chứng hoặc gặp một hay nhiều trong số các triệu chứng trên.
Khi có các triệu chứng trên, bạn có thể sẽ hoảng loạn. Điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì tiếp theo. Ví dụ, nếu có thai, bạn nên đọc thông tin về COVID-19 đối với đối tượng này và nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản của mình. Khi đã bình tĩnh và có nhiều thông tin cần thiết, bạn sẽ tự tin, thoải mái hơn để chăm sóc bản thân.
5. Về khẩu trang
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England đã chứng minh rằng đường kính của virus quá nhỏ để có thể bị ngăn chặn hoàn toàn nếu chỉ sử dụng khẩu trang. Hơn nữa, đeo khẩu trang không đúng cách hoặc thường xuyên chạm vào mặt có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus hơn.
Chỉ riêng việc sử dụng khẩu trang là không đủ. Bạn nên tránh tiếp xúc với mọi người nếu không cần thiết. Nếu phải ra ngoài, bạn nên giữ khoảng cách 2 mét với người khác. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Đây là những cách hiệu quả và đơn giản để bảo vệ bạn và gia đình.
Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
6. Về thông tin
Trước hết, bạn nên kiểm tra và làm theo hướng dẫn trên trang web của chính quyền địa phương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Một số tạp chí khoa học có thể cung cấp thông tin mới nhất từ các nghiên cứu liên quan đến COVID-19. Tuy nhiên, nó không phù hợp cho những người không có chuyên môn y tế. Kết quả của các nghiên cứu không được coi là lời khuyên phù hợp cho việc điều trị hoặc phòng ngừa nếu chưa được chính quyền địa phương xác nhận.
Huy Võ
4 triệu chứng của bệnh phổi có thể không phải do Covid-19 gây ra Phổi giúp chúng ta thở và mang ô xy đi khắp cơ thể. Do đó, bảo vệ sức khỏe phổi khỏi bệnh tật rất quan trọng. Không chỉ có bệnh Covid-19 mà nhiều căn bệnh khác cũng gây nguy hiểm cho phổi. Không chỉ Covid-19 mà nhiều căn bệnh khác cũng gây nguy hiểm cho phổi - Ảnh minh họa: Shutterstock Dưới đây...