8 phim trường được các bom tấn tái sử dụng
Một số bối cảnh được Hollywood sử dụng nhiều lần trong các tác phẩm cùng thể loại, đề tài hoặc phong cách nhằm tránh gây lãng phí.
Scary Movie 4 (2006) và Saw III (2006): Việc một trong những bối cảnh của Scary Movie 4 được dùng lại cho Saw III quả hài hước, bởi loạt phim kinh dị vốn thuộc nhóm “nạn nhân” bị thương hiệu phim nhái chế giễu nhiều lần. Trong Scary Movie 4, khách mời Shaquille O’Neal và Dr. Phil nhại lại cảnh tự cưa chân ở nhà vệ sinh từ tập Saw đầu tiên. Saw III khởi động quá trình sản xuất chỉ một tháng sau khi Scary Movie 4 ra mắt. Đoàn phim quyết định tái sử dụng phim trường nhà vệ sinh giúp vừa tiết kiệm chi phí, vừa duy trì bối cảnh đã gắn liền với thương hiệu từ buổi đầu tiên.
Das Boot (1981) và Raiders of the Lost Ark (1981): Giữa lúc đang ghi hình tại La Rochelle, Pháp, đoàn phim Raiders of the Lost Ark của Steven Spielberg nhận ra họ chưa chuẩn bị được tàu ngầm – một bối cảnh cần thiết ở cuối bom tấn. Thật tình cờ, đạo diễn Wolfgang Petersen lúc đó đang thực hiện Das Boot tại cùng địa điểm. Ông đã đồng ý cho đoàn phim của Spielberg mượn chiếc tàu ngầm Wurrfler.
The Godfather (1972) và The Bodyguard (1992): Một phân cảnh nổi tiếng của bộ ba phim Bố già là khi Jack Woltz tỉnh dậy trên giường trong căn biệt thự cạnh cái đầu bị chặt đứt của con ngựa đua yêu thích. Năm 1991, khi The Bodyguard chính thức khởi động, hãng Warner Bros. quyết định dùng lại căn biệt thự trên thay vì xây thêm một công trình hoành tráng khác. Tọa lạc trên đường North Beverly Drive thuộc khu Beverly Hills, Los Angeles (Mỹ), tòa biệt thự còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác như The Jerk của Steve Martin, The Man with Bogart’s Face của Robert Sacchi, Fletch của Chevy Chase, và bộ phim truyền hình Columbo.
Aliens (1986) và Batman (1989): Để chuẩn bị cho Aliens, “ông hoàng bom tấn” James Cameron muốn tìm một trạm phát điện đã ngưng hoạt động nhằm tái hiện tinh thần của tập Alien đầu tiên hồi 1979. Đoàn phim chọn trạm Acton Lane đã đóng cửa được ba năm ở London, Anh, và bắt tay xây dựng nơi lũ quái vật làm tổ giữa những lối đi trên cao. Sau khi đóng máy, Acton Lane được giữ nguyên. Ba năm sau, địa điểm tiếp tục trở thành bối cảnh “đinh” trong phân đoạn mở đầu bom tấn Batman (1989) do Tim Burton làm đạo diễn: nhà máy hóa chất Axis Chemicals – nơi Jack Napier (Jack Nicholson) rơi xuống bể acid và trở thành Joker.
Video đang HOT
The Phantom of the Opera (1925) và The Muppets (2011): Hãng Universal đầu tư xây dựng phim trường là một nhà hát opera cho tựa phim câm kinh dị The Phantom of the Opera. Khi quá trình ghi hình kết thúc, nó gần như bị bỏ không suốt 86 năm cho đến khi những con rối Muppets tiến lên màn ảnh rộng. Năm 2011, bối cảnh trở thành nhà hát Muppet cần được giải cứu trước nguy cơ phá sản. Tất cả sau đó được tháo dỡ và cất trong kho lưu trữ thay vì để mục nát như trước.
Ghostbusters (1984) và The Mask (1994): Trạm cứu hỏa Hook & Ladder Company 8 ở New York được dùng để quay ngoại cảnh cho trụ sở biệt đội bắt ma Ghostbusters. Nhưng các cảnh bên trong thực chất được quay ở trạm cứu hỏa số 23 tại Los Angeles, Mỹ. Được xây dựng năm 1910, trạm 23 đóng cửa hơn nửa thế kỷ, và mãi đến những năm cuối thế kỷ XX mới hồi sinh thành phim trường cho nhiều dự án điện ảnh. Trong The Mask của danh hài Jim Carrey, địa điểm là gara mà nhân vật Stanley Ipkiss đến sửa xe. Các dự án tiêu biểu khác sử dụng trạm 23 còn có Big Trouble in Little China, Police Academy 2, The A-Team và National Security.
An Act of Murder (1948) và Back to the Future (1985): Quảng trường Courthouse thuộc tổ hợp trường quay Universal vốn được dựng nên để sản xuất tựa phim tâm lý An Act of Murder. Universal hiếm khi bỏ phí tài nguyên, nên hãng không chỉ dùng nó để tạo nên khu Hill Valley trong bộ ba phim Back to the Future, mà còn cả thị trấn Kingston Falls trong loạt Gremlins.
Billy Madison (1995) và X-Men (2000): Tòa biệt thự nơi nhân vật cậu ấm Billy Madison của Adam Sandler đã làm rất nhiều điều điên rồ trong bộ phim cùng tên sau này được dùng làm sân sau của trường năng khiếu dành cho các dị nhân trẻ do Giáo sư Charles Xavier (Patrick Stewart) đứng đầu trong phần đầu loạt X-Men (mặt tiền được quay ở Oshawa, Canada) vào năm 2000. Bối cảnh sau đó tiếp tục xuất hiện trong Chicago, Hollywoodland, Fever Pitch, Bulletproof Monk, và gần đây nhất là series The Umbrella Academy.
10 tác phẩm kinh điển của kỷ nguyên vàng phim hành động
Thập niên 1980 là thời hoàng kim của dòng hành động với những người hùng cơ bắp. Những tựa đề như "The Terminator", "Predator", "Die Hard" vẫn giữ nguyên sức ảnh hưởng tới hôm nay.
Raiders of the Lost Ark (1981): Bộ phim của đạo diễn Steven Spielberg đã đặt ra chuẩn mực mới cho dòng phim phiêu lưu hành động, đồng thời giới thiệu với công chúng một trong những người hùng vĩ đại nhất: Indiana Jones, dưới sự thể hiện của Harrison Ford. Nhà khảo cổ học đã dẫn dắt khán giả qua nhiều vùng đất trên thế giới, đưa họ qua những khoảnh khắc thót tim, sợ hãi, rồi vỡ òa. Raiders of the Lost Ark là bộ phim gần như hoàn hảo, và giúp mở ra thương hiệu giải trí gần 40 năm tuổi.
Mad Max 2 (1981): Kinh phí 4,5 triệu USD của Mad Max 2 cao gấp 10 lần so với phần đầu tiên. Với số tiền mới, đạo diễn George Miller đã nâng tầm thương hiệu khi bộ phim tiến bộ hơn hẳn so với phần một ở mọi khía cạnh kỹ thuật. Tất cả giúp người xem quên đi một thực tế rằng nội dung hai bộ phim tương đối giống nhau. Mad Max 2 chính là nước cờ cần thiết và quan trọng để loạt Max Điên có thể tiếp tục kéo dài tới tận ngày nay.
First Blood (1982): Không chỉ dừng lại ở các cảnh hành động bạo lực, First Blood còn đem lại cho khán giả cái nhìn về chân dung người lính Mỹ sau khi trở về từ chiến trường Việt Nam. Có một điều thú vị rằng John Rambo (Sylvester Stallone) đã lấy mạng của hơn 500 đối thủ suốt cả loạt phim, nhưng chỉ một trong số đó diễn ra ở phần đầu tiên. Do đó, First Blood rất khác biệt so với các tập Rambo sau này, cũng như nhiều phim hành động cùng thời, và trở nên vô cùng đáng nhớ.
The Terminator (1984): Thực chất chỉ là một phim độc lập, nhưng câu chuyện một chiến binh tương lai và một người máy tương lai du hành về quá khứ để giao chiến đã giúp mở ra một thương hiệu kéo dài hơn 30 năm. James Cameron tạo ra những điều chưa từng thấy trước đây tại Hollywood với The Terminator, còn người máy T-800 lập tức trở thành vai diễn biểu tượng của Arnold Schwarzenegger. Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của tác phẩm, dù cho đến những phần gần nhất, thương hiệu Kẻ hủy diệt đã xuống sức rõ rệt.
Aliens (1986): Thực hiện phần tiếp theo cho tác phẩm kinh điển Alien (1979) là nhiệm vụ không hề đơn giản. Song, James Cameron đã làm được. Trái với đồng nghiệp Ridley Scott, Cameron không chọn yếu tố kinh dị làm chủ đạo, mà biến Aliens thành như một tác phẩm hành động. Kết quả là khán giả được theo dõi một tác phẩm giật gân từ đầu tới cuối. Aliens sau đó giành hai tượng vàng Oscar cho các hạng mục kỹ thuật, và giúp Sigourney Weaver có đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc.
Predator (1987): Đạo diễn John McTiernan quy tụ một dàn diễn cơ bắp, với Arnold Schwarzenegger đứng đầu, để rồi từng người trong số họ lần lượt ngã xuống vì một sinh vật bí ẩn. Predator cứ thế khiến người xem mong chờ rồi tiếc nuối với từng gương mặt một, cho tới khi Dutch (Arnie) ra tay. Suốt hơn 30 năm qua, không có bất cứ phim hậu truyện, tiền truyện hay ngoại truyện nào của Predator có thể vượt qua tập đầu. Điều đó cho thấy bộ phim mở ra thương hiệu tốt đến thế nào.
RoboCop (1987): Nhiều pha hành động bạo lực, một nhân vật có vẻ ngoài giúp các vật phẩm ăn theo bán chạy, nhưng RoboCop còn đáng nhớ hơn thế. Dưới bàn tay nhào nặn của đạo diễn Paul Verhoeven, nhiều thông điệp ẩn dụ sâu cay về văn hóa Mỹ len lỏi khắp trong phim. Đây là điều giúp RoboCop trở nên đặc biệt trong con mắt khán giả và báo chí suốt hơn 30 năm qua. Đáng tiếc thay, các phim hậu truyện sau đó không thể tiếp nối thành công ấy.
Lethal Weapon (1987): Lethal Weapon là một đỉnh cao của dòng phim buddy cop. Kịch bản phim không quá đột phá, nhưng sự ăn ý giữa Mel Gibson với Danny Glover đã biến bộ đôi cảnh sát Riggs - Murtaugh trở nên kinh điển trong mắt khán giả. Đồng thời, phim cũng khéo léo cân bằng yếu tố hành động với tâm lý xoay quanh đời tư của hai nhân vật chính. Lethal Weapon sau đó có thêm bốn phần hậu truyện, và phần 5 vẫn được ấp ủ bấy lâu nay, dù Gibson và Glover nay đã lớn tuổi.
Die Hard (1988): John McClane (Bruce Willis) trông không cơ bắp như nhiều nhân vật hành động cùng thời. Nhưng sự máu lửa của chàng cảnh sát thành phố New York trong cuộc giải cứu vợ khỏi bọn khủng bố trên tòa tháp Nakatomi Plaza thì khó ai sánh bằng. Nhiều lời thoại và pha hành động trong Die Hard đã trở thành kinh điển, được các bộ phim sau này học hỏi theo. Thật tiếc khi chất lượng các phần hậu truyện của Die Hard cứ thế giảm dần, và tương lai của Die Hard 6 bị đặt dấu hỏi sau khi Disney thâu tóm Fox.
The Killer (1989): Nối tiếp thành công của A Better Tomorrow (1987), đạo diễn Ngô Vũ Sâm và tài tử Châu Nhuận Phát tiếp tục hợp tác qua The Killer - tác phẩm được ví như tượng đài của dòng hành động, và gây ảnh hưởng tới nhiều bộ phim Hollywood nổi tiếng sau này như Desperado, Leon, Jackie Brown... Trường đoạn đọ súng cuối phim được Ngô Vũ Sâm thực hiện chỉn chu, kỹ lưỡng. Theo truyền thông, trong thập niên 1990, đã có rất nhiều bộ phim ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương cố gắng bắt chước theo The Killer.
Lưu Diệc Phi và những lần suýt mất mạng vì tai nạn trên phim trường Không có diễn xuất ấn tượng, bù lại Lưu Diệc Phi lại có lợi thế lớn về nhan sắc cũng như thái độ của mình trong sự nghiệp. 'Thần tiên tỷ tỷ' thường tự đóng các cảnh mạo hiểm mà không nhờ đến diễn viên đóng thế vì muốn đem lại cảm giác chân thật nhất cho khán giả. Nhưng cũng vì thế...