8 phần tử khủng bố bị FBI truy lùng suốt nhiều thập niên
Vụ khủng bố ngày 19/5/1995 khiến 168 người chết là ví dụ cụ thể nhất về thế lực khủng bố trong lòng nước Mỹ mà Cục Điều tra liên bang (FBI) phải đương đầu.
20 năm trước, 2 cựu binh Mỹ, Timothy McVeigh và Terry Nichols, thực hiện vụ đánh bom xe hơi bên ngoài Tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah ở thành phố Oklahoma. Lượng chất nổ lớn trong thùng xe tải khiến 168 người, bao gồm 19 trẻ em, thiệt mạng. McVeigh bị hành quyết năm 2001 trong khi Nichols đang thụ án tù chung thân. Tuy nhiên, FBI không thành công trong tất cả vụ việc.
Donna Joan Borup bị truy nã vì ném hóa chất vào mắt một sĩ quan cảnh sát năm 1981, khiến người này mù vĩnh viễn. Giới chức trao thưởng 50.000 USD cho người cung cấp thông tin. Tuy nhiên, Borup vẫn bặt vô âm tín.
Cheri Laverne Dalton bị truy nã vì đồng phạm trong vụ cướp ngân hàng gây chết người năm 1981. Băng của Dalton đã lấy 1.6 triệu USD từ xe tải bọc thép chở tiền ở hạt Nanuet, bang New York . FBI trao thưởng 100.000 USD để bắt Dalton.
Video đang HOT
Leo Burt Frederick bị cáo buộc tham gia vụ đánh bom Đại học Wisconsin năm 1970. Khoản tiền thưởng để bắt Frederick là 150.000 USD. Ngày nay, giới chức Mỹ không thể xác định Frederick còn sống hay đã chết.
FBI trao thưởng 50.000 USD cho người cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt Joseph Mahmoud Dibee. Y bị buộc tội khủng bố.
Ngoài Dibee, FBI còn truy nã Josephine Sunshine Overaker. Hai người là thành viên của tổ chức mang tên “The Family”. Chúng duy trì mối quan hệ mật thiết với khoảng 25 phần tử khủng bố khác trên khắp nước Mỹ. Số tiền thưởng để bắt Overaker là 50.000 USD.
Elizabeth Anna Duke dính líu tới các hoạt động tội phạm từ cuối thập niên 1970 đến đầu những năm 1980. Theo FBI, người phụ nữ này có thể nói thành thạo tiếng Tây Ban Nha. Duke xuất hiện lần cuối ở Pennsylvania.
William Guillermo Morales là chuyên gia chất nổ, bị nghi chế tạo bom cho tổ chức cực đoan bạo lực đòi độc lập cho Puerto Rico. FBI trao thưởng 100.000 USD cho người cung cấp thông tin về Morales.
Catherine Marie Kerkow bị nghi dính líu tới vụ không tặc chuyến bay số hiệu 701 của hãng hàng không Western Airlines năm 1972. Kerkow là bạn gái của cựu binh Willie Roger Holder, kẻ thực hiện vụ cướp máy bay tống tiền. Sau khi thả hành khách và nhận 500.000 USD, không tặc lái máy bay tới Algeria và được cấp phép tị nạn chính trị. Giới chức Mỹ thu lại 488.000 USD sau đó.
Theo Tri Thức
Khởi tố kẻ trở về từ Syria, âm mưu "hành quyết" nhiều lính Mỹ
Một người đàn ông trở về Mỹ sau khi đến Syria chiến đấu cùng một nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda hôm qua 16/4 đã bị khởi tố với tội danh âm mưu tiến hành tấn công khủng bố nhằm vào lính Mỹ.
Nghi phạm Abdirahman Sheik Mohamud. (Ảnh: AP)
Abdirahman Sheik Mohamud, 23 tuổi, bị cáo buộc đã tham gia vào Mặt trận al-Nusra, một nhánh của nhóm khủng bố Al-Qaeda, và được một tên giáo sỹ cực đoan huấn luyện để về Mỹ tiến hành các cuộc tấn công trên đất nước này.
Mohamud đến từ bang Ohio, đã rời Mỹ đến Syria hồi tháng 4/2014, không lâu sau khi được nhập tịch vào Mỹ.
Khi trở về, đối tượng này bị cáo buộc đã tiết lộ với 2 người khác rằng anh ta muốn tấn công một nhà tù hay một căn cứ quân sự và giết 3 hay 4 lính Mỹ theo kiểu "hành quyết".
Kẻ này cũng kể với một người rằng đã nhận được vũ khí, thuốc nổ, đồng thời từng trải qua các kỳ rèn luyện thể chất, cũng như được huấn luyện qua các ca canh gác trại của nhóm khủng bố vào ban đêm. Mohamud cũng từng gửi video ghi lại quãng thời gian anh ta ở Syria cho một người bạn.
Đối tượng này bị cảnh sát địa phương bắt giữ tại thành phố Columbus, bang Ohio hồi tháng 2 năm nay và mới đây đã bị khởi tố. Mohamud hiện đang đối mặt với tội danh ủng hộ chủ nghĩa khủng bố bằng vật chất và khai gian.
Đây là trường hợp khởi tố mới nhất tại Mỹ đối với những kẻ bị cáo buộc hỗ trợ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các nhóm phiến quân khác.
John Carlin, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp về An ninh Quốc gia Mỹ cho hay: "Xác định và vô hiệu hóa các nguy cơ đến từ những kẻ khủng bố đến Trung Đông và trở lại Mỹ là ưu tiên hàng đầu của cơ quan an ninh quốc gia".
Mặt trận al-Nusra được biết đến nhiều nhất trong số các nhóm phiến quân Hồi giáo dính líu tới cuộc chiến ở Syria. Nhóm này liên tục lên tiếng chịu trách nhiệm sau hầu hết các vụ đánh bom tự sát nổ ra ở Syria kể từ khi chiến sự bắt đầu hồi tháng 3/2011.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ BBC
Nối lại chiến dịch Tikrit, quân đội Iraq tiêu diệt gần 70 phần tử IS Binh sĩ Iraq cùng xe bọc thép và các bệ phóng rocket đã được triển khai tấn công vào các mục tiêu ở các vùng ngoại ô của tỉnh Salahuddin. Quân đội Iraq vừa tiêu diệt được 67 phần tử khủng bố Takfiri thuộc nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại hai tỉnh Salahuddin và Anbar. Xe thiết giáp...