8 phạm nhân 16 tuổi được đặc xá năm nay
Trong số hơn 4.000 phạm nhân được đặc xá năm 2016 có 490 người phạm tội về ma túy, 109 người phạm tội giết người, 258 người phạm tội hiếp dâm, 757 người phạm tội cướp giật, 112 người phạm tội trộm cắp tài sản, 144 người phạm tội về kinh tế, 113 người phạm tội về chức vụ, 2197 người phạm các tội hình sự khác còn lại.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành tại cuộc họp báo công bố quyết định đặc xá cho hơn 4.000 phạm nhân năm 2016.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá đã cho biết như vậy tại cuộc Họp báo Công bố quyết định đặc xá năm 2016 của Chủ tịch nước cho 4.180 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù cùng 186 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù và 18 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tủ đã có đủ điều kiện được hưởng đặc xá năm 2016, diễn ra vào sáng 30//11, tại Hà Nội. Quyết định đặc xá này có hiệu lực từ ngày 1/12/2016.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành cho biết thêm, trong số hơn 4.000 phạm nhân được đặc xá tha tù lần này, người già nhất là bà Nguyễn Thị Ngọc (84 tuổi, phạm tội liên quan đến ma túy); có 8 phạm nhân còn rất trẻ, mới 16 tuổi và có 689 người là nữ giới.
“Số phạm nhân trẻ được đặc xá tha tù này khi trở về địa phương thì trách nhiệm cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương là rất quan trọng, để những người này hòa nhập được với cuộc sống, không tái phạm. Trong các đợt đặc xá trước đây, số người tái phạm chỉ đạt dưới 1%” – Thướng tướng Nguyễn Văn Thành nói.
Video đang HOT
Cũng theo Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, trong số hơn 4.000 phạm nhân được đặc xá lần này, có 34 người thuộc công chức nhà nước.
Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.
Tại cuộc họp báo nói trên, trả lời câu hỏi của báo chí về nội dung, loại bệnh hiểm nghèo nào được nằm trong các quy định để xét đặc xá, ông Nguyễn Sơn – Phó Chánh án Tòa án Nhân Tối cao cho biết: tại Điểm Đ, Khoản 2 của Điều 5 Quyết định số 2230/2016/QĐ-CTN ngày 17/10/2016 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2016 có hướng dẫn: Đó là các trường hợp đang bị mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Ngày mai, gần 4.200 phạm nhân được đặc xá
Sáng nay, quyết định đặc xá cho gần 4.200 phạm nhân và gần 200 người đang hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Chủ tịch nước đã được công bố.
Ảnh minh họa
Trong danh sách được đặc xá có gần 150 người phạm tội về kinh tế, một người xâm phạm an ninh quốc gia, 11 phạm nhân từng là công an, 7 cựu cán bộ quân đội.
Ông Giang Sơn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho hay: "Số người được đặc xá năm nay ít bởi quá trình xét duyệt chặt chẽ và khắt khe hơn nhằm hạn chế việc tái phạm tội nguy hiểm".
Ông Nguyễn Sơn, Phó chánh án thường trực TAND Tối cao, cho hay phạm nhân Bùi Tiến Dũng (cựu tổng giám đốc PMU 18) có đơn xin được đặc xá đợt này, tuy nhiên theo không đủ điều kiện. Ông Dũng bị kết án hơn 23 năm tù về 4 tội, đã chấp hành hình phạt hơn 10 năm, gần đây do bị bệnh hiểm nghèo được tạm đình chỉ thi hành án.
Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Ngọc Bằng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự, cho biết phạm nhân là văn nhân, trí sĩ... thường chấp hành nghiêm túc nội quy trại giam, tính hướng thiện rất cao. Vì vậy, chính sách khoan hồng với những người này là rất cần thiết. Tuy nhiên với người xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy hay những người coi việc phạm tội thành "nghề" thì việc xem xét đặc xá cần "vô cùng chặt chẽ, thận trọng".
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành cho biết trong gần 4.200 phạm nhân có gần 700 phụ nữ. Người lớn tuổi nhất là 84 tuổi. Ngày mai, các phạm nhân bắt đầu rời trại giam.
Theo Quyết định đặc xá nhân dịp Quốc khánh 2/9 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tiêu chuẩn để xem xét là phạm nhân cải tạo tốt, chấp hành án phạt tù ít nhất 1/2 thời gian hay 15 năm với án phạt tù chung thân; liên tục được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại...
Người bị kết án từng có chức vụ trong các tổ chức xã hội... nếu được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị thì sẽ được xem xét.
Phạm nhân lập công lớn, người từng đạt danh hiệu Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, người trên 70 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa thành niên, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... sẽ được xét nếu chấp hành ít nhất 1/3 thời gian tù và 13 năm với người bị kết án chung thân được giảm xuống tù có thời hạn.
Theo Bộ Công an, từ năm 2009 đến 2016, Việt Nam có 6 đợt đặc xá tha tù trước thời hạn cho gần 90.000 phạm nhân. Đa số người được đặc xá trở về nơi cư trú, ổn định cuộc sống, làm ăn lương thiện, tỷ lệ tái phạm thấp.
Đợt đặc xá năm 2015 có 18.500 người, sau 6 tháng có 83 trường hợp tái vi phạm pháp luật, chiếm tỷ lệ 0,44%. Trong số này 18 người bị xử lý hình sự, 43 người bị xử lý hành chính.
(Theo VnExpress)
Chuyện cảm động ghi tại Trại giam số 3 trước ngày đặc xá Vượt qua quãng đường hàng trăm km từ Hà Nội đến huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, phóng viên Báo CAND đã có mặt tại Trại giam số 3 để ghi nhận những nỗ lực của Ban Giám thị và toàn thể cán bộ, chiến sỹ (CBCS), cũng như sự cố gắng của những người hoàn lương khi ngày tái hòa...