8 nguyên nhân dẫn đến đau lưng, nhức mỏi do tổn thương các cơ quan ở bụng cần kiểm tra ngay
Phần lớn các cơn đau lưng là do tổn thương một hoặc nhiều thành phần cấu trúc của cột sống thắt lưng và vùng cùng cụt. Tuy nhiên, có trường hợp tình trạng đau lưng do tổn thương các cơ quan ở bụng, nếu không để ý có nguy cơ bỏ sót những tổn thương này.
Trong bài viết này, bác sĩ Trần Quốc Khánh, Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức sẽ chỉ rõ những tổn thương trong bụng có thể gây đau lưng và giải pháp khám xét loại trừ.
1. Sỏi thận – Sỏi niệu quản
Thận là cơ quan hình hạt đậu nằm ở hai bên của cột sống, thông thường mỗi người có hai quả thận nằm ở hai bên, có người chỉ có duy nhất một thận, có người có thêm một thận phụ nữa. Khi nước tiểu có nồng độ cao của khoáng chất và muối, sỏi với những kích thước khác nhau có thể hình thành trong thận.
Đau lệch một bên cột sống là một trong những đặc điểm của cơn đau sỏi thận – niệu quản. Ảnh minh họa
Sỏi thận không phải lúc nào cũng gây đau, tuy nhiên khi sỏi to gây tắc nghẽn hoặc khi sỏi di chuyển trong thận hoặc đi qua niệu quản, chúng sẽ gây đau lưng rõ rệt. Đặc điểm của cơn đau sỏi thận – niệu quản bao gồm: Đau lệch một bên cột sống, đau cơn kèm buồn nôn, vã mồ hôi, lăn lộn hoặc đau tức âm ỉ tăng dần, có thể kèm theo tiểu máu.
Siêu âm hệ thận tiết niệu kèm chụp x-quang hệ tiết niệu thường quy sẽ cho chúng ta kết luận, khó chẩn đoán hơn nữa chúng ta có chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) ổ bụng – hệ tiết niệu.
2. Nhiễm khuẩn thận – hệ tiết niệu
Thận cũng dễ bị nhiễm vi-rút và vi khuẩn. Những nhiễm trùng này thường do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo từ đường ruột và ngược dòng đi lên bàng quang – thận, hoặc từ dòng nước tiểu bị tắc do sỏi thận, khối u hoặc các vấn đề đường tiết niệu khác.
Nhiễm trùng thận có thể gây viêm và đau tức ở hai bên lưng, tùy thuộc vào thận nào bị nhiễm trùng. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, cơ thể nhiễm trùng, tiểu đục, tiểu buốt. Siêu âm kèm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cho ta chẩn đoán xác định bệnh.
Nhiễm trùng thận có thể gây viêm và đau tức ở lưng. Ảnh minh họa
U sau phúc mạc là những khối u bất thường xuất hiện giữa khoang ổ bụng và cột sống lưng (sau phúc mạc), chính vì vậy những tổn thương này thường gây đau lưng sớm hơn hoặc kèm theo đau bụng.
U sau phúc mạc có thể bắt nguồn từ bào thai, có thể là u thần kinh nội tiết, u lym pho bạch huyết, u tế bào mầm, hoặc cả những khối ung thư di căn. Ngoài triệu chứng đau lưng, tuỳ vị trí và tính chất khối u, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng kèm theo tương ứng. Siêu âm kết hợp chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, sinh thiết giúp chẩn đoán bệnh.
4. U xơ tử cung
Là khối u đặc và thường lành tính, phát triển trên thành tử cung, nguyên nhân của u xơ tử cung vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, chúng được kiểm soát bởi kích thích tố, đặc biệt là estrogen và progesterone.
U xơ tử cung có thể thay đổi về kích thước và kể cả các triệu chứng. Trong khi một số bệnh nhân bị u xơ không gặp bất kỳ triệu chứng nào, những người khác có thể bị đau lưng dưới, kinh nguyệt bất thường, rong kinh rong huyết hoặc đi tiểu thường xuyên. Siêu âm ổ bụng thường đánh giá được tổn thương này.
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng bệnh lý phụ khoa khác có thể dẫn đến các triệu chứng đau lưng thấp. Bệnh xảy ra khi nội mạc tử cung, mô tế bào tử cung phát triển bên ngoài tử cung, phổ biến nhất là ở trong buồng trứng và ống dẫn trứng.
Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến đau lưng thấp, không thường xuyên nhưng dữ dội và vật vã. Nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung vẫn đang được nghiên cứu. Siêu âm và khám sản phụ khoa thường chẩn đoán được căn bệnh này.
Mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân gây ra đau lưng, nhức mỏi. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Viêm loét đại tràng là một tổn thương mãn tính dẫn đến tình trạng viêm và loét chủ yếu ở ruột già, còn được gọi là đại tràng. Các triệu chứng của viêm loét đại tràng bao gồm đau lưng và đau bụng, có thể được cảm nhận ở một hoặc cả hai bên của cơ thể, kèm tiêu chảy, đau trực tràng và gầy sút cân.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây viêm loét đại tràng, nhưng một số yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng một phần vai trò gây bệnh. Nội soi toàn bộ đường tiêu hoá định kỳ để phát hiện sớm và điều trị căn bệnh này.
Một tình trạng viêm phổ biến khác có thể gây đau lưng thấp là viêm ruột thừa. Vì ruột thừa nằm ở phía dưới bên phải của bụng, đau từ viêm ruột thừa thường cảm thấy ở phía bên phải của bụng và lưng thấp.
Các triệu chứng viêm ruột thừa kèm theo bao gồm sốt, cơ thể nhiễm trùng, hơi thở hôi, ấn vào vùng hố chậu bên phải đau tăng. Khám bởi các bác sĩ ngoại khoa, siêu âm và xét nghiệm máu thường cho chẩn đoán xác định.
Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa, khi đã chẩn đoán xác định cần được mổ cấp cứu ngay, tránh ruột thừa vỡ gây nhiễm trùng khắp ổ bụng, sốc nhiễm trùng, tử vong.
8. Viêm tụy
Đau lưng dưới có thể là triệu chứng của viêm tụy (viêm tuyến tụy). Tuyến tụy là một tuyến nhỏ, nằm vắt qua cột sống lưng, giúp tiêu hóa và điều hòa lượng đường trong máu. Khi các enzym tiêu hóa của tụy gây phản ứng ngay trong tuỵ, viêm tụy xảy ra.
Viêm tụy có thể cấp tính (ngắn hạn) hoặc mạn tính (dài hạn) và có thể gây đau bụng trên lan rộng đến lưng dưới, cũng như sốt, buồn nôn và ói mửa. Đây là một trong những bệnh lý tiêu hoá phức tạp, tiên lượng nặng với những bệnh nhân viêm tuỵ cấp, điều trị vất vả với những trường hợp viêm tuỵ mạn tính. Siêu âm ổ bụng, xét nghiệm men tuỵ và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng giúp chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
Như vậy, hầu hết nguyên nhân đau lưng xuất phát từ cột sống, tuy nhiên có những nguyên nhân xuất phát từ các tạng ở trong ổ bụng. Chúng ta luôn cần lưu ý để tránh bỏ sót tổn thương cũng như điều trị nhầm bệnh, khi triệu chứng gợi ý ban đầu đều là đau lưng.
Theo www.giadinhmoi.vn
Cực thích thú với 7 tư thế yoga tuyệt vời "đánh bay" mọi vấn đề về phổi, đau nhức và chứng mất ngủ
Từ lâu, tập thể dục và yoga đều được công nhận là đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần và thể chất của con người. Chúng không chỉ hữu ích trong việc đem lại giấc ngủ ngon mà còn có hiệu quả kì diệu chống lại nhiều vấn đề về phổi, đau lưng và đau đầu..
Nói đến tập yoga, nhiều người cho rằng phải thật cao siêu mới có thể tập hết những động tác "uốn éo" trông có vẻ rất khó khăn đó. Nhưng thực tế, có rất nhiều động tác yoga, từ đơn giản đến phức tạp, và chúng không hoàn toàn khó như bạn nghĩ. Mỗi tư thế yoga đều có những tác dụng nhất định với cơ thể. Mỗi tư thế yoga đều có những tác dụng nhất định với cơ thể. Nếu bạn muốn đẩy lùi các vấn đề về phổi, đau lưng, đau đầu và chứng mất ngủ thì hãy chọn 7 tư thế yoga dưới đây:
Tư thế Thư giãn toàn phần cốt lõi cơ thể (Full Core Stretching)
Một trong những điều quan trọng nhất khi kéo giãn lưng là đừng bao giờ quên phần cốt lõi của bạn. Khi toàn bộ cơ thể của bạn được kéo giãn, tinh thần của bạn cũng được nâng lên, ngay cả những cơn đau đầu tồi tệ nhất cũng sẽ biến mất. Tư thế này gần giống với tư thế rắn hổ mang và cũng có tác dụng to lớn cho phổi.
Thực hiện:
- Nằm sấp trên thảm và duỗi chân của bạn càng xa càng tốt.
- Nhấn vai của bạn vào cơ thể và đặt cẳng tay trên sàn nhà.
- Từ từ nhấc người khỏi sàn và duỗi thẳng cánh tay ra.
Chúng tôi hy vọng rằng những tư thế và bài tập này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, hít thở tốt hơn, giảm những cơn đau lưng và có những giấc mơ tuyệt vời nhất với trạng thái thư giãn hoàn toàn. Hãy thực hiện một số động tác khởi động nhanh chóng trước khi tập để thoải mái với mọi tư thế nhé!
Tư thế chân gác lên tường (Legs-up-the-Wall Pose)
Tư thế Legs-up-the-Wall Pose (hoặc Viparita Karani) luôn là một trong những tư thế thư giãn và êm dịu, dễ thực hiện nhất. Nó có tác dụng phục hồi sức mạnh của bạn, cải thiện sự ổn định bên trong cơ thể, giảm căng thẳng, và chuẩn bị tâm trí cho một đêm yên bình.
Thực hiện:
- Đối với tư thế này, bạn cần phải nằm ngửa và đặt chân lên tường như một sự hỗ trợ, nâng đỡ chân. Sau đó, nâng xương chậu của bạn lên cao như mong muốn (bạn có thể sử dụng 1 chiếc khăn cuộn lại và đặt dưới thắt lưng). Nếu khó nâng thân dưới lên thì bạn chỉ cần nâng chân lên là được.
Tư thế Nửa rắn hổ mang nửa châu chấu (Half Cobra Grasshopper)
Tư thế này được phát minh bởi Cassey Ho - một giảng viên Pilates rất quan tâm đến lối sống lành mạnh và hình ảnh cơ thể. Bài tập căng giãn cơ thể này rất có tác dụng cho cốt lõi, bụng, đùi và xương sống của bạn. Nó cũng rất tốt cho phổi mở ra để bạn hít vào sâu hơn.
Thực hiện:
- Bắt đầu như với tư thế rắn hổ mang: Nằm sấp xuống sàn, hai chân mở bằng hông, 2 cánh tay co về phía nách, bàn tay úp xuống sàn
- Từ từ hạ thấp phần thân trên xuống trong khi nâng chân lên, 2 bàn chân chạm vào nhau.
- Sau đó, hạ thấp bàn chân của bạn xuống và đẩy mình lên từ từ sao cho cánh tay thẳng ra.
- Giữ trong vài nhịp thở.
Tư thế Cái cày (Plow pose)
Tư thế Plow pose (hoặc Halasana) được coi là có công dụng cải thiện sự linh hoạt của cột sống và sức khỏe của lưng. Nó kéo căng mọi phần của cơ thể, đồng thời giúp bạn bình tĩnh lại trước khi chuẩn bị đi ngủ.
Thực hiện:
- Nằm thẳng, hai tay để thẳng hai bên hông và lòng bàn tay hướng xuống dưới.
- Nhẹ nhàng nâng chân lên một góc 90 độ so với mặt sàn.
- Ép tay xuống sàn rồi nhẹ nhàng nâng hông.
- Để chân qua đầu, các ngón chân ép xuống sàn, có thể dùng tay giữ lưng.
- Giữ tư thế này trong 30-60 giây.
Tư thế Con cá heo (Dolphin Pose)
Tư thế cá heo là một trong những tư thế yên bình nhất trong yoga vì bạn có thể dễ dàng làm chủ nó để tăng cường phần cốt lõi và cột sống của cơ thể cũng như điều hòa hơi thở trước khi ngủ.
Thực hiện:
- Ngồi quỳ lên gót chân ở giữa thảm tập.
- Đưa 2 tay ra thẳng phía trước, vuông góc với thân người, tay này nắm lấy cùi chỏ tay kia.
- Cúi người về phía trước, hạ cùi trỏ tay xuống 1 điểm cố định dưới sàn.
- Ấn mũi chân xuống sàn, nâng hông lên, vai thấp, mông cao, đầu gối thẳng.
- Lúc đầu, giữ đầu gối hơi cong và nhấc gót chân lên khỏi sàn. Giữ đầu của bạn ở trên cánh tay, đừng để nó nâng lên hay ấn mạnh vào sàn nhà. Bạn có thể duỗi thẳng đầu gối nếu thích, nhưng tốt nhất là giữ chúng cong nếu phần trên hơi tròn.
Tư thế gập người (Folds)
Đây còn được gọi là tư thế người ra phía trước. Nó có tác dụng tăng cường cột sống, tăng lượng máu chảy tới não để tâm trí thư giản, giảm những suy nghĩ căng thẳng trước khi đi ngủ.
- Đứng thẳng, 2 vai thả lỏng, hít vào đồng thời duỗi hai tay lên khỏi đầu, hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Duỗi toàn thân hướng lên trần nhà, đồng thời giữ hai vai thư giãn.
- Thở ra đồng thời khom người ra phía trước từ hai bắp đùi, giữ cho hai lòng bàn chân ấn mạnh đều xuống sàn.
- Buông thõng đầu và cổ hướng xuống sàn và đẩy người lên hướng trần nhà để kẽo giãn xương sống.
- Đặt hai lòng bàn tay xuống sàn ở hai bên của hai bàn chân, đồng thời duỗi phần sau của hai chân và ấn hai bàn chân xuống sàn. Hai bắp đùi phải nằm ngay phía trên hai đầu gối và không gồng hai đầu gối. Tưởng tượng thân mình đang kéo giãn xuống sàn theo từng hơi thở.
- Giữ tư thế từ 3-4 nhịp thở.
- Muốn ra khỏi tư thế thì hít vào đồng thời cong hai đầu gối và chầm chậm rướn người đứng lên, ấn hai lòng bàn chân xuống sàn cho đều, trở về tư thế đứng thẳng.
Tư thế Bánh xe (Wheel Pose)
Tư thế Wheel Pose (hoặc Urdhva Dhanurasana) sẽ giúp tăng cường tinh thần của bạn và bạn dễ dàng có giấc ngủ ngon với những giấc mơ tuyệt vời vào ban đêm. Nó kéo căng và thư giãn cột sống, bụng, cổ của bạn, đồng thời giúp máu lưu thông, làm cho bạn luôn có những suy nghĩ tích cực, mở rộng phổi để hít phải sâu hơn.
Thực hiện:
- Bắt đầu ở tư thế nằm ngửa, gập gối và đưa bàn chân gần về phía mông, hai chân rộng bằng mông.
- Đặt hai tay ngược về phía dưới vai, các đầu ngón tay chỉ về phía vai.
- Thở ra và hít vào, đồng thời nâng mông, eo, phần lưng giữa và lưng dưới lên khỏi mặt sàn. Thở ra.
- Trong khi hít vào, dùng tay đỡ và đẩy vai lên. Nâng mông, eo và toàn bộ lưng lên cho đến khi hai tay thẳng, khủy tay thẳng và chân thẳng. Thở bình thường trong tư thế cuối cùng.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Theo Trí Thức Trẻ
Sau khi điều trị ung thư cổ tử cung liệu chị em còn cơ hội làm mẹ? Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư phụ khoa thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Điều trị ung thư cổ tử cung Theo GS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của cổ tử cung, bắt đầu từ sự biến đổi của một số...