8 người thiệt mạng từ vụ bạo loạn mới ở Ai Cập
Cuối tháng 2 năm trước, CĐV Al-Masry tấn công làm 74 người hâm mộ Al-Ahly thiệt mạng. Ngày hôm qua, tòa án kết án tử hình 21 người có liên quan tới vụ việc trên và sau phán quyết đã tiếp tục đã xảy ra bạo loạn mới khiến 8 người thiệt mạng..
Cuối tháng 2 năm trước, một trong những thảm họa tồi tệ nhất của bóng đá Ai Cập đã xảy ra. Sau trận đấu giữa Al-Masry và Al-Ahly diễn ra tại thành phố cảng Port Said, các CĐV của đội chủ nhà với dao và thanh sắt đã tràn xuống sân tấn công các cầu thủ đội khách cũng như 1200 CĐV của Al-Ahly đến theo dõi trận đấu này. Vụ bạo động đã dẫn đến cái chết thương tâm của 74 người.
Ngày hôm qua, một tòa án đã tuyên bố tử hình 21 người đều là các CĐV của đội bóng Al-Masry vì đã liên quan trực tiếp đến thảm họa trên. Tuy nhiên, phán quyết này ngay lập tức nhận được sự phản đối dữ đội từ người nhà của những con người này, cũng như các CĐV của Al-Masry. Ngay lập tức bạo loạn nổ ra khi những người bên ngoài cố gắng xâm nhập vào nhà tù ở Port Said để cứu người thân của họ.
Theo báo cáo, những người gây bạo loạn đã trang bị cả súng và làm 2 cảnh sát thiệt mạng khi họ cố gắng xông vào nhà tù của thành phố để giải cứu người thân. Bên phía cảnh sát cũng phản ứng lại với đạn cao su và hơi cay, 6 người biểu tình cũng đã thiệt mạng. Dự kiến trong ngày hôm nay, 52 người sẽ tiếp tục bị kết án trong phiên xét xử được truyền hình rộng rãi trên khắp đất nước Ai Cập.
Vấn đề bạo loạn giữa hai đội bóng dường như đã đi ra ngoài phạm vi của bóng đá khi rất nhiều ý kiến đang khẳng định những người ủng hộ cựu Tổng thống, Hosni Mubarak đã kích động bạo lực dẫn đến thảm họa tồi tệ trên để khiến xã hội bất ổn.
Những hình ảnh liên quan tới vụ bạo loạn
Video đang HOT
Hồi cuối tháng 2 năm trước, sau trận đấu giữa Al-Masry và Al-Ahly, bạo loạn đã nổ ra khi 13000 nghìn CĐV đội chủ nhà tràn xuống sân
Khán đài cũng bị đốt và những người ủng hộ cựu Tổng thống Mubarak được cho là “đầu tàu” gây ra vụ việc này
Hàng ngàn người cố gắn thoát khỏi SVĐ đã tràn ra ga tàu điện ngầm tìm cách thoát thân
Các cầu thủ Al-Ahly chạy toán loạn, CĐV của họ đã không có sự trợ giúp của cảnh sát để được an toàn
Tại Cairo, người hâm mộ Al-Ahly tụ tập và xem truyền hình trực tiếp vụ xử án, họ tuyên bố sẽ biểu tình nếu không có một bản án thích đáng dành cho những kẻ gây bạo loạn
Người hâm mộ Al-Ahly ăn mừng khi 21 người bị kết án tử hình
52 người liên quan sẽ được đưa ra xét xử trong ngày hôm nay
Theo TTVH
21 hooligan Ai Cập bị kết án tử hình
Một tòa án Ai Cập vừa kết án tử hình đối với 21 hooligan nước này vì trực tiếp tham gia vào cuộc bạo loạn khiến 74 cổ động viên bóng đá thiệt mạng hồi năm ngoái.
21 hooligan bị kết án tử hình vì tham gia trực tiếp vào thảm kịch lớn nhất trong lịch sử bóng đá Ai Cập. Ảnh: Reuters.
Trong trận đấu giữa Al-Masry và Al-Ahly đầu tháng 2-2012, cổ động viên hai đội đã tràn xuống sân sau khi tiếng còi chung cuộc khép lại, gây ra cuộc bạo loạn khiến 74 người bị chết và khoảng 1000 người khác bị thương.
Theo các nhân chứng, phần đông người hâm mộ thiệt mạng do bị dẫm đạp trong lúc cố gắng thoát ra khỏi sân vận động, số khác bị đánh đập đến chết và té ngã từ trên khán đài.
Khi thẩm phán công bố bản án tại tòa án ở Cairo, người thân của các nạn nhân đã không kìm được cảm xúc và... reo hò chúc mừng nhau. Tuy nhiên, ở nơi mà các bị cáo đang bị giam giữ, gia đình họ đã xông vào nhà tù bắn chết 2 cảnh sát.
Tại thành phố Port Said, một số người dân địa phương đã đập phá một đồn cảnh sát. Hậu quả khiến thêm sáu người nữa thiệt mạng.
Ngoài 21 hooligan bị kết án tử hình, dự kiến 53 người khác cũng sẽ được đưa ra xét xử vào tháng 3 tới.
Vụ bạo loạn năm ngoái là thảm họa tồi tệ nhất xảy ra trong một trận đấu bóng đá trong vòng 15 năm qua và gây ra nhiều tranh cãi lớn ở Ai Cập.
Những người biểu tình ở Ai Cập quy trách nhiệm cho cơ quan chức năng đã không bảo đảm được an ninh đồng thời không lường trước tình huống xấu nhất. Đến khi bạo động sân cỏ nổ ra, họ không thể ngăn chặn và chỉ bất lực đứng nhìn.
Cũng có ý kiến cho rằng bạo lực đã được nhóm Ultras thuộc CLB Al-Masry lên kế hoạch từ trước khi chuẩn bị sẵn vũ khí, bao gồm dao, đá và chất nổ để mang vào trong sân vận động.
Một số luồng dư luận khác lại quy kết cuộc bạo loạn là một phần kế hoạch có chủ ý của nhà cầm quyền Ai Cập nhằm trừng phạt những cuộc phản kháng từ dân chúng, đặc biệt là nhóm Ultras thuộc CLB Al-Ahly.
Nhóm này trước đấy đã có những hành động nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosny Mubarak nhưng bất thành.
Theo TTVH
Tai nạn thảm khốc ở Cairo Hiện trường vụ trật đường ray - Ảnh: PressTV Ít nhất 19 người thiệt mạng và hơn 107 người bị thương khi 2 xe lửa va chạm do trật đường ray ở ngoại ô Cairo, Ai Cập rạng sáng 15.1. AFP dẫn lời giới chức y tế địa phương cho hay trong đó có một tàu 12 toa chở 1.328 tân binh đến...