8 người đứng đầu bị kỷ luật, xử lý hình sự vì để xảy ra tham nhũng
Trong quý IV/2014, tại các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đã có 8 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó 2 người bị xử lý kỷ luật hình sự.
Trong báo cáo Chính phủ về công tác phòngg, chống tham nhũng (PCTN) quý IV/2014, Thanh tra Chính phủ nhận định các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tiếp tục được triển khai, đã có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá quan trọng.
Nhiều địa phương đã tiến hành công bố quy định về việc mua tin phục vụ công tác PCTN trên địa bàn mình quản lý như Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Kontum, Yên Bái….. Các đơn vị, cá nhân phát hiện, thông báo và cung cấp tài liệu, chứng cứ có giá trị liên quan đến hành vi tham nhũng sẽ được thưởng từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, 176 vụ việc với 431 bị can phạm tội về tham nhũng đã được các cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an thụ lý điều tra trong quý 4; 44 vụ, 95 bị can là khởi tố mới. Đến nay, cơ quan cảnh sát điều tra đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 48 vụ với 122 bị can.
Thanh tra Chính phủ cho biết đã có 2 người đứng đầu bị khởi tố vì để xảy ra tham nhũng trong quý IV/2014.
Qua thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan chức năng đã phát hiện 11 vụ việc với 26 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng. Các cơ quan nhà nước tiến hành tự kiểm tra nội bộ cũng phát hiện 20 vụ việc, 52 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng. Nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN tại 7 cơ quan ở Trung ương và kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp tại 8 địa phương.
Video đang HOT
Ngoài ra, các cấp, ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác 1.708 cán bộ, công chức, viên chức tại nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước. Các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đã có 8 người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng. Trong đó, 6 người bị xử lý kỷ luật hành chính và 2 người bị xử lý kỷ luật hình sự.
Thanh tra Chính phủ cho rằng các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tiếp tục được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện đã tạo được những kết quả nhất định. Minh chứng rõ nhất được thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá đạt thứ hạng 68/144 nền kinh tế, tăng 2 hạng so với năm 2013; đứng vị trí thứ 99/189 quốc gia tại Báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh 2014 của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng 5 hạng so với năm 2006. Đồng thời, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch có thông cáo báo chí về việc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Thế Kha
Theo Dantri
Khó thu hồi tài sản tham nhũng do đã được chuyển hóa tinh vi
Việc thu hồi, xử lý tài sản sai phạm phát hiện qua các vụ tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp do không phát hiện, truy tìm được tài sản đã được các đối tượng phạm tội chuyển hóa tinh vi dưới nhiều hình thức, trong đó có cả chuyển ra nước ngoài.
Ngày 17/12, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã có báo cáo gửi Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và các bộ ngành liên quan về kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP về phòng, chống tham nhũng (thời kỳ từ 6/12/2012 đến ngày 31/10/2014).
Việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố vẫn còn những sai phạm cần khắc phục.
Chưa minh bạch về tài sản và thu nhập
Theo UBND TP, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế như: một số thủ tục hành chính còn gây mất thời gian cho người dân và doanh nghiệp; một số bộ phận công chức vẫn còn thái độ vô cảm, đùn đẩy trách nhiệm, nhũng nhiễu đối với người dân.
Nguyên nhân của những hạn chế này, UBND TP cho rằng công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn sơ hở, lỏng lẻo; thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. Cán bộ, công chức còn thái độ cáu gắt, nhũng nhiễu với cá nhân, tổ chức khi đển giải quyết công việc tại cơ quan, đơn vị; chưa đảm bảo giờ công.
Giải pháp xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phát hiện ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức có hiệu quả chưa cao. Thực tế việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu còn nhiều khó khăn vì chưa xác định được trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu, trách nhiệm liên đới, trách nhiệm trực tiếp, nhiệm vụ quản lý, kiểm tra...
Việc thực hiện quy định về minh bạch tài sản và thu nhập vẫn chưa đạt hiệu quả cao, theo UBND TP, nguyên nhân là chưa kiểm tra, xác minh giữa tài sản kê khai và tài sản thực tế cũng như nguồn gốc tài sản của người kê khai.
Việc đưa ra xét xử kịp thời các tội danh tham nhũng đã góp phần răn đe, giáo dục và ngăn ngừa hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan như: xem xét tội danh, định tội danh, điều tra, bổ sung... nên việc cung cấp thông tin về các vụ xét xử vẫn còn hạn chế.
Việc cán bộ, công chức, viên chức tặng quà và nộp lại quà tặng thì giải pháp thực hiện chưa cao vì thực chất việc tặng quà để được việc, nhận quà biết có tính chất hối lộ vẫn còn ngấm ngầm diễn ra, rất khó phát hiện, khó định giá quà tặng nào là vi phạm, do đó không thể giám sát được ai nhận quà sai quy định mà không nộp lại để xử lý.
Tài sản tham nhũng được tẩu tán ra nước ngoài
Theo UBND TP, việc thu hồi, xử lý tài sản sai phạm phát hiện qua xử lý các vụ tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp do không phát hiện, truy tìm được tài sản đã được các đối tượng chuyển hóa tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có việc chuyển ra nước ngoài.
Quá trình phát hiện, điều tra, xử lý một vụ việc tham những diễn ra trong thời gian tương đối dài, bị cắt khúc qua nhiều cơ quan quản lý khác nhau, trong khi đó các cơ quan có thẩm quyền thường chưa kịp thời áp dụng các biện pháp nghiệp vụ (kê biên tài sản người phạm tội), dẫn đến tình trạng người phạm tội tẩu tán hết tài sản.
Việc chứng minh, truy tìm, thu giữ, quản lý tài sản do phạm tội tham nhũng mà có, được cho là một trong những khó khăn nhất hiện nay xuất phát từ văn hóa sử dụng tiền mặt. Chính sách pháp luật trong những năm qua cũng chưa thực sự đảm bảo ổn định cần thiết dẫn đến nhiều tài sản không chứng minh được nguồn gốc.
Bên cạnh đó, một số vụ việc không thể xử lý tội phạm tham nhũng mà chỉ có thể xử lý tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc tội phạm khác. Do vậy, việc thu hồi tài sản tham nhũng không thể thực hiện được.
Quốc Anh
Theo Dantri
Tiến trình đi đến khởi tố Chu Vĩnh Khang diễn ra như thế nào? Ông Chu Vĩnh Khang là quan chức cao nhất của Trung Quốc bị khởi tố kể từ sau sự kiện "bè lũ bốn tên" năm 1980. Đây là một quyết định không đơn giản của ban lãnh đạo Trung Quốc và tiến trình đi tới quyết định này diễn ra như thế nào? Ông Chu Vĩnh Khang bị điều tra từ tháng 7...