8 ngôi chùa ở Nam Định linh thiêng nhất định phải ghé
Nam Định từ lâu vốn được biết đến là một vùng đất nổi tiếng với những địa điểm du lịch tâm linh.
Chính vì vậy, hàng năm nơi đây thường thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới để cầu bình an.
1. Chùa Tháp Phổ Minh
Địa chỉ: thôn Tức Mạc, Lộc Vượng, TP. Nam Định, Nam Định
Chùa Phổ Minh hay chùa Tháp tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, cách thành phố Nam Định khoảng chừng 5km. Ngôi chùa này gây ấn tượng với lối kiến trúc cổ xưa và nhiều công trình có ý nghĩa to lớn. Theo như ghi chép trên bia và chuông chùa cho thấy chùa Phổ Minh đã có từ thời nhà Lý sau đó đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.
Chùa Phổ Minh sở hữu diện tích khá rộng lớn với 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, 3 gian thượng điện… Đặc biệt, công trình nổi tiếng của chùa Phổ Minh chính là tháp Phổ Minh với 14 tầng được xây dựng vào năm 1305. Có thể bạn chưa biết, tháp Phổ Minh còn được in trên tờ tiền 100 đồng đó.
Ngoài ra, trong chùa còn bày tượng vua Trần Nhân Tông nhập Niết Ban và tượng Trúc Lâm tam tổ cùng các bức tượng Phật đẹp lộng lẫy. Hàng tháng, vào ngày rằm, mùng 1 người ta thường ghé đến chùa để cầu sức khỏe, bình an và mong mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.
2 . Chùa Thánh Ân (chùa Cả)
Địa chỉ: Số 45 phố Hàn Thuyên, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Cái tên tiếp theo trong danh sách các chùa ở Nam Định chính là chùa Thánh Ân. Ngay từ khi đặt chân tới đây bạn sẽ phải choáng ngợp trước nét kiến trúc hoành tráng và rất ấn tượng của chùa. Được biết, chùa được xây dựng từ thời nhà Trần và đến năm 1982 được xây dựng với quy mô rộng lớn hơn.
Ngày nay, chùa Thánh Ân còn là một cơ sở tu học cho các tăng ni phật tử khắp mọi nơi. Bên trong chùa Thánh Ân vẫn còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ và cổ vật có giá trị to lớn.
3. Chùa Keo Hành Thiện
Địa chỉ: làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Ngày lễ hội: từ ngày mồng 10 cho đến hết ngày 16 tháng 9 âm lịch hằng năm
Chùa Keo Hành Thiện được biết đến là một ngôi chùa cổ ở Việt Nam khi vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp kiến trúc cổ kính hơn 400 năm tuổi. Đặc biệt, phía sau chùa còn có một ngôi đền nhỏ là nơi thờ Đức Thánh Tổ Dương Không Lộ – người đã chữa khỏi bệnh cho vua Lý Nhân Tông.
Video đang HOT
Hàng năm, từ ngày mồng 10 đến 16 tháng 9 âm lịch, tại chùa Keo Hành Thiện tổ chức lễ hội đua thuyền và lễ rước Phụng Nghinh thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới hành hương
4. Chùa Đệ Tứ (chùa Đại Thánh Quán)
Địa chỉ: thôn Đệ Tứ, xã Lộc Hạ, tỉnh Nam Định
Ngày lễ hội: ngày 28 tháng 8 (âm lịch)
Chùa Đệ Tứ hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Đại Thánh Quán. Ngôi chùa này tọa lạc ở thôn Đệ Tứ, xã Lộc Hạ, ẩn mình ở ngôi làng thanh bình. Chùa Đệ Tứ được xây theo kiểu chữ công cùng với cây đa, giếng nước, nhà tổ, nhà khách,… Ngay từ khi đặt chân đến chùa bạn sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh và linh thiêng.
Không chỉ là nơi thờ Phật, chùa Đệ Tứ còn thờ các danh tướng thời Trần như Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão,… Hằng năm, chùa tổ chức lễ chính kỵ Ngài vào ngày 28 tháng 8 (âm lịch) thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới.
5. Chùa Cổ Lễ
Địa chỉ: thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Ngày lễ hội: từ ngày 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm
Chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa ở Nam Định hiếm hoi được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam kết hợp với kiến trúc Gothic của phương Tây. Đặc biệt, bên trong chùa còn sở hữu ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m với 98 bậc thang xoắn ốc dẫn lên đỉnh tháp. Tương truyền rằng, các tín đồ phật tử sau khi lên đến bậc thang 98 và sờ tay và bức tượng trên đỉnh tháp sẽ gặp nhiều điều may mắn.
Hội chùa Cổ Lễ hàng năm được tổ chức từ ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch với nhiều nghi thức văn hóa lễ rước Phật, đấu vật, thi bơi chải trên sông quanh chùa,…
6. Chùa Vọng Cung
Địa chỉ: 28 Trần Phú, Ngô Quyền, TP. Nam Định, Nam Định
Có thể bạn chưa biết, Vọng Cung là ngôi chùa ở Nam Định vô cùng rộng lớn với khuôn viên lên đến 3000m2 và tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố. Chùa được xây dựng vào thời vua Gia Long với các tòa nhà hai tầng độc đáo. Mặc dù nhìn bên ngoài, chùa mang vẻ đẹp hiện đại thế nhưng khi khám phá kĩ bạn sẽ bắt gặp những nét kiến trúc tiêu biểu của thế kỉ 19 như những câu đối sơn son thếp vàng, mái chồng diêm, đầu đao cong vút,…
7. Chùa Đại Bi
Địa chỉ: thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Lễ hội: từ ngày 20 đến 23 tháng Giêng
Được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông, mặc dù đã trải qua nhiều lần tu sửa thế nhưng chùa Đại Bi vẫn giữ được nét cổ kính. Nếu lần đầu ghé tới chùa chắc hẳn bạn sẽ phải choáng ngợp với lối kiến trúc nội công ngoại quốc với hơn 60 gian làm bằng gỗ lim. Chùa Đại Bi là nơi thờ đức Bồ Đề Đạt Ma – vị sư tổ của thái phiền. Ngoài ra, tại đây cũng có thêm cả gian thờ Mẫu.
Dân gian đã có câu: “Hai mươi phát tấu Chùa Bi/ Trai đi được vợ, gái đi được chồng” với ý nghĩa chùa Đại Bi không chỉ là nơi thờ Phật mà nhiều người còn đến đây để cầu duyên vô cùng linh thiêng. Ngoài ra, vào đầu xuân, chùa Đại Bi cũng chính là nơi diễn ra phiên chợ Viềng thu hút đông khách trong và ngoài tỉnh.
8. Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
Địa chỉ: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Lễ hội: từ ngày 14 đến ngày 16-3 âm lịch hàng năm
Chùa Lương là một ngôi chùa ở Nam Định cổ được xây dựng từ thế kỉ XV – XVI. Mặc dù trước đây chùa được xây dựng khá đơn giản thế nhưng sau khi trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Lương hiện nay đã có quy mô vô cùng rộng lớn với hơn 100 gian và mang phong cách kiến trúc của nhiều triều đại. Chính vì vậy, người dân địa phương vẫn thường gọi nơi đây với cái tên là chùa trăm gian.
Hàng năm, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch, chùa Lương thường tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động hấp dẫn như hát chèo, hát đối, trống hội và những buổi lễ như lễ Kỳ Yên, cầu phúc, lễ Phật, rước kiệu,…
Hành hương đầu năm ở 6 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của Việt Nam
Mọi người thường tìm tới không gian thanh bình nơi cửa Phật để cõi lòng được bình yên và cầu mong những điều may mắn, tài lộc... sẽ tới trong năm mới.
Chùa Hương - Hà Nội
Chùa Hương là một quần thể bao gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, các đền thờ thần cùng với những ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp nằm rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài (còn có tên gọi khác là chùa Trò hay chùa Thiên Trù), cách bến Trò không xa. Trung tâm của chùa Hương là chùa Trong nằm tại động Hương Tích - nơi được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động".
Quãng thời gian từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là thời điểm đông đảo khách hành hương tìm về tham dự lễ hội chùa Hương. Đến với chùa Hương, du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản hơn và được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên, non nước đầy thơ mộng.
Phủ Tây Hồ - Hà Nội
Giữa Thủ đô hoa lệ vẫn tồn tại nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng. Và phủ Tây Hồ chính là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất. Đó là lý do mỗi dịp Tết đến, xuân về, Phủ Tây Hồ lại thu hút không chỉ người dân Hà Thành mà còn cả du khách từ khắp nơi tìm tới. Tất cả đều mang theo mình hi vọng về một năm mới an lành, may mắn cùng nhiều tài lộc sẽ đến với bản thân và gia đình.
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây, là nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa - một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam. Vốn là một người phụ nữ tài hoa, đức độ nên công chúa Liễu Hạnh đã được dân gian thần thánh hóa và tôn làm Thánh Mẫu.
Chùa Hà - Hà Nội
Nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, chùa Hà được nhiều người dân Thủ đô đến chiêm bái vào dịp Tết hay ngày rằm. Không chỉ những người cô đơn, lẻ bóng hay những người không suôn sẻ trong cuộc sống gia đình tìm tới chùa Hà mà đây còn là điểm đến của rất nhiều đôi bạn trẻ để cầu mong chuyện tình cảm thêm nồng thắm, tốt đẹp.
Khi đến chùa Hà, mọi người không sắp lễ nhiều như những ngôi chùa khác mà chỉ cần một ít tiền vàng, trầu cau và hoa đặt trên một chiếc khay nhỏ cùng với tiền lẻ.
Đền Trần - Nam Định
Ngự tại đường Trần Thừa thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, đền Trần - nơi thờ 14 vị vua đời Trần cùng những vị quan đã có công phụng sự nhà Trần là điểm đến không thể không nhắc tới trong danh sách các ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng tại Việt Nam. Được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần từng bị quân Minh phá hủy hồi thế kỉ thứ 15, đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc là đền Trùng Hoa, đền Thiên Trường (đền Thượng) và đền Cổ Trạch (đền Hạ).
Đầu năm, khách thập phương cũng như người dân Nam Định lại nô nức kéo nhau về tham dự lễ hội khai ấn đền Trần. Lễ hội diễn ra vào giữa đêm ngày 14 và rạng sáng ngày 15 tháng giêng nhưng ngay từ ngày mùng 1 Tết, du khách đến thăm đền Trần đã tấp nập. Mọi người thường tâm niệm rằng, xin được ấn đền Trần sẽ giúp cho việc thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới và con đường công danh được vẻ vang, thăng tiến.
Chùa Đồng - Quảng Ninh
Với cảnh sắc thiên nhiên đầy mê hoặc hòa quyện cùng hệ thống chùa, am, tháp nằm rải rác từ dốc Đỏ đến đỉnh núi, khu danh thắng Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh từ nhiều năm nay đã trở thành một điểm du xuân quen thuộc của đông đảo khách hành hương.
Đặc biệt và nổi bật nhất trong quần thể di tích Yên Tử không thể không nhắc tới chùa Đồng - ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nằm trên đỉnh núi Yên Tử ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Dù phải vượt qua hàng ngàn bậc đá mới tới được chùa nhưng nơi này không năm nào vắng bóng khách hành hương.
Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội Yên Tử tổ chức dưới chân núi sẽ là cuộc hành hương tới chùa Đồng (ngôi chùa bằng đồng lớn nhất châu Á) của hàng vạn người nhằm tách mình ra khỏi thế giới trần tục và cầu mong thật nhiều tài lộc sẽ đến với bản thân trong năm tới.
Chùa Duyên Ninh - Ninh Bình
Nằm ở làng cổ Chi Phong thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Duyên Ninh nằm trong khuôn viên của cố đô Hoa Lư, là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thương lui tới.
Từng là nơi hoàng hậu Phất Ngân (vợ của vua Lý Công Uẩn) tu hành và tác hợp cho nhiều đôi lứa nên chùa Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng tại cố đô Hoa Lư và cũng là nơi nhiều người hiếm muộn đường con cái tìm đến để cầu tự.
Ghé 10+ ngôi chùa ở Vũng Tàu để cầu được ước thấy 1. Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát Đia chỉ: 178 Trần Phú, Phường 5, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu Ngày lễ hội: 6/6, 6/9, 15/7 Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát toạ lạc yên ắng dưới Bãi Dâu quanh năm sóng biển rì rào. Dù chỉ là một ngôi chùa có diện tích khá nhỏ nhưng luôn được tìm...