8 năm hiến máu 30 lần để trả ơn thay người mẹ đã mất vì ung thư
Thanh Việt chia sẻ với Zing, ban đầu anh chỉ nghĩ đi hiến máu để trả ân tình mẹ từng được nhận. Song thấy đây là việc ý nghĩa, anh quyết định làm đến khi sức khỏe còn cho phép.
Cách đây 10 năm, khi Nguyễn Thanh Việt (28 tuổi, sống tại TP.HCM) đang học lớp 12, mẹ anh phải điều trị ung thư dạ dày.
“Khi đó, bệnh nặng khiến mẹ xuất huyết rất nhiều. Mỗi lần như vậy, mẹ lại được truyền máu. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tất cả đều miễn phí. Mình không nhớ mẹ nhận được bao nhiêu máu, chỉ biết là rất nhiều. Mình biết ơn điều đó lắm”, Thanh Việt kể với Zing.
Cuối năm đó, mẹ anh qua đời. Thanh Việt vào TP.HCM học đại học. Trong thâm tâm anh luôn suy nghĩ khi có cơ hội sẽ trả lại những ân tình mà mẹ từng nhận được.
8 năm qua, Thanh Việt đều đặn đi hiến máu 3 tháng 1 lần để trả ân tình mẹ mình từng nhận được.
Vì vậy, từ năm đầu đại học, Thanh Việt bắt đầu đi hiến máu tình nguyện, như thay lời cảm ơn đối với những gì mẹ anh được giúp đỡ trước đây.
“Đến giờ mình đã hiến máu được 8 năm. Cứ 3 tháng một lần, đến nay đã hiến tròn 30 lần. May mắn là mình khỏe mạnh nên mỗi lần lấy 350 ml máu nhưng đều không vấn đề gì. Mỗi lần hiến máu mình lại nhớ mẹ. Không biết đã đủ số máu mà mẹ nhận được năm ấy chưa, nhưng dẫu sao mình vẫn sẽ tiếp tục hiến”.
Thanh Việt bày tỏ, ban đầu anh chỉ đi hiến máu để trả ơn. Thế nhưng dần dần, anh thấy đây là việc làm thực sự ý nghĩa nên quyết định sẽ tiếp tục đi hiến cho đến khi nào sức khỏe không cho phép nữa mới thôi.
Sau nhiều năm đi hiến máu, Thanh Việt bắt gặp nhiều người, nhiều câu chuyện đặc biệt, ý nghĩa. Điều khiến anh ấn tượng là những người đi hiến máu giống anh đều vui vẻ. Bản thân anh cũng hạnh phúc khi có thể làm điều ý nghĩa cho xã hội, mang đến cơ hội cho người khác.
Thanh Việt cho biết anh sẽ tiếp tục hiến máu đến khi nào sức khỏe còn cho phép.
Những ngày dịch Covid-19 bùng phát, Thanh Việt biết nhiều bệnh viện thiếu hụt nguồn máu vì người dân e ngại đi hiến máu, sợ lan truyền virus. Song anh không quá lo sợ, vẫn tiếp tục công việc ý nghĩa của mình.
“Mình thường đến hội chữ thập đỏ hiến máu. Mình thấy nơi đó có cách phòng tránh rất tốt khiến bản thân yên tâm hơn”.
Chia sẻ câu chuyện của bản thân lên diễn đàn, Thanh Việt nhận được sự ủng hộ lớn từ dân mạng. Bài đăng của anh nhận được gần 40.000 lượt yêu thích và hàng nghìn bình luận tích cực.
Đa phần ý kiến đều khen ngợi nghĩa cử đẹp của chàng trai 28 tuổi, xem đó là cảm hứng để bản thân sống tốt và làm nhiều việc ý nghĩa hơn. Một số người còn chia sẻ câu chuyện tương tự của bản thân.
Tài khoản Thư Minh kể: “Em mình cũng bị ung thư, được truyền 2 bịch máu. Ban đầu mình chỉ nghĩ đi hiến 2 lần như cách để đền đáp lại. Nhưng mà mỗi năm hiến 2 lần, giờ năm 3 đại học, nó đã thành thói quen rồi. Và sau này mình vẫn sẽ đi hiến nữa. Dù có bị dọa sẽ béo, sẽ xấu mình cũng không sợ”.
Đào Phương
Nữ sinh Ngoại thương khoe sắc, khoe tài trong đêm thi đầy cảm xúc
Đêm Tài năng "Duyên dáng Ngoại thương - Beauty & Charm 2019" đã ghi dấu một đêm bùng nổ và thăng hoa của 12 nữ sinh.
Xúc động tiết mục Để gió cuốn đi của nữ sinh bị ung thư Đặng Trần Thủy Tiên
Được biết đến là một trong những cuộc thi "ăn khách" nhất tại ĐH Ngoại thương diễn ra 2 năm một lần, cuộc thi năm 2019 được tổ chức với ý tưởng mới sáng tạo.
Với thông điệp lan tỏa đầy ý nghĩa, cuộc thi nhằm tìm kiếm và xây dựng hình ảnh sinh viên hiện đại, năng động, tự tin và toàn diện trong thời đại mới.
12 thí sinh lọt vào chung cuộc đã thể hiện bản lĩnh qua các phần thi trình diễn tài năng đầy hấp dẫn. Buổi thi đã chứng kiến sự tỏa sáng của các cô gái với những phần biểu diễn thăng hoa như hát, nhảy, múa đương đại, hùng biện, trình diễn ảo thuật... đưa khán giả vào những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Toàn màn hình"Vũ khúc vườn chuối" đầy thú vị của nữ sinh Ngoại thương
Không chỉ thể hiện vẻ đẹp năng động, tự tin thông qua các điệu nhảy hiện đại nóng bỏng, nữ sinh ĐH Ngoại thương còn thể hiện sự trẻ trung, năng động của mình khi đưa các yếu tố hiện đại kết hợp truyền thống vào phần thi tài năng của mình.
Đặng Trần Thủy Tiên - nữ sinh gây xúc động với công chúng với câu chuyện chiến đấu với căn bệnh ung thư vú đã đem đến vòng thi phần trình diễn ca khúc Để gió cuốn đi nhẹ nhàng, sâu lắng.
Thí sinh Đỗ Hồng Khanh là người trình diễn đầu tiên, cô mang đến vở vũ kịch Chí phèo - Thị Nở đầy mới lạ khi trình diễn "vũ khúc vườn chuối" để kể câu chuyện tình yêu giản dị giữa 2 con người cùng khổ. Cùng sự giúp đỡ của bạn diễn, Hồng Khanh đã có một phần trình diễn hoàn hảo khi thổi làn gió mới vào câu chuyện quen thuộc.
Trải qua 12 phần thi hấp dẫn của các nữ sinh, BGK sẽ lựa chọn 3 tiết mục xuất sắc nhất để góp mặt trong đêm chung kết cuộc thi sẽ diễn ra vào 15/12 tới.
Đặng Trần Thủy Tiên - nữ sinh gây xúc động với công chúng với câu chuyện chiến đấu với căn bệnh ung thư vú đã đem đến vòng thi phần trình diễn ca khúc Để gió cuốn đi nhẹ nhàng, sâu lắng.
Trên sân khấu, Thủy Tiên luôn nở nụ cười rạng rỡ, gây thiện cảm với toàn bộ khán giả
Thí sinh Đỗ Hồng Khanh trình diễn "vũ khúc vườn chuối" để kể câu chuyện tình yêu giản dị giữa Chí Phèo - Thị Nở.
Phùng Trang Linh khoe tài năng múa đương đại đầy uyển chuyển
Hóa thân thành chim công, Lê Yến Chi khoe trọn vẹn nét xinh đẹp và kỹ thuật điêu luyện
"Mỹ nhân ngư" Nguyễn Thị Hậu Như đắm mình trong vũ điệu quyến rũ và không gian huyền bí
Lựa chọn hình thức kịch độc thoại, Hướng Thị Thảo Linh truyền thông điệp về niềm hạnh phúc thực sự của người phụ nữ trong thời hiện đại.
Bùi Thị Thanh Tâm thể hiện khả năng nói giọng 3 miền độc đáo
Trần Thị Bích Thủy tự tin khoe giọng hát nội lực và khả năng vũ đạo đáng nể trong phần trình diễn Mashup Xẩm tương tư
Nguyễn Thị Phương Linh hóa thân thành người phụ nữ đầy quyền lực trong màn vũ đạo mạnh mẽ
Trần Minh Phương mang đến đêm thi những giai điệu piano êm ái, ngọt ngào
Nguyễn Hà My thể hiện màn ảo thuật đầy mãn nhãn.
Hồng Minh
Theo Dân trí
Mẹ đơn thân hiếm muộn 3 năm mới có con thì chồng lại ra đi mãi mãi và tâm tư quặn thắt: "Chỉ có ông trời mới cướp được những thứ thuộc về ta" "Mình đi sinh một mình, tự ôm bụng đi làm thủ tục. Đang chờ thì cháu cùng chồng sang Trung Quốc gọi báo đúng 4 giờ chiều chú sẽ về Việt Nam", người mẹ trẻ kể lại. Có nhiều trường hợp, người ta chẳng được tự chọn cuộc sống của chính mình. Không nhiều người phụ nữ ham trở thành mẹ đơn thân....