8 Must-have items không thể bỏ lỡ của năm 2018
Xuất hiện dày đặc trên những trang đưa tin thời trang uy tín nhất, được các trendsetters ưa chuộng và thống lĩnh mạng xã hội instagram năm 2018, những món phụ kiện chính là đại diện cho thế hệ trẻ với cái tôi độc nhất và gu thẩm mỹ riêng biệt.
1. Transparent bags
2018 chính là năm của những chiếc túi trong suốt. Nhà nhà người người mang túi trong suốt trên khắp mọi nẻo đường. Chiếc túi đã trở thành IT item phải có của một tín đồ thời trang.được khởi sướng nhờ Celine và kéo theo đó là sự ra đời của các thiết kế đến từ Chanel, Helmut Lang,… và từ đó xúng xính trên vai của các fashionista đến mọi nơi. Chiếc túi chính là tiếng nói của sự phóng khoáng, tinh thần tự do và cái tôi muốn thử nghiệm những điều mới lạ của giới trẻ.
2. Turbans
Đại diện cho sự nữ tính kiêu sa của mọi cô gái, chiếc khăn turban xinh xắn chính là đại diện cho xu hướng phụ kiện hè 2018. Được lăng xê bởi các fashion icon nức tiếng, các instagramers với hàng triệu người follow và các trendsetter thứ thiệt, khăn turban chính là item phải có của bất cứ một tín đồ thời trang nào. Nổi bật hơn với họa tiết hay lấp lánh kim sa ánh kim, chiếc khăn turban không chỉ là một phụ kiện dành cho tóc mà còn là một món đồ giúp hoàn thiện vẻ ngoài thời thượng của chủ nhân mình.
3. Mules
Giày mule không hề xa lạ đối với bất cứ cô nàng thời trang nào. Với thiết kế thời thượng, công năng thoải mái, giày mule hoàn toàn chinh phục mọi trái tim yêu thời trang. Thường được thực hiện và thiết kế với những tông màu rực rỡ, giày mule chính là món đồ mà một tín đồ không thể thiếu. Dễ dàng kết hợp với nhiều loại trang phục để tạo nên một tổng thể tinh tế đậm tính nữ, một đôi giày mule chính là điểm nhấn hoàn hảo cho vẻ ngoài đậm chất fashionista của mọi cô gái.
Video đang HOT
4. The big hats
Xu hướng mũ của năm 2018 chính là càng ngoại cỡ càng tốt và đại diện tiêu biểu nhất đó chính là những chiếc mũ Le Grande Chapeau của Jacquemus. Chiếc mũ như một cơn lốc thổi qua mùa hè cằn cỗi của thời trang và đem lại làn gió mới cho mặt trận phụ kiện thời trang. Chiếc nón phủ sóng instagram và được ưa chuộng bởi các tín đồ thời trang danh tiếng, điều này khiến Le Grande Chapeau trở thành đại diện phong cách của mùa hè 2018.
Điểm danh 5 phụ kiện streetstyle mà cô nàng thời trang nên có
5. Net bags
Nếu bạn nghĩ rằng túi trong suốt chưa đủ độ hot thì có lẽ chiếc túi lưới hay còn gọi là net bag sẽ khiến bạn mê mẩn. Tưởng chừng với một chiếc tuí có thể nhìn thấy tất cả những thứ bên trong như túi trong suốt và túi lưới thì cá fashionista sẽ cẩn trọng hơn với những món đồ mình để vào túi nhưng hoàn toàn trái ngược, họ để trái cây, giày, và ngay cả sex toys vào trong túi nhưng một lời khẳng định cho cá tính nổi loạn của họ và điều này hoàn toàn “đúng” trong mọi trường hợp nếu bạn là một tín đồ can đảm và muốn thể hiện bản thân mình.
6. Fanny packs
Fanny bag hay còn gọi là belt bag chính là cơn sốt thời trang mang dấu ấn sâu đậm nhất năm 2018. Chễm chệ trên vòng eo nhỏ nhắn của các tín đồ, vừa làm chiếc đai lưng thời thượng vừa là một chiếc túi nhỏ xinh giúp các tín đồ khẳng định phong cách của mình, fanny bag chính là mẫu túi dành cho những “nhà thời trang thế hệ mới”.
7. Dad shoes
Nếu để nói về xu hướng giày nào thống trị làng thời trang thế giới năm 2018 thì không phải những đôi sporty shoes hay giày cao gót nào mà đó chính là xu hướng ugly shoes và tiêu biểu nhất chính là những thiết kế Dad shoes trứ danh từ Balenciaga, Gucci, Luis Vuitton… Không hề có một vẻ ngoài “bình thường” nhưng bao đôi giày khác, thế nhưng Dad shoes hoàn toàn chinh phục mọi cái tôi thời trang và trở thành đôi giày thống lĩnh xu hướng phụ kiện 2018.
8. Matrix glasses
Lấy cảm hứng từ bộ phim Ma trận, mang dấu ấn điện ảnh sâu sắc, matrix glasses chính là mẫu kính tiêu biểu của năm 2018. Dù được vô số các tín đồ thời trang lăng xê ở các hình dáng hay màu sắc khác nhau, kính mát “ma trận” luôn luôn tạo được dấu ấn, đó chính là dấu ấn của tuổi trẻ trong cảm hứng old-school tinh tế và phong cách đậm chất millennials.
Theo lofficiel.vn
Vì sao thế hệ trẻ Trung Quốc không cần đến Facebook?
Khác với thế hệ trẻ Việt Nam hiện đang &'ăn Facebook, ngủ Facebook', thường xuyên online trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh từ sáng sớm đến đêm khuya, thế hệ trẻ Trung Quốc hoàn toàn xa lạ với các dịch vụ Internet phổ biến thế giới như Google, YouTube hay Facebook, Twitter...
Chiến lược "phòng hỏa trường thành" trên không gian mạng
Nổi tiếng về độ khắt khe với các dịch vụ công nghệ phổ biến của thế giới, Trung Quốc từng đóng cửa với hầu hết các hãng công nghệ lớn như Apple, Google, Facebook. Nhưng sức hút từ thị trường hơn 1 tỷ dân vẫn quá lớn, tới mức Apple phải chấp nhận đặt máy chủ lưu trữ thông tin iCloud của người dùng Trung Quốc tại quốc gia này.
Tháng 3/2016, Mark Zuckerberg cũng chạy bộ tại quảng trường Thiên An Môn để vận động hành lang cho phép mở cửa Facebook trở lại tại Trung Quốc sau khi bị cấm vào năm 2009. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi Facebook được phép mở công ty con ở Trung Quốc vào cuối tháng 7 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã lại rút giấy phép kinh doanh đối với mạng xã hội này.
Từ năm 1997, Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt Internet với hệ thống tường lửa "Phòng Hỏa Trường Thành" - The Great Firewall. Việc Trung Quốc đóng cửa Internet với thế giới không tránh khỏi những hạn chế nhất định, nhưng không phải là không có mặt tốt. Các sản phẩm và dịch vụ Internet nội địa của Trung Quốc nhờ vậy cũng có nhiều cơ hội phát triển lớn mạnh. Người dân Trung Quốc cũng không bị lệ thuộc vào các dịch vụ Internet của thế giới.
Giả sử trong trường hợp bị mất toàn bộ kết nối với mạng Internet toàn cầu, hệ thống mạng Internet trong phạm vi Trung Quốc vẫn hoạt động được độc lập, và người dùng vẫn có thể sử dụng các dịch vụ đặt máy chủ tại Trung Quốc để làm việc và liên lạc với nhau bình thường.
Nguy cơ từ việc lệ thuộc mạng Internet toàn cầu
Tình huống mất kết nối với mạng Internet toàn cầu từng xảy ra tại Việt Nam vào tháng 12/ 2006. Khi đó, Hệ thống liên lạc khắp châu Á bị tê liệt trầm trọng sau khi trận động đất ở Đài Loan làm đứt mạng cáp ngầm dưới biển.
Tại Việt Nam, các công sở hầu như đều rơi vào tình trạng náo loạn vì không thể liên lạc hay gửi email được, dịch vụ điện thoại quốc tế cũng ngừng hoạt động do quá tải. Trong hơn 1 tuần gặp sự cố, nhiều người đã lần đầu tiên nhìn thấy được mức độ lệ thuộc vào Internet trong công việc và đời sống hàng ngày của mình, cảm thấy như bị cô lập giữa ốc đảo.
Các công ty Việt Nam hoạt động trên toàn quốc còn rơi vào tình trạng khủng hoảng hơn khi không thể trao đổi công việc hoặc gửi sản phẩm giữa các tỉnh thành qua Internet, chẳng hạn như file thiết kế đồ họa, ứng dụng phần mềm, các văn bản tài liệu được số hóa...
Tuy nhiên, các hệ thống email và chat của nhà cung cấp trong nước vẫn có thể hoạt động bình thường, và trở thành giải pháp tình thế rất hiệu quả để thay thế cho Yahoo Mail, Gmail, chat Yahoo Messenger hay các dịch vụ lưu trữ file. Nhưng do giới hạn về dung lượng lưu trữ, mức độ phổ biến, nên các ứng dụng email và chat trong nước vẫn không thể thay thế được hoàn toàn.
Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng ít nhất từ sự cố mạng Internet đình trệ toàn châu Á năm 2006, vì người dùng tại quốc gia này sử dụng một hệ sinh thái các dịch vụ Internet đều có máy chủ đặt trong nước. Nhờ đó, các hoạt động công sở hay thông tin liên lạc hầu như không bị gián đoạn.
Thế hệ trẻ Trung Quốc không cần tới Facebook, Google
Sở hữu lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới tại thị trường nội địa có dân số hơn 1 tỷ người, ý thức về việc tránh lệ thuộc vào dịch vụ và công nghệ của phương Tây được các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra từ rất sớm. Chiến lược về công nghệ của Trung Quốc được triển khai nhất quán theo công thức: "Thế giới có cái gì, Trung Quốc có cái đó."
Thế hệ trẻ Trung Quốc sinh sau năm 1980 hoàn toàn không có nhu cầu sử dụng Facebook hay YouTube, Google, bởi họ đã có các dịch vụ tương tự từ nhà cung cấp trong nước. Thế giới có Facebook, họ có Weibo, Renren và nhiều mạng xã hội nhỏ khác. Thế giới tìm kiếm trên Google Search, còn họ có công cụ tìm kiếm riêng có tên Baidu. Thay vì Gmail của Google Trung Quốc có dịch vụ email riêng có tên QQ, bao gồm cả tính năng chat như Yahoo Messenger.
Với các dịch vụ nhắn tin phổ biến thế giới như Viber, WhatsApp hay gần đây là Facebook Messenger, Trung Quốc có dịch vụ tương tự là WeChat. Không chỉ dừng lại ở nhắn tin trên di động, WeChat còn mở rộng ra thành mạng xã hội, hỗ trợ cả chức năng chuyển tiền và thanh toán điện tử, mua sắm, gọi taxi, mua vé phim và nhiều dịch vụ nội địa khác.
Nếu cần mua sắm trực tuyến, thay vì phải truy cập vào Amazon, người dùng Trung Quốc sẽ vàoTMall.com. Thay vì dùng thẻ tín dụng Visa hay Master, họ dùng dịch vụ thanh toán điện tử AliPay. Toàn bộ hệ sinh thái dịch vụ nội địa này của Trung Quốc đã đáp ứng rất tốt mọi nhu cầu của người dùng Internet trong nước, và đó là lý do khiến giới trẻ ở quốc gia đông dân nhất thế giới thờ ơ với Facebook, Google.
Các nhà cung cấp trong nước cũng sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng và chính phủ Trung Quốc để truy xuất dữ liệu người dùng, chứ không khó khăn như việc Apple từ chối FBI khi cơ quan này yêu cầu mở khóa iPhone của nghi phạm khủng bố.
Nguồn: VietnamNet
Hoàn Kiếm - Hà Nội: Tích cực tuyên truyền giáo dục trẻ gắn với bảo vệ môi trường Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng trong quá trình phát triển việc khai thác các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, gây nên mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục cho thế hệ trẻ bảo vệ môi...