8 món chè hấp dẫn ngay cả khi trời lạnh
Ở Hà Nội, chè là món ăn vặt được ưa thích quanh năm, không kể đông hè. Chè bưởi, chuối, khoai môn, bánh lọt, sương sa… là những món chè được nhớ đến trong những ngày trời, lạnh.
Có người đi ăn chè ngày thu để ấm bụng, nhưng cũng có người tìm đến quán chè để cảm nhận vị thơm ngọt, mát lạnh của món ăn khi đang khoác trên mình chiếc áo len mỏng ấm áp.
Chè bưởi
Bát chè mát lạnh, với cùi bưởi ăn giòn giòn, thơm vị đặc trưng, cùng với vị ngọt mát của đỗ xanh, điểm thêm nước cốt dừa béo ngậy sẽ giúp bạn bổ sung thêm vitamin C và E, làm đẹp da và tăng sức đề kháng cho mùa khô đang đến gần. Giá tham khảo: 15.000 đồng cho một bát.
Chè bưởi là món ăn chơi nhẹ nhàng, với nguyên liệu chính chỉ gồm đậu xanh và cùi bưởi trắng, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Cún Khang.
Chè chuối nước cốt dừa là lựa chọn hàng đầu của những tín đồ thích ăn chuối. Tuy nhiên, tìm được quán chè ngon ở Hà Nội để thưởng thức món này không phải dễ. Cách làm món này không quá cầu kỳ, chỉ gồm những lát chuối mềm thơm nức mũi, chua chua, ngọt ngọt, bùi ngậy hoà lẫn với vị béo của nước cốt dừa. Thêm vào đó là những viên trân châu, có nhân dừa sần sật bên trong… nhưng nếu đã lỡ thích món ăn này thì không thể nào quên hương vị của nó.
Giá trung bình cho một bát chè chuối khoảng 12.000 – 15.000 đồng. Ảnh: Tiêu Phong.
Bát sữa chua mít caramen hấp dẫn người ăn bởi màu sắc vui tươi đầy mời gọi. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa sữa chua mít và caramen cùng trân châu các loại. Điều đặc biệt là hương vị của từng thành phần không hề bị hòa tan vào nhau: bạn có thể phân biệt rõ vị chua, thơm dịu đặc trưng của những miếng mít và vị béo ngậy của caramen trong cùng một bát chè mà không hề cảm thấy ngấy chút nào.
Màu xanh của thạch, trân châu làm từ nước lá dứa, màu vàng của mít, màu trắng của sữa chua và nước cốt dừa, điểm thêm quả nho tươi ngọt ngào tạo thành một bát chè thập cẩm nhìn vào đã muốn ăn ngay. Ảnh: Lê Thương.
Video đang HOT
Chè bánh lọt là món ăn quen thuộc của người miền Nam, thường nấu cùng với đậu xanh hoặc đậu đỏ sau đó cho thêm nước cốt dừa vào ăn cùng. Khi ra bắc, món ăn cũng được những tâm hồn hảo ngọt Hà Thành liệt kê vào danh sách những món chè yêu thích. Tiết trời se lạnh, ngồi quán chè quen thưởng thức những sợi bánh lọt dai dai, vừa ngọt mát lại thơm bùi thì còn gì bằng. Giá trung bình khoảng 15.000 đồng mỗi cốc.
Món chè là sự kết hợp độc đáo của đậu xanh, dai dai của bánh lọt và vị béo nhẹ của nước cốt dừa. Ảnh: Cún Khang.
Mùa hè, chè khoai môn ăn cùng đá bào mát lạnh để giải nhiệt cơ thể, mùa lạnh giảm bớt lượng đường xuống để ăn nóng cũng rất ngon và lành bụng. Tuy nhiên, không ít người lại thích cảm giác ăn chè lạnh vào mùa lạnh để trải nghiệm cảm giác thích thú khi đá tan trong miệng và vị chè thơm còn đọng lại rất khẽ.
Khoai môn bùi bùi, dẻo thơm nấu cùng hạt trân châu dai dai, ăn cùng nước cốt dừa là món ăn hợp cho cả những ngày thu se lạnh. Ảnh: Diệu Kim.
Món chè gây ấn tượng bởi màu sắc bắt mắt và vị thơm, bùi béo của nước cốt dừa, vị dai dai của sương sa và “hạt lựu” làm từ củ năng. Món ăn hợp với đá lạnh này làm xiêu lòng bất cứ ai trong tiết thu se lạnh bởi sự bắt mắt và hương vị thơm ngon vốn có. Giá: Khoảng 15.000 – 17.000 đồng/ cốc.
Cốc chè hấp dẫn với màu vàng của mít, xanh của thạch lá nếp và hồng của sương sa hạt lựu, ăn rất ngon mắt và đã miệng. Ảnh: Cún Khang.
Chè thạch đen sương sáo
Thạch sương sáo là món tráng miệng giúp giải nhiệt, ăn cùng với nước hạt sen và đậu xanh. Vị thơm của sương sáo, vị bùi của hạt sen, đậu xanh tạo cảm giác thanh đạm khi thưởng thức.
Giá trung bình cho một bát chè khoảng 15.000 – 17.000 đồng tùy nơi. Ảnh: Thanh Thúy.
Sữa chua đậu đỏ
Nếu từ trước đến nay bạn không mấy thiện cảm với đậu đỏ thì hãy một lần thử món chè sữa chua đậu đỏ ở trong ngõ nhỏ đường Nguyễn Quý Đức. Sự kết hợp giữa sữa chua gia truyền tự làm và đậu đỏ mềm nhừ mang đến một hương vị khiến bạn không thể nào quên.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm và chỉ bán duy nhất một, hai món chè, quán nhỏ của ông chủ người Thái Bình quanh năm hấp dẫn thực khách đến ăn. Ảnh: Lê Thương.
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ quán chè ngon ở Hà Nội như: Chợ Đồng Xuân, chợ Nam Đồng, phố Chùa Láng, Hàng Lược, Tô Tịch, Phố Huế, Đinh Liệt, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Quý Đức…
Giòn dai chè bưởi ngày đông
Mẹ kể, cái hồi xưa lắc xưa lơ, khi mẹ còn con gái, gánh chè bưởi của mẹ đã phụ giúp bà ngoại nuôi lớn mấy cậu mấy dì.
Chè bưởi
Mỗi lần được thưởng thức một món ngon mẹ nấu, không dưng cảm thấy đôi bàn tay của mẹ thật diệu kỳ. Chỉ cần đôi tay ấy lướt qua, cho dù chỉ là những thứ nguyên liệu bỏ đi, cũng dễ dàng trở thành mỹ vị.
Ví như món chè bưởi chẳng hạn. Cái vỏ bưởi đắng nghét ấy, nhiều lắm chỉ được dùng để nấu nước gội đầu cho suôn dài mái tóc, cho hương thơm vấn vít mái đầu. Vậy mà vào tay mẹ, lại có thể làm ra biết bao nhiêu món ngon trên đời.
Vỏ bưởi, mẹ có thể làm đủ thứ món, từ trộn gỏi, nấu chè, cho đến sên mứt. Nhưng khâu chế biến lại kỳ công vô cùng. Nó đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại cùng sự tỉ mỉ từ người đứng bếp. Chỉ chút xíu lơ là, dù mất công bỏ sức, món ăn cũng chỉ còn là thứ bỏ đi.
Vỏ bưởi nếu dùng làm mứt, mẹ sẽ loại bỏ phần cùi trắng, chỉ lấy phần vỏ xanh bên ngoài. Mứt vỏ bưởi, mẹ thích cắt thành từng sợi nhỏ, sau đó ngâm với nước ấm pha chút muối, xả sạch qua nước lạnh, rồi luộc chín, lại xả qua nước lạnh lần nữa.
Mứt ngon hay dở, quan trọng nhất ở khâu này. Nếu xả quá tay, miếng vỏ bưởi mất hết vị the, miếng mứt sên lên sẽ vô vị. Nhưng nếu xả không tới, mứt có vị đắng quá đậm lại mất ngon.
Sau khi sơ chế xong vỏ bưởi, chỉ cần đem ướp với đường đến khi đường tan hết thì cho vào chảo gang, sên trên lửa là được. Bao giờ mẹ cũng sên mứt trên bếp củi. Mẹ bảo, mùi củi lửa sẽ khiến miếng mứt thêm đậm đà hương vị. Lửa sên mứt lúc đầu hơi lớn, đến khi nước đường cạn thì cho lửa vừa rồi nhỏ dần, đến khi mứt khô là được.
Những ngày đông lạnh lẽo, trên bàn trà lúc nào cũng có một hộp mứt vỏ bưởi mẹ làm. Mẹ nói mùa lạnh, chỉ cần vài ba cọng mứt cũng làm cho cái bụng ấm lên, cổ họng cũng thôi không còn vương hơi lạnh.
Miếng mứt bưởi thơm ngát, vị dai dai, vừa ngọt vừa the, lại phảng phất chút đăng đắng nơi đầu lưỡi. Ngày mùa đông, nhấp một ngụm trà ấm, lại nhâm nhi mấy miếng mứt bưởi thơm lừng, cái lạnh buổi sớm mai vì vậy mà ít nhiều tan đi bớt.
Mùa bưởi ở Huế thường rơi vào cuối hè. Nên để có bưởi nấu chén chè ấm nóng trong mùa mưa lạnh giá, mẹ thường phải sơ chế sẵn, rồi cấp đông trong tủ từ mùa trước, khi nào dùng lại lấy ra. Đương nhiên, bưởi trái mùa trong vườn nhiều lúc vẫn có. Cho nên, muốn ăn một chén chè bưởi khi mùa đã qua, cũng chẳng mấy khó.
Nấu chè bưởi, so với làm mứt còn công phu hơn gấp mấy lần. Vỏ bưởi dùng nấu chè, phải lạng bỏ phần vỏ xanh bên ngoài thật sạch để không còn chất the, phần xơ xốp bên trong cùng cũng không giữ lại để tránh giảm bớt độ giòn. Cùi bưởi dùng nấu chè phải chọn loại tươi vừa hái xuống, nếu dùng bưởi quá chín hoặc hơi héo, cùi bưởi không chỉ mỏng mà còn bị dai.
Mẹ thường nói, cùi bưởi nấu chè, phải cắt từng miếng vuông vức, cắt to khi nấu dễ bị sượng, cắt mỏng lại dễ bị dai, thiếu độ giòn. Vậy nên, sự vừa đúng, đủ là quan trọng nhất. Cùi bưởi luộc qua với chút muối, rồi xả thật sạch dưới vòi nước đến khi mất hết vị the đắng, sau đó vắt thật khô. Mẹ cẩn thận hòa tan đường với ít nước, sau đó cho vào một ít bột năng, khuấy thật tan, rồi cho cùi bưởi vào ngâm đến khi miếng bưởi mọng nước.
Để cùi bưởi sau khi nấu chè vừa dẻo lại giòn, mẹ còn phải vớt cùi bưởi ra khỏi tô nước đường, để thật ráo, rồi lại lăn qua bột năng, sau đó luộc chín trong nồi nước đường, vớt ra, ngâm trong thau nước đá để tăng thêm độ giòn.
Nước đường luộc bưởi, mẹ cho vào ít bột năng đã khuấy tan trong chén trước đó. Khi thấy độ sền sệt vừa đủ, thì cho đậu xanh đãi vỏ đã hấp chín vào, cuối cùng mới vớt cùi bưởi ngâm trong nước đá cho vào nồi chè. Phải đến lúc này, nồi chè bưởi mới được xem là hoàn tất.
Để nồi chè bưởi có màu vàng ươm, mẹ thường dùng loại đường bánh nấu thủ công để nấu chè. Trong nước đường dùng để luộc cùi bưởi, bao giờ mẹ cũng cho vào vài ngọn lá dứa hái sau góc vườn. Nồi chè sẽ tỏa ra mùi thơm dìu dịu của lá dứa, hòa cùng hương bưởi thanh thanh.
Chè bưởi ngon nhất là ăn nóng, cùng với nước cốt dừa. Miếng bưởi giòn giòn, lại thêm vị dai của bột lọc quấn quanh, hòa trong vị bùi bùi của đậu xanh, beo béo của nước cốt dừa, vị ngọt của đường đen thanh nhẹ, càng khiến vị chè thêm ngọt ngon, đậm đà.
Mỗi lần được thưởng thức chén chè bưởi, lại nghĩ về sự tần tảo, chịu thương chịu khó của mẹ. Phải yêu chuyện bếp núc đến chừng nào, mới cần mẫn chế biến ra món chè ấy. Nhìn thì đơn giản, mà công phu biết bao nhiêu.
Mẹ kể, ba thích nhất là món chè bưởi mẹ làm. Cái hồi xưa lắc xưa lơ, khi mẹ còn con gái, gánh chè bưởi của mẹ đã phụ giúp bà ngoại nuôi lớn mấy cậu mấy dì. Không biết ba thích chén chè bưởi ấm nóng do tay mẹ tảo tần chế biến, hay vì thương thầm cô bán chè mà ghiền luôn món ấy. Sau này ba mẹ về chung một nhà, gánh chè bưởi lại lần nữa tiếp tục nuôi lớn chị em tôi.
Bây giờ, cái quán chè nhỏ đầu làng của mẹ đã chìm trong ký ức nhưng tay nghề của mẹ thì vẫn nguyên xi. Lâu lâu nhớ nghề, nhớ vị, mẹ lại xuống bếp, cả nhà lại ngập trong hương bưởi nồng nàn.
Ăn bưởi xong đừng vứt vỏ đi, tận dụng làm ngay 4 món ngon này, cả nhà tròn mắt thích mê Không chỉ được biết đến như một nguyên liệu chữa bệnh, làm đẹp,... vỏ bưởi còn dùng để chế biến các món ngon tuyệt vời. 1. Mứt vỏ bưởi Nguyên liệu: Vỏ bưởi Đường kính trắng Phèn chua Muối, vani Cách làm: Bước 1: Rửa sạch vỏ bưởi, loại bỏ phần cùi trắng rồi thái miếng vừa ăn. Bước 2: Cho vỏ bưởi...