8 món bánh tráng miệng ngon nhất thế giới
Tín đồ hảo ngọt sẽ không thể bỏ qua 8 món bánh tráng miệng ngon nhất thế giới do chuyên trang du lịch của CNN bầu chọn.
Baklava (Turkey): Xuyên suốt triều đại Ottoman, món bánh này chỉ phục vụ cho vua chúa và giới hoàng tộc trong cung điện Topkapi, tại thủ đô Istanbul. Lớp bột được cuộn thành nhiều tầng. Phần nhân bên trong bao gồm quả óc chó, quả hồ trăn và một loại syrup đặc biệt của người Thổ. Trước khi phục vụ thực khách, người bán còn rắc vụn chocolate hoặc lá húng quế lên mặt trên để tăng thêm mùi vị thơm ngon cho món bánh. Ảnh: Adee Ghising.
Cannoli (Italy): Loại bánh này có nguồn gốc từ vùng Sicily. Để ra được thành phẩm, người đầu bếp phải nhào bột thật đều tay, cuốn lại thành hình ống rồi đem nướng. Độ giòn rụm của bánh cùng sự tổng hòa hương vị của kem tươi, các loại hạt, chocolate, hoa quả sẽ chinh phục mọi thực khách khó tính. Ở một số nơi, phần nhân kem tươi có thể được thay bằng phô mai ricotta. Ảnh: Food Network.
Creme Brulee (France): Món bánh này là “anh em” của bánh flan và là niềm tự hào của ẩm thực Pháp. Nhìn chung, Creame Brulee khá dễ làm nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn. Hỗn hợp đường và lòng đỏ trứng gà được khuấy đều với kem, cho đến khi tan hẳn rồi đem nướng cách thủy. Phần quan trọng và tạo nên sự khác biệt cho món bánh chính là lớp đường được khò cháy giòn tan trên bề mặt. Ảnh: HelloFlavour.ca.
Alfajores (South America): Món bánh tráng miệng đến từ vùng Nam Mỹ đủ sức “hạ gục” mọi vị giác bởi độ xốp mềm cùng mùi thơm lừng của hai chiếc bánh quy. Không những thế, phần sốt caramel ngọt dịu ở giữa được làm từ sữa tươi cũng khiến các tín đồ mê ngọt thêm yêu món bánh này. Ở một số nơi khác, người chế biến còn rắc thêm dừa hoặc chocolate. Ảnh: Chowhound.
Brownie (USA): Loại bánh phổ biến này xuất hiện trong nhiều tiệm bánh ngọt trên toàn thế giới, có xuất xứ từ nước Mỹ. 5 thành phần chính để làm ra chiếc bánh thành phẩm, bao gồm bơ, bột, đường, trứng, chocolate. Brownie chỉ là tên gọi chung, tùy theo tỷ lệ của từng thành phần mà sẽ có những cách gọi khác nhau như Fudege, Cakey, Chewy. Ở phương Tây, nhiều người chọn cách nhấm nháp Brownie cùng một ly sữa tươi. Ảnh: Taste.
Video đang HOT
Cardamom Buns (Sweden): Có nguồn gốc từ Thụy Điển nhưng thành phần chính tạo nên mùi vị độc đáo cho món bánh này lại xuất hiện nhiều trong các bữa ăn ở Ấn Độ. Đó là hạt bạch đậu khấu. Hạt đậu này là loại nguyên liệu tạo mùi đắt thứ 3 trên thế giới, chỉ sếp sau saffron và vanilla. Để làm ra được chiếc bánh Cardamom Buns, người đầu bếp phải nghiền nát hạt bạch đậu khấu rồi nhào chung với bột, sau cùng cuộn cùng lớp đường và một số gia vị. Ảnh: Epicurious.
Cornes de Gazelle (Morocco): Loại bánh này có mặt trong trong nhiều bữa tiệc ở đất nước Morocco. So với các biến tấu, phiên bản truyền thống dễ thực hiện hơn hẳn. Lớp bột được cán mỏng, sau đó uốn quanh phần hạnh nhân nghiền có mùi nước hoa cam. Công đoạn cuối cùng là cho vào lò nướng đến khi bánh chuyển sang màu vàng nhẹ thì tắt. Tại thành phố cảng Tetouan, món bánh này được chế biến công phu, bắt mắt hơn. Ảnh: Cuisine et mets.
Doughnut (Mỹ): Mỗi bánh có hình chiếc nhẫn với đủ mọi kích cỡ. Món tráng miệng này được tạo thành từ hỗn hợp của nhiều loại nguyên liệu như bột mì, men, đường, bột nở, sữa bột, muối, trứng và nước. Sau khi tạo hình cho bột, người ta đem chiên hoặc nướng. Hiện nay, bánh Doughnut có nhiều sự biến tấu trong cách thức thực hiện. Ở một số nơi, mặt bánh được trang trí rất đơn giản, có nơi lại phủ kín lớp nước sốt đủ màu sắc, đa dạng mùi vị cùng nhiều nguyên liệu khác như kẹo dẻo, chocolate, trái cây… Ảnh: Thelistlove.
Tác giả Jen Rose Smith – phóng viên tự do của chuyên trang du lịch CNN Travel bầu chọn 50 món bánh tráng miệng ngon nhất thế giới dựa trên kinh nghiệm 9 năm làm bánh, thưởng thức và gặp gỡ nhiều đầu bếp nổi tiếng khắp thế giới về lĩnh vực bánh ngọt.
Khang Trần
Theo CNN
Hóa ra những món người Việt vẫn ăn hằng ngày lại có nguồn gốc từ Pháp
Bỏ qua những yếu tố về chính trị, nền ẩm thực Pháp đã có công rất lớn khi đem đến cho Việt Nam rất nhiều món ăn ngon.
1.Bún ốc
Pháp có một sợi mì xào mỏng như phở, sợi dài thân tròn thường được nấu với ốc biển. Người Pháp gọi đó là món mì ốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó được biến tấu để người Việt dễ ăn hơn. Sợi mì được thay bằng bún và ốc thường là ốc nước ngọt, nấu kèm thêm với nhiều loại rau củ nên hương vị cũng khác đi nhiều.
2.Bánh mì
Bánh mì ổ chúng ta thường ăn có nguồn gốc từ bánh mì baguette. Khi vào Việt Nam, bánh mì baguette trở thành món ăn đường phố tuyệt vời vì có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo ra những món ăn khác nhau. Chẳng hạn như bánh mì thịt nướng, thịt chả, bột lọc...Khác với của Pháp, bánh mì của Việt Nam nhẹ hơn, mỏng hơn, giòn hơn rất nhiều.
3.Bò lúc lắc
Những miếng bít tết dày, được tẩm ướp gia vị đậm đà là món ăn thường thấy ở Pháp. Ở Việt Nam, đây là món ăn đắt tiền và chỉ tìm thấy ở nhà hàng nhưng người Pháp lại rất thích làm món này ở nhà. Khi vào Việt Nam, để bình dân hóa những miếng thịt bò, người ta đã cắt nhỏ ra thành khối rồi cho vào chảo đảo đều, sau đó cho thêm rau củ, hành tây vào cùng.
4.Bánh flan
Ở Pháp người ta gọi bánh flan là crème caramel, món tráng miệng này thường được để lạnh kèm nước sốt caramel hoặc cà phê. Ở Việt Nam, mọi người thường cho thêm sữa dừa vào nên có mùi vị ngon hơn hẳn. Món này có ở hầu hết khắp nơi, có thể mua hoặc tự làm đều rất đơn giản. Ở miền bắc gọi là bánh caramel hoặc kem caramel, miền nam gọi là bánh flan hoặc kem flan.
5.Bánh Pateso
Bánh Pateso hay còn được mọi người gọi là bánh ngàn lớp. Bánh này có lớp vỏ mỏng, được gấp chồng lên nhau tạo thành rất nhiều lớp. Trong thời gian đầu khi vào Việt Nam, nó chỉ có nhân là thịt heo nhưng bây giờ thì có thêm thịt bò, thịt gà. Người ta thường cho thêm nấm, hành tây thậm chí là một chút vụn bánh mì vào để phần nhân được ngon hơn hẳn.
6.Súp
Súp có nguồn gốc từ Pháp, trước đây nó chỉ có bán ở Hồ Chí Minh nhưng dần dần lan rộng và biến tấu thành nhiều loại súp khác nhau. Ngày nay mọi người có thể dễ dàng thưởng thức tại nhà hàng, hoặc tự mua nguyên liệu về nhà nấu. Các món súp như súp cua, súp nấm, súp rau củ, thịt gà...có hương vị ngon, thích hợp làm món ăn nhẹ, món khai vị, dù ăn bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng đều phù hợp.
7.Cà phê
Người Pháp đã giới thiệu cà phê cho Việt Nam vào những năm 1800, và kể từ đó nó đã trở thành một trong những phần không thể tách rời của văn hóa người Việt. Hơn nữa, Việt Nam còn là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, có rất nhiều loại cà phê ngon đẳng cấp như Robusta hay Arabica đều trồng ở đây.
Theo Dân Việt
Có những quán ăn bật lò sưởi ngoài trời ấm áp dưới đây "bảo vệ", dù là hội FA thì cũng không thấy mùa đông Hà Nội lạnh lẽo chút nào Có lò sưởi ấm áp, hội "độc thân sáng giá" ngại gì mà không ghé những nơi này để sưởi ấm cõi lòng. Những cơn gió lạnh mùa đông khiến thú vui ăn uống ngoài trời dường như trở nên bất khả thi, ai nấy cũng chỉ muốn ngồi yên lành trong một góc quán thật ấm áp mà thôi. Đặc biệt là...