8 mẫu áo bóng đá giá trị nhất lịch sử Euro
Sở thích sưu tầm đồ thể thao khiến giá trị của những chiếc áo đấu bóng đá cổ điển ngày càng tăng mạnh.
Pháp – Euro 1984 : Mẫu áo đấu lấy cảm hứng từ bộ ba màu trên lá cờ của Pháp, được adidas thiết kế. Trong giải đấu này, Pháp đã giành vinh quang xứng đáng nhờ các bàn thắng xuất sắc. Giá trị ước tính của thiết kế là hơn 600 USD. Ảnh: GQ.
Hà Lan – Euro 1988: Mẫu áo do adidas tài trợ, nổi bật với thiết kế hình học, màu cam cổ điển. Nó được làm cho giải đấu và không bao giờ mặc lại ở các giải khác. Trong trận chung kết, Hà Lan đã xuất sắc đánh bại Liên Xô với tỷ số 2-0. Theo GQ , mẫu áo thi đấu có giá trị ước tính là 834 USD. Ảnh: FootTheBall.
Ireland – Euro 1988: Đội tuyển Ireland của Jack Charlton được coi là thế hệ cầu thủ vàng. Bộ trang phục thi đấu mà đội mặc tại giải vô địch châu Âu năm 1988 được lưu giữ trong văn hóa dân gian bóng đá của quốc gia. Giá trị ước tính của nó là trên 400 USD. Ảnh: Independent.
Liên Xô – Euro 1988: Mẫu áo màu đỏ và trắng mà đội tuyển mặc tại kỳ Euro cuối cùng của họ sẽ trở thành món đồ đình đám đối với các nhà sưu tập. Giá trị ước tính của mẫu áo là trên 400 USD. Ảnh: Classic Football Shirts.
Đan Mạch – Euro 1992: Tham dự Euro 1992 chỉ với tư cách đội thay thế cho Nam Tư nhưng nhờ sự quyết tâm của các cầu thủ, họ đã đem về vinh quang cho nước nhà. Bộ trang phục của đội tuyển do Hummel sản xuất với số lượng ít. Do đó, nó có giá trị ước tính trên 400 USD. Ảnh: Eurosport.
Video đang HOT
Đức – Euro 1992: Bộ quần áo bóng đá mang tính biểu tượng nhất của Đức từng được làm có ba màu đen, đỏ và vàng. Kể từ đó, nó đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ trang phục sân nhà của Đức. GQ cho biết bộ áo đấu này có giá trị ước tính là 700 USD. Ảnh: UEFA.
Anh – Euro 1996: Euro 1996 là giải đấu đáng nhớ của “Tam sư”. Ước tính bộ trang phục của tuyển Anh tham dự Euro 1996 có giá trên 500 USD. Ảnh: Prepona, The Guardian.
Hy Lạp – Euro 2004: Bộ quần áo bóng đá sân khách màu trắng mà đội tuyển mặc trong chiến thắng trước Bồ Đào Nha là một trong những món đồ được đánh giá cao nhất. Giá trị ước tính của nó là 400 USD. Ảnh: AGONAsport.
8/9 đội tuyển mặc áo Nike không vào vòng tứ kết Euro 2020
Nike tài trợ áo đấu cho nhiều đội tuyển ở giải Euro năm nay. Tuy nhiên, duy nhất Anh vào đến vòng tứ kết.
Anh: "Tam sư" là đội duy nhất do Nike tài trợ áo đấu góp mặt ở vòng tứ kết Euro 2020. Đoàn quân của Southgate đã đánh bại Đức với tỷ số 2-0 ở vòng 1/8 nhờ bàn thắng từ Sterling và Harry Kane. Áo đấu sân nhà của "Tam sư" được thiết kế kiểu cổ điển với tông trắng chủ đạo, phối cùng cổ màu xanh lam. Logo của đội tuyển có hình ba con sư tử được phối đồng điệu với màu xanh (bản sân khách là màu đỏ với tông chủ đạo màu xanh). Ảnh: Rfi.
Hợp đồng giữa Anh và Nike hết hạn vào năm 2030. Đây là hợp đồng mới được ký vào năm 2016 giữa Liên đoàn bóng đá Anh (FA) và Nike. Nó kéo dài 12 năm, bắt đầu từ năm 2018. Theo The Guardian , thương vụ này có trị giá khoảng 550 triệu USD. Ảnh: Thekitman.
Hà Lan: Đội bóng có biệt danh "cơn lốc màu da cam" bất ngờ bị loại bởi CH Czech ở vòng 1/8. Màu cam chủ đạo vẫn là điểm nhấn chính của trang phục. Nike đã phối thêm phần cổ màu đen và logo màu tương tự, đem đến cảm giác mạnh mẽ. Trong khi đó, bộ trang phục sân khách mang màu đen, có cổ bẻ. Phần màu chủ đạo là sự đối lập với trang phục sân nhà. Ảnh: Euro Sport.
Theo SportsPro , hợp đồng được ký vào năm 2014 và kết thúc vào năm 2026. Tổng số tiền Nike phải bỏ ra vào khoảng 13,6 triệu USD/năm. Ảnh: AAZ.
Croatia: Dù đã thi đấu quật cường trước Tây Ban Nha, Croatia vẫn không thể giành tấm vé đi tiếp vào vòng tứ kết. Trong trận đấu cuối cùng ở Euro 2020 , họ mặc bộ trang phục sân khách với màu đen chủ đạo, phối cùng hoạt tiết caro. Đây cũng là họa tiết chính trong bộ trang phục sân nhà (caro đỏ trắng). Nhìn chung, thiết kế bộ sân nhà của Croatia đề cao giá trị truyền thống, không mang đến nhiều thay đổi. Ảnh: Telecom Asia.
Thời hạn hợp đồng giữa Nike và Croatia không được công bố chính thức. Theo một số thông tin, Nike sẽ chi khoảng 2,4 triệu USD/năm cho bản hợp đồng này. Ảnh: AP.
Pháp: Được đánh giá rất cao ở Euro 2020 , tuy nhiên, đoàn quân của Deschamps lại gây thất vọng khi dừng bước ở vòng 1/8 trước Thụy Sĩ. Theo SportsPro, mỗi năm Nike sẽ chi khoảng 60,8 triệu USD cho bản hợp đồng với Liên đoàn bóng đá Pháp. Hợp đồng có hiệu lực từ năm 2018 và hết hạn năm 2026. Ảnh: Marca.
Bộ sân nhà của Pháp vẫn mang tông xanh chủ đạo với những đường sọc ngang, gợi nhớ chức vô địch World Cup 1998. Ở cả quần lẫn áo sẽ đều có dòng chữ Liberte, Egalite, Fraternite (tạm dịch: Tự do, Bình đẳng, Bác ái) in bên trong. Áo đấu sân khách của họ khá đơn giản với màu trắng chủ đạo, sọc đỏ xanh dọc hông và logo gà trống Goloa màu xanh bên ngực. Ảnh: Telecom Asia.
Bồ Đào Nha: Giống các đội khác trong bảng "tử thần", Bồ Đào Nha cũng không thể tiến sâu vào vòng tứ kết. Áo sân nhà của họ vẫn mang màu đỏ bã trầu, phối cùng quần xanh lá cây. Đây là lần đầu Bồ Đào Nha mặc trang phục có quần xanh lá từ năm 2004. Hợp đồng giữa Nike và Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha được ký mới năm 2017 và hết hạn năm 2024. Mỗi năm, Nike sẽ chi ra khoảng 9,2 triệu USD cho bản hợp đồng này. Ảnh: Techz.
Ba Lan: Áo sân nhà được Nike lấy cảm hứng từ màu đỏ và trắng trên quốc kỳ của Ba Lan. Đây là cách Nike vinh danh đội tuyển Ba Lan trong kỷ nguyên vàng (những năm 1970 và 1980). Áo sân khách có màu đối lập (đỏ chủ đạo, chi tiết màu trắng). Điểm nhấn là phần logo đội tuyển được đặt giữa ngực. Hợp đồng giữa Nike và Ba Lan kéo dài đến năm 2022 với số tiền mà hãng thể thao nước Mỹ phải chi ra vào khoảng 1,8 triệu USD/năm. Ảnh: Euronews.
Thổ Nhĩ Kỳ: Bộ sân nhà của Thổ Nhĩ Kỳ có màu trắng chủ đạo, phối cùng sọc đỏ đậm in ngôi sao và hình mặt trăng trắng. Bên trong áo có dòng chữ "Thổ Nhĩ Kỳ của tôi". Áo sân khách không có nhiều khác biệt với toàn bộ gần như được làm màu đỏ với các chi tiết màu trắng. Mỗi năm, Nike sẽ chi khoảng 4,2 triệu USD cho bản hợp đồng này. Ảnh: The Analyst.
Slovakia: Áo sân nhà của Slovakia được Nike chăm chút hơn bộ sân khách. Nó có màu xanh lam đậm chủ đạo. Trong khi đó, bộ sân khách được làm đơn giản với màu trắng trơn kèm đường viền xanh. Thời hạn hợp đồng giữa Liên đoàn bóng đá Slovakia và Nike không được tiết độ. Giá trị hợp đồng khoảng 1,2 triệu USD/năm. Ảnh: Daily Sabah.
Phần Lan: Bộ sân nhà được Nike lấy cảm hứng từ chính lá cờ của Phần Lan. Logo Nike được đặt ngay điểm giao giữa hai đường kẻ ngang, dọc tạo nên sự chú ý cho thương hiệu. Trong khi đó, áo sân khách được thiết kế khá lịch sự với phần cổ polo. Thời hạn hợp đồng giữa hai bên không được tiết lộ. Giá trị hợp đồng khoảng 1,8 triệu USD/năm. Ảnh: Football Italia.
Ý nghĩa áo đấu của các đội tuyển tham gia Euro 2020 Màu sắc và các chi tiết trên trang phục thi đấu giúp thể hiện tinh thần của mỗi quốc gia. Mẫu áo thi đấu trên sân nhà của tuyển Anh được thiết kế với sự thống nhất và nét hiện đại. Theo thương hiệu Nike, cổ áo cùng các sọc zig-zag ở hai bên sườn áo đấu được in nổi. Huy hiệu Tam...