8 lý do vì sao bạn nên yêu người giàu tình cảm
Người giàu tình cảm thường được xem là quá nhạy cảm và không ổn định trong cảm xúc, chính vì điều này nên đôi khi nó khiến người yêu bạn cảm thấy khó nắm bắt bạn và xảy ra những hiểu lầm. Tuy nhiên, một người giàu tình cảm cũng mang lại cho người mình yêu nhiều điều tốt.
1. Họ luôn thể hiện cảm xúc thật của mình
Điều khó khăn của một người tình cảm chính là không thể che giấu cảm xúc của chính mình. Những gì họ cảm nhận được từ bên trong đều được thể hiện qua hành động bên ngoài và bạn sẽ biết được mọi thứ mà người yêu đang cảm thấy. Tình cảm và cảm xúc không dối trá chính là điều đáng mong đợi trong tình yêu.
2. Họ luôn giữ một tình yêu sâu sắc với bạn
Tình yêu là một nơi để tình cảm tràn về, với một người giàu tình cảm và yêu bạn thật lòng, họ sẽ yêu bạn cho đến tận cùng của thời gian miễn là bạn cũng biết cách nuôi dưỡng nó.
3. Họ sẽ cho bạn nhiều cảm xúc trong tình yêu
Một người yêu giàu tình cảm sẽ cho bạn thấy sự sâu sắc và thực hiện mong muốn của bạn thông qua hành động của họ. Điều này có thể là một cái ôm thật chặt hay một nụ hôn ngọt ngào…
4. Luôn dành tình thương với người mình yêu
Video đang HOT
Tình thương là một thuộc tính được biết đến giữa những người giàu tình cảm. Họ cảm nhận mọi chuyện sâu sắc hơn người khác và điều này đưa họ đến một tính cách chu đáo. Cảm xúc của người yêu trở nên quan trọng với họ, họ luôn cố gắng tìm cách giúp đỡ khi người yêu buồn phiền hay lo lắng.
5. Họ đọc được cảm xúc của bạn và đôi khi thông cảm cho cảm xúc đó
Bạn sẽ không phải giải thích cho người mình yêu về những rắc rối của bạn. Sự đồng cảm cao cho phép họ nhận ra và cảm nhận được cảm giác của người yêu.
6. Họ sẽ luôn khuyến khích bạn theo đuổi ước mơ của mình
Những người tình cảm họ hiểu rằng mọi ước mơ có trong mỗi người đều là những mong muốn về một tương lai tốt hơn vì thế khi bạn mơ ước một điều gì đó, họ là người đầu tiên khuyến khích bạn. Đôi khi những lời khuyến khích họ nói với bạn không thực tế nhưng vẫn mang đến cho bạn một niềm tin tuyệt đối. Sự khuyến khích của họ, sẽ chính là bệ phóng đến nỗ lực thành công của bạn.
7. Niềm tin của bạn sẽ vững vàng qua những cuộc trò chuyện ý nghĩa và sâu sắc
Một người yêu giàu tình cảm sẽ luôn cùng bạn thảo luận về những vấn đề ý nghĩa trong cuộc sống. Họ khám phá những cảm xúc, đi sâu vào cấu trúc của một niềm tin và biến một ý tưởng thành hàng trăm chi tiết. Với họ, lý tưởng của bạn sẽ luôn được cảm nhận và làm mới những hiểu biết của bạn mỗi ngày.
8. Họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn về lòng tốt và những ước mơ của họ
Đồng cảm là khía cạnh luôn có của một người giàu tình cảm. Họ đồng cảm với tất cả mọi người, sẽ là người đầu tiên lau đi giọt nước mắt của một ai đó đang buồn, họ cũng là người đầu tiên khích lệ và cổ vũ ai đó thành công. Họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn theo cách tương tự và bạn sẽ nhận lấy được hạnh phúc.
Theo Blogtamsu
Vì sao Vinaxuki chết yểu?
Chưa thể coi Vinaxuki là hình mẫu phát triển của công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam. Không đáp ứng được nhu cầu xã hội thì dừng lại là bình thường.
GS.TS Nguyễn Khắc Trai, nguyên giảng viên Bộ môn ôtô và xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa chia sẻ quan điểm cá nhân xung quanh số phận của Công ty CP ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) đang phải bán nhà máy sản xuất ôtô khẩn cấp để trả nợ.
Đừng coi là hình mẫu
GS.TS Nguyễn Khắc Trai cho rằng, không nên coi Vinaxuki là hình mẫu phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam bởi khi định hướng phát triển, họ đã chọn một hướng đi chưa ổn, đó là tập trung phát triển công nghệ khung, vỏ. Với cách làm này, dự báo tài chính khó khăn là rất rõ ràng, vấn đề là doanh nghiệp tồn tại ở mức độ nào.
Theo GS Trai, Vinaxuki đã chọn hướng đi chưa hợp lý khi tập trung vào khung, vỏ. Ảnh: Infonet.
"Trong công nghệ chế tạo ôtô có mấy mảng rất lớn: Công nghệ hệ thống truyền lực và động cơ; công nghệ khung, vỏ. Trong hai loại công nghệ đáng đi vào để hình thành công nghiệp ôtô thì công nghệ khung, vỏ là công nghệ luôn luôn phải thay đổi vì nó gắn liền với lượng tiêu thụ nhiên liệu và ô nhiễm môi trường. Các hãng ôtô chỉ khoảng 5 đến 6 tháng là phải cho ra một mẫu mới đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải, lượng tiêu thụ nhiên liệu.
Khả năng tài chính của Việt Nam chưa được đến mức để doanh nghiệp thường xuyên thay đổi mẫu mã. Vì thế, công nghệ khung, vỏ là công nghệ khó. Người không chuyên sâu về ôtô cứ tưởng công nghệ khung, vỏ đơn giản nhưng thực chất nó thay đổi rất nhanh. Còn công nghệ về hệ thống truyền lực và động cơ, muốn thay đổi thì phải sau một quá trình từ 5 đến 7 năm. Lẽ ra Vinaxuki phải giải quyết câu chuyện đó. Thực chất từ trước tới giờ Vinaxuki vẫn đi theo hướng lắp ráp", GS.TS Nguyễn Khắc Trai phân tích.
Ông cũng chỉ rõ, một khi doanh nghiệp lựa chọn đã chọn đầu tư vào khung, vỏ ôtô thì phải đầu tư công nghệ để nó có thể thường xuyên biến động, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe, thị hiếu thường xuyên thay đổi của khách hàng. Vinaxuki định đi theo hướng này, cách đây vài năm, tại một triển lãm ôtô, doanh nghiệp này từng trưng bày mẫu xe 4 chỗ với tuyên bố tỷ lệ nội địa hoá lên đến 50%. Tuy nhiên, bản thân mẫu xe này không hoàn thiện nên không thể coi là hoàn thành công nghệ khung, vỏ.
Chính vì thế, liên quan đến số phận của Vinaxuki, GS Trai cho rằng, các nhà hoạch định chiến lược của doanh nghiệp này đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của xã hội, do đó phải dừng lại, âu cũng là chuyện bình thường.
Việt Nam đã làm được gì?
Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô, Việt Nam đã làm được nhiều thứ nhưng cũng chỉ "đếm đầu", GS Trai cho biết. Theo đó, doanh nghiệp Việt có thể làm được các phần công nghiệp phụ trợ cho phần nhựa, công nghiệp phụ trợ cho một số chi tiết không quan trọng như thùng, vỏ của xe buýt, xe tải. Những phần hiện nay doanh nghiệp đang muốn làm, như Trường Hải muốn sản xuất động cơ 4 xi lanh nhưng cũng chưa hoàn thiện được.
"Tôi cho rằng, làm ôtô là phải làm động cơ và hệ thống truyền lực chứ không thể làm các thứ khác được. Chỉ có thể làm được các thứ khác sau khi doanh nghiệp ôtô đã phát triển, có đủ tiềm lực kinh tế và trình độ kỹ thuật", ông nói.
Có một điều GS.TS Nguyễn Khắc Trai lưu ý, đó là Việt Nam có gần 20 nhà máy phụ trợ cho công nghiệp ôtô sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mỗi năm, các nhà máy này trung bình có thể xuất khẩu các sản phẩm với tổng trị giá lên tới 1,5 tỷ USD.
"Mảng công nghiệp phụ trợ vẫn phát triển nhưng công nghiệp nền móng của ôtô Việt Nam không phát triển nên không thể dùng được những sản phẩm mà các doanh nghiệp của Đức, Nhật Bản... sản xuất tại Việt Nam, thay vào đó chúng buộc phải xuất khẩu ra nước ngoài. Có những thiết bị xuất khẩu rất tinh vi như bộ đôi bơm cao áp, trục trượt của hộp số tự động... nhưng Việt Nam lại không dùng được".
Nhưng một thực trạng vẫn tồn tại, theo GS Trai, khi công nghiệp luyện kim Việt Nam không có, buộc các doanh nghiệp không còn cách nào khác phải đi gia công cho nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp nhập tất cả các linh kiện, chi tiết, sắt thép... của nước ngoài về, gia công tại nước mình rồi bán đi.
Theo_Zing News
Án oan 10 năm: Vì sao kiến nghị điều tra mở rộng? Trong vụ án Lý Nguyễn Chung, có nhiều dấu hỏi đặt ra: Vì sao Chung một mực nhận tội? Vì sao bố bị cáo - ông Lý Văn Chúc mong tòa xét xử con mình càng nhanh càng tốt? Trong khi đó, tòa kiến nghị cơ quan điều tra tiến hành điều tra xác minh mở rộng vụ án, tránh để oan sai,...