8 lý do nếu bỏ qua “Independence Day: Resurgence” sẽ tiếc đứt ruột
Khán giả hâm mộ của “Independence Day” cách đây 20 năm đang nín thở chờ đón phần tiếp theo của dự án sẽ ra rạp trong tuần này mang tên “Ngày Độc lập: Tái Chiến”.
Những bộ phim bom tấn mùa hè đang lần lượt đổ bộ rạp chiếu khiến khán giả như phát cuồng. Sau cơn sốt Captain America: Civil War, X-Men: Apocalypse, khán giả hâm mộ tiếp tục sẽ được thưởng thức một dự án mà họ đã chờ đợi 20 năm. Đó chính là Independence Day: Resurgence (Ngày Độc lập: Tái Chiến), một phần tiếp theo của hit phòng vé năm 1996.
Rất nhiều cuộc tranh luận lớn đã nổ ra quanh bộ phim khi nó vừa được công bố thực hiện. Liệu Independence Day: Resurgence sẽ là một dự án nhân đôi thành công của người tiền nhiệm? Hay nó sẽ là “bom xịt”?. Tuy nhiên, những khán giả trung thành của phim đã liệt kê ra những lý do đáng hóng của Independence Day: Resurgence.
1. Hiệu ứng đặc biệt
Nhà sản xuất đã đổ vào ngân sách sản xuất cho Independence Day: Resurgence ước tính khoảng 200 triệu USD và chắc chắc khiến người xem sẽ bị “thổi bay” khỏi ghế của mình với nhiều hiệu ứng hình ảnh chưa từng thấy. Thử so sánh với Ex Machina, bộ phim vừa giành được giải Oscar cho hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc với ngân sách chỉ có 15 triệu USD. Vậy thì khán giả đã có thể tưởng tượng những gì Independence Day: Resurgence sẽ đem lại cho mình với chi phí làm phim gấp hơn 10 lần.
Tất nhiên, không thể dành toàn bộ ngân sách sản xuất cho các vụ nổ và máy bay chiến đấu, mà còn phụ thuộc vào tầm nhìn của đạo diễn và diễn xuất của diễn viên. Nhưng rõ ràng phần phim Independence Day gốc trở thành hit phần lớn nhờ hiệu ứng đặc biệt chưa ai từng thấy trước đó. Chính vì vậy, những khán giả trung thành hy vọng phần phim tiếp theo cũng sẽ hồi sinh lại những cảm giác mà họ từng cảm nhận được cách đây 20 năm.
2. Công nghệ hiện đại
Tại thời điểm phát hành, Independence Day miêu tả vô cùng chân thực về những gì sẽ xảy ra nếu thế giới bị xâm chiếm bởi những kẻ giết người ngoài hành tinh. Khi cuộc xâm lược xảy ra vào năm 1996, khi sự chuẩn bị của loài người chưa có là bao. Người ngoài hành tinh có tàu chiến với lá chắn bất khả xâm phạm và súng laser. Con người chỉ có có máy bay chiến đấu quân sự bình thường với những tên lửa tầm ngắn.
Thời điểm diễn ra Independence Day: Resurgence là 20 năm sau phần một. Lúc này, con người đã chế tạo được rất nhiều vũ khí tân tiến phòng trường hợp Trái Đất một lần nữa bị tấn công. Thế nhưng những kẻ ngoài hành tinh cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo hơn. Theo tiết lộ trong trailer, trận chiến sẽ diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ dưới biển, mặt đất, đến cả trên trời.
3. Mọi thứ lớn hơn
Trong những bộ phim bom tấn mùa hè, những cuộc chiến, các động vật, vũ khí càng khủng càng tốt. Nếu phim này làm đổ một tòa nhà, thì phim kia cũng chẳng kém: phải phá hủy một thành phố. Phim này có những quái vật mang kích thước của một ngôi nhà, thì phim kia làm cho chúng có kích thước của một sân vận động, phim ra sau không bao giờ chịu “kém miếng” phim trước.
Vì vậy, nếu tàu không gian trong Independence Day gốc mang kích thước bằng mấy thành phố, thì đương nhiên phần tiếp theo chắc chắc nó phải lớn hơn nhiều, thậm chí có thể sẽ lớn bằng cả một quốc gia hoặc một châu lục.
4. Jeff Goldblum tiếp tục tỏa sáng lần nữa
Jeff Goldblum là một ngôi sao lớn trong những năm 80 và 90 với vai diễn trong Jurassic Park, The Fly và tất nhiên là Independence Day. Ngôi sao nổi tiếng thường đóng vai nhà khoa học kỳ quặc sử dụng trí tuệ của mình để giành chiến thắng. Trong phim Independence Day gốc, diễn viên đóng vai David Levinson, lập trình viên tốt nghiệp MIT. Anh là người chịu trách nhiệm về việc hạ hủy đi lớp lá chắn phòng thủ của người ngoài hành tinh để quân đội các nước có thể phản công.
Jeff Goldblum trong phim “Independence Day” gốc
Video đang HOT
Trong phần phim tiếp theo, Jeff Goldblum sẽ một lần nữa đóng vai David Levinson. Tài năng trên màn hình của Jeff Goldblum ràng sẽ là một sự thúc đẩy lớn cho việc khởi động của bộ phim. Nam diễn viên luôn thu hút khán giả vì trí thông minh quái gở, sự châm biếm sắc sảo, và thường đánh gây chú ý bất cứ cảnh nào mình xuất hiện.
Jeff Goldblum trong phim “Independence Day: Resurgence”
5. Sự trở lại của đạo diễn Roland Emmerich – “ông vua” dòng phim thảm hoạ
Independence Day: Resurgence đánh dấu sự trở lại của Roland Emmerich với dòng phim “thảm họa” vốn đã làm nên tên tuổi của ông. Với Emmerich, khán giả chắc chắn sẽ được thỏa mãn về phần nhìn vì ông là một trong những đạo diễn có sức tưởng tượng siêu việt nhất Hollywood. Nhà làm phim 60 tuổi này luôn nghĩ ra những ý tưởng vượt khỏi mọi giới hạn như cho Dubai đổ sập lên Paris hay nhấc bổng Singapore khỏi mặt đất và hút nó vào lỗ đen.
Bên cạnh đó, mặc dù đề cao kỹ xảo nhưng Emmerich cũng là một nhà biên kịch tài ba và luôn chú trọng đến chất nhân văn trong tác phẩm của mình. Phim của ông cũng được nhớ đến nhờ những khoảnh khắc ấn tượng như bài diễn văn hùng hồn của tổng thống Whitmore trong Independence Day, hay khi con người siết chặt tay nhau trong thảm họa 2012. Với phim của Emmerich, khán giả luôn nhận ra mình ở đâu đó trong số các nhân vật và hoàn toàn đồng cảm với câu chuyện.
Roland Emmerich trên phim trường “Independence Day: Resurgence”
6. Bill Pullman tái ngộ khán giả
Có thể nói người đã cống hiến cho Independence Day từng tế bào trong con người mình chính là Bill Pullman. Trong bộ phim gốc năm 1996, ông đóng vai Tổng thống Hoa Kỳ Thomas J. Whitmore. Sau khi mất đi người vợ, tham mưu trưởng và Nhà trắng vì cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh, ông đã tổ chức một cuộc phản công trên toàn thế giới. Thông thường các Tổng thống sẽ bị oằn mình dưới áp lực, nhưng ông thì không, mà thậm chí còn trở thành phi công trên một chiếc máy bay chiến đấu trong cuộc tấn công. Chính vì thế khán giả trung thành của bộ phim đang mong chờ ông trở lại với vai diễn của mình.
Bill Pullman trong “Independence Day: Resurgence”
7. Di sản của Steven Hiller vẫn sống
Khi nghe nói Independence Day sẽ có phần tiếp theo, một trong những câu hỏi lớn nhất đặt ra là liệu Will Smith có trở lại. Nhân vật phi công Steven Hiller trong bản gốc năm 1996 đã giúp sự nghiệp của Will Smith thăng hoa. Tuy nhiên, Will Smith đã quyết định không lặp lại vai diễn rất quan trọng trong mạch phim của mình. Rất nhiều người tỏ ra thất vọng với thông tin này và nhà sản xuất đã phải giải thích bằng một clip cho thấy nhân vật đã thiệt mạng trong một vụ thử nghiệm tàu chiến không gian mới, xảy ra giữa các sự kiện của bộ phim đầu tiên và phần phim mới.
Nhưng còn một thông tin đáng mừng dành cho người hâm mộ. Di sản của Steven Hiller vẫn sống trong diễn viên Jessie Usher, thủ vai con trai riêng của vợ vị phi công quá cố. Trong trailer, người xem thấy Dylan Hiller nối gót cha dượng trở thành phi công chiến đấu, lái máy bay truy kích tàu ngoài hành tinh. Một trong những thành phần quan trọng của Independence Day là tình cảm chân thành giữa hai nhân vật của Will Smith và Jeff Goldblum, vì vậy sẽ thật tuyệt khi thấy lại mối quan hệ tốt đẹp giữa con trai và người bạn cũa của Steven Hiller.
8. Dàn diễn viên trẻ
Tuy không còn sự xuất hiện của Will Smith nhưng Independence Day: Resurgence có thêm nhiều nhân sự mới khá chất lượng. Đầu tiên là tài tử điển trai Liam Hemsworth. Vốn nổi tiếng là em trai của thần sấm Thor – Chris Hemsworth, Liam đang rất nỗ lực để vượt qua được cái bóng của anh mình. Anh từng góp mặt trong nhiều tác phẩm hành động như series The Hunger Games hay The Expendables 2. Lần này tham gia vào Independence Day: Resurgence là dịp để Liam vươn mình trở thành một ngôi sao hạng A.
Liam Hemsworth
Bên cạnh đó là tên tuổi mới Maika Monroe (vai con gái tổng thống Whitmoore) cũng hứa hẹn sẽ tạo ra sự khác biệt. Ngoài ra, Independence Day: Resurgence còn hấp dẫn với sự xuất hiện của mỹ nhân “vạn người mê” Angelababy, ngôi sao Hoa ngữ rất được khán giả Việt Nam mến mộ.
Angela Baby
Với dàn diễn viên hứa hẹn cùng với kỹ xảo tân tiến nhất và sự chỉ đạo của “bậc thầy tận thế” Roland Emmerich, Independence Day: Resurgence chắc chắn là một trong những bom tấn đáng xem nhất trong năm nay.
Independence Day: Resurgence (Ngày Độc lập: Tái Chiến) sẽ ra mắt trên toàn quốc vào ngày 24/6/2016.
Theo Trang Thùy / Trí Thức Trẻ
9 chi tiết thú vị bạn có thể đã bỏ qua trong "Ninja Rùa 2: Đập tan bóng tối"
Tuy không ra lò từ thương hiệu phim siêu anh hùng Marvel, nhưng phần mới nhất của "Ninja Rùa" cũng chứa đựng không ít chi tiết thú vị chỉ fan mới so ra được.
Teenage Mutant Ninja Turtles: Out of the Shadows vừa ra mắt và được đánh giá là hay hơn cả phần trước đó. Tuy nhiên, trong khi đang thưởng thức những phần cháy nổ hay chiến đấu hoành tráng của phim, có thể bạn sẽ bỏ qua một số chi tiết thú vị sau đây.
(Bài viết có thể tiết lộ nội dung phim)
1. Người đàn ông giao pizza
Ở đoạn đầu phim, có cảnh các chú rùa trên đường đi tới Madisons Square Gardens xem bóng rổ đã ghé ngang lấy chiếc bánh pizza của một người đàn ông chờ sẵn ở góc đường. Có vẻ như người đàn ông đó đã thường xuyên "làm ăn" với 4 chàng rùa từ trước khi Michelangelo có nói :"Cám ơn Kevin. Hẹn gặp anh vào tuần tới". Nhân vật đó chính là Kevin Eastman, một trong 2 người đã sáng tạo ra nhóm Ninja rùa.
2. Khách mời đặc biệt
Khi Michelangelo quyết định tham gia vào lễ hội Halloween ở New York, anh đã gặp một chiếc xe màu vàng nhỏ chạy trên đường. Chiếc xe này sau đó đã biến hình thành Bumblebee, một nhân vật trong phim Transformers, loạt phim cực kì ăn khách của đạo diễn Michael Bay. Đây là một cameo thú vị khi chính Bay đóng vai trò sản xuất cho Ninja rùa. Phân đoạn đó còn sử dụng luôn hiệu ứng âm thanh biến hình của Transformers.
3. Tương lai của tiến sĩ Baxter Stockman
Tiến sĩ Baxter Stockman khi sử dụng thuốc để khiến Bebop và Rocksteady đột biến đã có nói rằng có nhiều loài thú khác nhau đã tiến hóa thành người, và trong mỗi người vẫn còn chứa gen lặn của loài thú tổ tiên. Chính vì thế Bebop tiến hóa thành heo rừng trong khi Rocksteady là tê giác. Trong phiên bản hoạt hình, tiến sĩ Baxter Stockman cũng sử dụng thứ thuốc này và hóa ra tổ tiên của ông là một... con ruồi.
4. Chiếc xe tải của anh em rùa
Khi phát hiện ra kế hoạch trốn thoát của Shredder, các chú rùa đã đuổi theo hắn bằng một chiếc xe tải chở rác nhưng thực chất là một sản phẩm chứa đựng rất nhiều công nghệ thú vị của Donatello. Chiếc xe này cũng là phương tiện di chuyển của nhóm trong cả phiên bản truyện tranh lẫn hoạt hình và là một món đồ chơi bán rất chạy. Thứ vũ khí bắn nắp cống trong phim chính là phỏng theo món đồ chơi này.
Ngoài ra, dòng chữ "Tartaruga Brothers" dịch ra có nghĩa là "anh em nhà rùa" (Tartaruga có nghĩa là rùa trong tiếng Bồ Đào Nha và Ý).
5. Biển số xe của Casey Jones
Trong một phân cảnh, khán giả có thể nhìn rõ biển số xe của nhân vật Casey Jones là "MIRAGE84". Đây là một chi tiết thú vị gợi nhắc hãng truyện tranh đầu tiên giới thiệu Ninja rùa là Mirage Comics và năm 1984 là năm là nhóm này ra mắt đọc giả.
6. Dung dịch TCRI
Trong nhiều phiên bản, dung dịch TCRI gây ra tác nhân đột biến trong "vũ trụ Ninja rùa" có màu xanh dương hoặc xanh lá cây. Tuy nhiên, trong tựa phim mới nhất, dung dịch khiến Bebop và Rocksteady đột biến lại có màu tím. Thú vị là trong series Ninja rùa 1987, dung dịch khiến 4 chú rùa và sự phụ Splinter có dạng người cũng có màu tím.
Cái tên TCRI cũng là một chi tiết khá thú vị khác. Trong nguyên tác, TCRI (Techno Cosmic Research Institute) có nghĩa là "viện nghiên cứu công nghệ vũ trụ". Chữ "vũ trụ" là do bản chất nó được thành lập bởi giống ngoài hành tinh Utroms. Ở phiên bản phim trước, nó được sửa thành TGRI (Techno Global Research Institute) để loại bỏ nguồn gốc "ngoài hành tinh" của Ninja rùa. Ở phần phim này lại chuyển thành TCRI.
7. Quán Bar "quen thuộc" trong phim
Quán bar mà Bebop và Rocksteady hay lui tới trong phim có tên là Vazacs Horseshoe Bar. Ngoài việc được sử dụng trong nhiều phim truyền hình và điện ảnh, địa điểm này gần đây trở thành quán bar của Luke Cage trong series Jessica Jones của Marvel. Ngay từ đầu, Ninja rùa đã chứa rất nhiều chi tiết giễu nhại lại Daredevil của Marvel, nên việc lựa chọn những địa điểm quay quen thuộc của hãng này có vẻ không có gì xa lạ.
8. Cây gậy Hockey của Casey Jones
Khi nhân vật Casey Jones phải sử dụng chiếc mặt nạ và gậy hockey để "hành hiệp trượng nghĩa", nhiều fan hâm mộ tinh mắt của bộ môn này cho rằng cậy gậy của anh thuộc về hãng Eastwood (một hãng sản xuất có thật). Tuy nhiên, sự thật thì trong phim, nó thuộc về hãng Eastman - một chi tiết nữa gợi nhắc tới tác giả Kevin Eastman. Teenage Mutant Ninja Turtles: Out of the Shadows không phải là bộ phim duy nhất có chi tiết này. Nhãn hiệu Eastman trên gậy hockey cũng xuất hiện trong phiên bản hoạt hình năm 2012.
9. Shredder "đóng băng"
Là nhân vật phản diện chính trong loạt thương hiệu Ninja Rùa, nhưng trong phần hai thì gã ninja độc ác The Shredder (Brian Tee) chỉ đóng vai trò là kẻ mở cổng dịch chuyển mang gã người ngoài hành tinh Krang đến Trái đất. Trước trận đại chiến giữa Krang và nhóm Ninja Rùa, tên đồng minh này đã phản bội Shredder và khiến hắn bị đông cứng thành một pho tượng.
Điều này nhanh chóng đập vào mắt fan Star Wars, khiến họ nhớ ngay đến cảnh Han Solo (Harrison Ford) cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự trong Star Wars V: The Empire Strikes Back (1980). Tình tiết này nhằm để tôn vinh Industrial Light & Magic, hãng thiết kế kỹ xảo cho loạt phim Star Wars và cũng đóng vai trò tương tự trong phần phim này.
Theo Minh Phúc / Trí Thức Trẻ
Angelababy được tài tử gạo cội Hollywood tâng bốc hết lời Angelababy được mời đóng một vai nhỏ trong "Ngày độc lập: Tái chiến", và cô đã được bạn diễn khen ngợi hết lời. Ra mắt khán giả từ năm 1996 với danh thu toàn cầu lên tới 800 triệu USD, phim điện ảnh khoa học viễn tưởng sau 20 năm vắng bóng đã trở lại trong phần tiếp theo với tên Independence Day:...