8 lưu ý người cầm lái xe SUV, crossover, bán tải phải luôn ghi nhớ
Từ vị trí lái của những chiếc xe gầm cao, tài xế dễ dàng quan sát xung quanh giúp điều khiển phương tiện dễ dàng hơn và tạo cảm giác an toàn, nhưng đi cùng với đó là sự chủ quan “chết người”.
Tầm nhìn thoáng, rộng là ưu điểm khiến nhiều người thích lái những chiếc xe gầm cao.
Với trọng tâm cao hơn nhiều so với sedan và hatchback, SUV nói riêng và các loại xe gầm cao nói chung tiềm ẩn nhiều rủi ro với người cầm lái thiếu kinh nghiệm và sự cẩn trọng. Dưới đây là một số gợi ý những chủ nhân xe “gầm cao” nên lưu tâm và cảnh giác khi lưu thông trên đường, nhằm giữ an toàn cho bản thân cũng như phương tiện xung quanh.
1. Không ngừng cải thiện kỹ năng cầm lái
“Trăm hay không bằng tay quen” là điều đặc biệt đúng với những chiếc xe đồ sộ cao lênh khênh như SUV, và càng đúng hơn nếu đó là chiếc xe mới mà bạn vừa tậu được. Hãy chủ động trải nghiệm và nắm rõ những điểm tới hạn của xe, như khả năng tăng tốc, góc nhìn của gương, độ nhạy chân ga, cảm giác rà phanh, vị trí bánh và góc lái… Tất cả những điều này sẽ giúp ích đáng kể không chỉ trong vận hành xe hằng ngày, mà còn đặc biệt cải thiện an toàn khi phải xử lý các tình huống khó. Bạn cũng nên dành thời gian tập tiến lùi trong các bãi đỗ, tập xe trong khoảng trống và nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
2. Hạn chế tải nặng
Đưa lên xe bất kỳ hàng hóa hay hành khách nào, trọng tâm của SUV cũng sẽ bị nâng lên – đồng nghĩa rủi ro lật gia tăng theo. Vì vậy, nếu chở nặng, bạn nên cẩn trọng hơn trong điều khiển xe. Đặc biệt, cần tuyệt đối tránh buộc hàng hóa nặng lên nóc xe, trừ trường hợp bất khả kháng.
Ưu tiên hàng hóa gọn nhẹ nếu bất đắc dĩ phải buộc thứ gì đó lên nóc xe.
Ngoài ra, tương tự như mọi dòng xe khác, việc gia tăng trọng lượng cũng đồng nghĩa phanh mòn nhanh hơn, lốp dễ bị nóng dẫn tới dễ hao mòn và có thể nổ ngay giữa đường.
3. Đi chậm lại!
Video đang HOT
Cảm giác bẻ lái một chiếc SUV khác nhiều so với sedan hay hatchback, bởi chúng không được thiết kế để “chịu” những cú cua gấp, cua tốc độ cao. Vì vậy, hãy từ tốn khi vào cua và đi chậm lại ở những đoạn đường vòng vèo. Trong điều kiện tuyết hoặc mưa, sự cẩn trọng nên được tăng lên gấp đôi.
Một số ý kiến từ giới chuyên môn cũng khuyến nghị người tiêu dùng nên ưu tiên mua các dòng xe gầm cao có đầy đủ tính năng hỗ trợ an toàn như ổn định thân xe điện tử, phanh tự động khẩn cấp, cảnh báo điểm mù… nhưng tuyệt đối không được coi chúng như “miễn tử kim bài”, bởi các tính năng này tuy góp phần lớn giúp giảm thiểu rủi ro, nhưng không được thiết kế để trở thành giải pháp an toàn tuyệt đối cho những chiếc ô tô.
4. Chủ động giữ khoảng cách với phương tiện xung quanh
Xe gầm cao cho phép người cầm lái quan sát xung quanh dễ dàng hơn, nhưng lại chắn tầm nhìn của những phương tiện thấp xung quanh – đặc biệt là ô tô gầm thấp. Đơn cử là những xe đi phía sau SUV thường khó nhận biết khi nào bạn định phanh. Vì vậy, việc gia tăng khoảng cách với phương tiện phía trước sẽ tránh tình huống phanh gấp, giúp những xe sau có đủ thời gian phản ứng, tránh đâm sầm vào bạn.
Khi di chuyển quá sát, xe gầm cao sẽ cản trở khả năng quan sát của phương tiện xung quanh, đặc biệt là xe nhỏ, thấp.
5. Đạp phanh sớm hơn
Dù phụ thuộc vào hệ thống phanh cụ thể được trang bị, nhưng với trọng lượng nặng gấp rưỡi sedan hay hatchback cùng cỡ, SUV cần nhiều thời gian và quãng đường phía trước để về được vị trí đứng yên.
Một chiếc KIA Sorento sẽ cần gần 40 mét đường phía trước để giảm tốc từ 100km/h về vị trí tĩnh (theo thử nghiệm của MotorTrend), trong khi con số này với Ford Fiesta chỉ khoảng 30 mét. Do đó, việc dự trù khoảng cách và phanh sớm – đặc biệt trong thời tiết xấu hoặc mặt đường trơn ướt – là cần thiết.
Một số chuyên gia xe cũng nhấn mạnh, người dùng không nên chủ quan ngay cả khi sở hữu xe có hệ thống dẫn động bốn bánh toàn thời gian (AWD), bởi cơ chế này không giúp ích gì cho hành trình phanh.
6. Luôn để ý gương
Xe SUV và đặc biệt là bán tải luôn có khoảng mù rất rộng, đòi hỏi tài xế phải căn chỉnh gương phù hợp để có góc nhìn tối đa. So với sedan, gương của SUV nên mở rộng hết cỡ ra hai bên để đảm bảo không bỏ sót các phương tiện xung quanh.
Mặt khác, do vị trí ngồi lái cao, tài xế cũng dễ bỏ qua các vật thể dưới mặt đất, rất nguy hiểm nếu đó là thú cưng hay trẻ em. Vì vậy, khi cảm thấy không chắc chắn – đặc biệt là lúc lùi xe – bạn hãy đừng tiếc vài giây xuống xe quan sát xung quanh thật kĩ lưỡng để tránh rủi ro.
Khác biệt giữa những gì tài xế nhìn thấy trong gương chiếu hậu (trên) và thực tế đằng sau một chiếc SUV (dưới).
7. Tránh chuyển hướng bất ngờ
Khi lái xe gầm cao, bạn có thể hạn chế đáng kể nguy cơ lật nếu luôn cảnh giác không đánh lái bất ngờ. Ngay cả khi đang đứng yên, nhiều dòng SUV với khoảng sáng gầm lớn và động cơ quá khỏe dễ dàng bị nhấc bánh, thậm chí lật úp, nếu tài xế đạp ga lút sàn khi đang đánh lái nhiều. Đây là tình huống đã xảy ra không ít ngay tại Việt Nam khi những người cầm lái bốc đồng phi từ ngõ ra đường lớn. Hãy điều khiển chiếc SUV một cách bình tĩnh và từ tốn nhất có thể.
Những tài xế quen xe gầm thấp có xu hướng mang những thói quen bẻ lái nguy hiểm lên các dòng xe gầm cao.
8. Nghĩ trước khi kéo theo rơ moóc sau xe
Xe SUV và bán tải thường được nhà sản xuất trang bị sẵn móc kéo phía sau, thậm chí quảng bá mạnh mẽ về khả năng kéo. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa chúng có đủ sức mạnh, độ ổn định thân xe hay cơ chế phanh đủ tốt để xử lý các tình huống phát sinh khi đang kéo theo những “cái đuôi” cồng kềnh.
Nếu bạn nhất thiết phải kéo theo rơ moóc hàng hóa, chiếc ca nô yêu thích hay thậm chí căn hộ mini cho kỳ nghỉ cuối tuần, hãy tham khảo kỹ tài liệu hướng dẫn. Cũng cần nhớ rằng hầu hết gương trên SUV, bán tải, crossover ngày nay không được thiết kế để bao quát tầm nhìn phía sau khi xe kéo theo thứ gì đó. Nếu cảm thấy bất an, hãy lắp thêm gương phụ để bảo đảm an toàn.
Toyota RAV4 Limited nhập từ Mỹ sau 15 năm sử dụng giờ ra sao?
Lăn bánh gần 15 năm, chiếc Toyota RAV4 Limited đời 2007 phiên bản nhập nguyên chiếc từ thị trường Mỹ vẫn được nhiều người đánh giá cao về chất lượng trong tầm giá hơn 400 triệu đồng.
Toyota RAV4 Limited đời 2007 sau 15 năm sử dụng vẫn còn nước sơn khá nuột nà
Ở thời điểm cách đây khoảng 15 năm về trước, trong giai đoạn 2007 - 2009 dòng xe Toyota RAV4 nhập từ Mỹ được đưa về Việt Nam khá nhiều thông qua diện nhập khẩu không chính hãng, đây cũng là thời hoàng kim của những mẫu xe nhập Mỹ như: Camry, Venza, Sienna, Highlander hay RAV4.
Toyota RAV4 - lựa chọn của những người thích mác xe Nhật Bản nhập nguyên chiếc từ Mỹ
Cách đây gần 10 năm, Toyota RAV4 nhập từ Mỹ là lựa chọn dành cho một nhóm nhỏ khách hàng Việt có nhu cầu sở hữu xe gầm cao, nhập khẩu nguyên chiếc. Đó cũng là thời điểm chưa có sự xuất hiện của Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson như bây giờ. Đặc biệt là với phiên bản Limited luôn được nhiều khách hàng khá giả săn đón bởi các trang bị tiện nghi gần như tương đồng xe sang cùng thời.
Chiếc Toyota RAV4 đời 2007 đề cập trong bài viết thuộc phiên bản "Limited" cao cấp, xe thuộc thế hệ RAV4 thứ 3 sản xuất trong giai đoạn 2005 - 2012, đây là thế hệ RAV4 được ưa chuộng nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại khi dòng xe RAV4 đã bước sang thế hệ thứ 5.
Thiết kế nội thất không quá lỗi thời so với các mẫu xe ngày nay
Điểm hấp dẫn của Toyota RAV4 đời 2007 phiên bản Limited chính là động cơ xăng V6 dung tích 3.5 lít hút khí tự nhiên mạnh mẽ, cho công suất 269 mã lực tại 6.200 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 333 Nm tại 6.200 vòng/phút. Sức mạnh này được truyền xuống bốn bánh xe, thông qua hộp số tự động 5 cấp. Theo chủ xe, động cơ V6 này tiêu tốn khoảng 15 lít/100 km khi lăn bánh trong thành phố và 10 lít/100 km trên đường trường.
Động cơ V6 dung tích lớn là một trong những điểm hấp dẫn của Toyota RAV4 đời này trong tầm giá hơn 400 triệu mà người mua bỏ ra để sở hữu. Ngày nay, xe nhập từ Mỹ lắp động cơ cỡ lớn không nhiều vì "gánh" nhiều thuế.
Phiên bản Limited của Toyota RAV4 đời 2007 có ghế ngồi bọc da cao cấp, cùng nhiều trang bị tiện nghi
Nhìn chung, bỏ ra số tiền hơn 400 triệu đồng để sở hữu một chiếc Toyota RAV4 nhập nguyên chiếc từ Mỹ hơn 15 năm tuổi sẽ không là lựa chọn của số đông. Tầm giá này nhiều người sẽ chọn "đập hộp" xe hạng A phổ thông để an toàn hơn. Dẫu vậy, Toyota RAV4 đời 2007 là một gợi ý dành cho những người thích dùng xe Toyota nhập nguyên chiếc từ Mỹ với chất lượng và độ an toàn cao, nội thất 5 2 chỗ ngồi phù hợp để phục vụ gia đình. Động cơ V6 mạnh mẽ, vận hành đầm chắc.
Mặc dù là xe Nhật "nồi đồng cối đá" nhưng người mua nên dành một khoảng chi phí nhỏ để kiểm tra và thay thế một số phụ tùng theo khuyến nghị của nhà sản xuất gồm: hệ thống lái, dàn gầm, dàn chân, dàn lạnh... thậm chí có thể đặt mua một số món phụ tùng ngoại thất như đèn pha, đèn hậu mới để "hồi xuân" cho chiếc xe.
Xe đa dụng bán chạy tháng 4/2021: Hyundai SantaFe trở lại top 5 Trong khi KIA Seltos vẫn thể hiện độ "hot" trong phân khúc xe đa dụng (SUV/Crossover) thì "hiện tượng" doanh số của tháng trước là Suzuki XL7 lại tụt hạng thê thảm, nhường chỗ trong top 5 cho Hyundai SantaFe. Tháng 4/2021 vẫn chứng kiến sự ổn định của thị trường xe hơi trong nước. Theo báo cáo bán hàng mới nhất từ...