8 lưu ý du lịch mùa mưa lũ
Mỗi du khách nên tự mang áo mưa hay dù trong hành lý cá nhân, và hãy cân nhắc phương tiện di chuyển tùy theo diễn biến thời tiết.
Nếu chẳng thể sắp xếp những chuyến đi tránh mùa mưa bão, bạn nên bỏ túi một số kinh nghiệm du lịch để hạn chế rủi ro, gồm những điều cần tránh, chuẩn bị trước chuyến đi và cách xử lý khi gặp trường hợp xấu.
Theo dõi diễn biến thời tiết giúp bạn nắm được tình hình thực tế tại điểm đến. Bên cạnh xem dự báo thời tiết hàng ngày, bạn nên thử liên hệ với người địa phương để biết rõ thời gian mưa trong ngày hay có điểm du lịch nào bị bão lũ ảnh hưởng không.
Trời mưa nhiều khiến đường sá trơn trượt, bạn nên cân nhắc phương tiện di chuyển. Thay vì đi xe máy bạn có thể đi xe khách hoặc tàu hỏa. Mưa bão cũng khiến máy bay khó cất và hạ cánh, khiến tàu thuyền không được hoạt động, phải hoãn hoặc hủy.
Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn tuyệt đối không bất chấp lái xe trong khi mưa bão đang hoành hành, hay đi vào vùng nguy hiểm như băng qua đập tràn, suối, đường mòn, hoặc đi trong đêm tối, và không đi tàu thuyền khi có cảnh báo biển động, gió to.
Quốc lộ 2 bị sạt lở chia cắt Hà Giang – Hà Nội sau cơn mưa lớn kéo dài từ 20 đến sáng 21/7/2020, các hành trình đến Hà Giang bị ngưng trệ. Video: Thế Quỳnh – Phạm Hưởng – Thành Trung.
Chuẩn bị tư trang phù hợp là việc không kém phần quan trọng. Dù di chuyển bằng các loại tàu xe hay đi bộ, bạn nên mang áo mưa hoặc dù cá nhân. Du lịch mùa ẩm ướt, các loại quần áo mau khô, giày dép chống trượt là ưu điểm. Bên cạnh đó, máy sấy tóc, bao bọc hành lý chống nước, thuốc cảm sốt là những vật dụng hữu ích trong mùa mưa lũ.
Tránh mặc quần áo hay giày ẩm ướt, nhất là trang phục bó sát và rườm rà, vì chúng sẽ khiến bạn khó chịu, ngứa ngáy, mẩn đỏ và bị cảm. Nếu giày ướt, bạn hãy nhét kín giấy báo hoặc khăn giấy để hút nước, rồi hong khô bằng máy sấy hoặc dàn nóng máy điều hòa ở khách sạn (nếu có).
Chẳng may rơi vào cơn bão hay vùng lũ, bạn cần tìm nơi trú an toàn. Các đỉnh núi, đồi trọc, nơi chứa nhiều kim loại, nhiều dây điện là những nơi bạn phải tránh trong lúc trời mưa. Nếu thời tiết chuyển biến xấu đi, bạn hãy ở yên trong cơ sở lưu trú hoặc khu sơ tán của địa phương.
Mỗi chuyến đi nên có kế hoạch lịch trình phù hợp và phương án dự phòng. Trong mùa mưa, bạn hãy ưu tiên các điểm tham quan, ăn uống trong nhà như bảo tàng, khu vui chơi, chợ có mái che, trung tâm thương mại… Trời đang mưa thì không nên cố dầm mưa vì nghĩ đằng nào cũng ướt, chẳng hạn như khi đang tắm biển, bơi hồ.
Cuối cùng, trước và trong chuyến đi, bạn hãy tuân theo chỉ dẫn của cơ quan chức năng hay cảnh báo của người địa phương để tránh trường hợp xấu xảy ra.
Phố Tạ Hiện (Hà Nội) thường tấp nập du khách ngồi ăn uống và đi dạo kín đường. Mưa lớn gây ngập, ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách. Ảnh: Giang Huy.
Video đang HOT
Hàng năm mùa mưa bão và lũ quét ở nước ta thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12. Trong đó, khoảng tháng 8 – 10, bão gây ảnh hưởng mạnh ở miền Bắc; và khoảng tháng 9 – 11, bão xuất hiện nhiều ở Trung Bộ và Nam Bộ. Lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra ở vùng núi, nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên.
Nét lãng mạn của mùa mưa Nhật Bản
Mùa mưa thường là thời điểm Nhật Bản bị khách du lịch xa lánh. Xứ hoa anh đào có thật sự không đẹp khi những cơn mưa cứ rả rích cả ngày?
Mùa mưa Nhật diễn ra thế nào?
Tsuyu là danh từ chỉ mùa mưa Nhật Bản. Những cơn mưa kéo dài được người Nhật ví von là tiếng gọi mùa hè. Tsuyu thường bắt đầu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7 tùy vào vị trí địa lý. Đây là giai đoạn mưa có thể kéo dài liên tục từ 1-2 tuần, thời tiết thay đổi rất bất thường. Dù trên danh nghĩa Tsuyu là giai đoạn bắt đầu của mùa hè nhưng thực tế, nhiệt độ có thể xuống tới ngưỡng lạnh vào một số ngày nhất định. Về lý thuyết, mùa mưa không phải là quãng thời gian lý tưởng để khám phá nước Nhật. Vì bầu trời luôn xám xịt, vùng núi thường có sương mù dày, gây cản trở tầm nhìn. Ngoài ra, kế hoạch khám phá đây đó của bạn có thể tan tành một cách lãng xẹt chỉ vì xe bus ngừng hoạt động khi trời mưa quá to. Tôi biết một gia đình người Mỹ đã kẹt lại trên một ngọn núi hoang vu vì không thể bắt được xe bus về lại thành phố.
Xứ sở của những chiếc ô
Tuy nhiên, nếu bạn đến Nhật với mong muốn khám phá một nét văn hóa thì mùa mưa sẽ cho các bạn thấy một lát cắt văn hóa vô cùng đặc trưng của xứ Phù Tang: Văn hóa dùng ô. Ai sang Nhật cũng nhận thấy người dân ở đây đặc biệt thích dùng ô và số lượng ô ở Nhật nhiều hơn bất kỳ nơi đâu bạn từng đi qua. Chúng ta có hẳn con số thống kê cho nét văn hóa này. Theo kết quả điều tra của Global Umbrella Study, mỗi người Nhật sở hữu trung bình tới 3,3 chiếc ô, biến Nhật Bản thành quốc gia có lượng ô trung bình/người cao nhất thế giới. Chiếc ô ở Nhật cũng mang những giá trị văn hóa riêng. Người Nhật bắt đầu bị cuồng ô từ tận thế kỷ 18. Cùng với thời gian, ô thậm chí đã trở thành một phụ kiện biểu thị cho sự sang trọng, tinh tế và nữ tính của người Nhật. Vậy nên đừng ngạc nhiên khi bạn thấy người già Nhật luôn cầm theo ô, bất kể trời nắng, mưa hay hoàn toàn râm mát. Càng thú vị hơn khi biết, chỉ ở Nhật mới có những chiếc ô dùng tới 16, 24 và 32 nan hoa. Trong khi đó thế giới dùng phổ biến loại ô có 6 hoặc 8 nan hoa.
Người Nhật chuẩn bị đón mùa mưa thế nào?
Nhật Bản là một quốc gia của những con người chú trọng tới từng tiểu tiết nhỏ. Vậy nên chuyện họ chuẩn bị đón hơn một tháng mưa liên tục cũng là nét văn hóa thú vị. Bạn sẽ nhận ra mùa mưa chuẩn bị bắt đầu khi thấy những đứa trẻ mầm non hoặc một số trường cấp 1 bắt buộc phải đi ủng hoặc cầm ô đến trường. Những chiếc ủng được thiết kế vô số màu sắc khiến cho một buổi tan học của những em bé mầm non đẹp như bức tranh. Các nhà hàng, quán ăn từ sang trọng cho tới bình dân đều phải có vị trí để khách cắm hoặc treo ô bên ngoài cửa. Trong trung tâm thương mại thì có thêm 2 thứ: Túi nylon bọc ô và máy lau ô, để đảm bảo sàn nhà không bao giờ bị ướt. Các hãng thời trang thì ra mắt các bộ sản phẩm bảo vệ những đôi giày đắt tiền. Từ dung dịch xịt chống nước cho tới những chiếc bọc giày sành điệu, với giá cả có thể lên tới cả triệu đồng. Chỉ riêng việc ngắm nhìn người Nhật đi mua sắm chuẩn bị cho mùa mưa cũng là một trải nghiệm thú vị. Vậy nên hãy suy nghĩ lại đi. Mùa mưa chưa chắc là thời điểm tệ để ghé thăm Nhật Bản.
Kinh tế đêm - 'cửa sáng' cho du lịch Việt Nam Việc thí điểm phát triển kinh tế ban đêm tại một số thành phố lớn được xem là 'cửa sáng' cho du lịch Việt Nam. Các hoạt động mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí về đêm sẽ giúp dòng tiền không bao giờ "ngủ". Phố Tạ Hiện (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hấp dẫn du khách khi màn đêm buông xuống. Ảnh:...