8 lời khuyên giúp tăng khả năng thụ thai
Nếu làm theo những lời khuyên sau, chắc chắn bạn sẽ cải thiện được khả năng thụ thai của mình khi muốn có em bé.
Nếu bạn đã quyết định có con và đang cố gắng thụ thai, bạn sẽ băn khoăn không biết khả năng thụ thai của mình có cao không. Và bạn rất muốn biết những gì mình cần làm để cải thiện thành công một cách nhanh chóng.
Dưới đây là một số lời khuyên hàng đầu sẽ giúp bạn sớm có thai. Bạn hãy tham khảo nhé.
1. Đừng để quá muộn
Bạn cần biết rằng, chất lượng trứng của bạn sẽ bị suy giảm theo thời gian và khi bạn càng có tuổi, chất lượng trứng sẽ càng kém đi.
Sau tuổi 35, khả năng thụ thai của người phụ nữ giảm hẳn đi
Sau tuổi 35, khả năng thụ thai của người phụ nữ giảm hẳn đi và theo các bác sĩ sản khoa thì người phụ nữ tốt nhất nên có thai trước 35 tuổi để tăng cơ hội sinh ra những em bé hoàn toàn khỏe mạnh.
2. Không sử dụng biện pháp tránh thai nào
Nếu bạn đã dùng thuốc tránh thai hoặc bất kì biện pháp tránh thai nào khác có liên quan đến nội tiết tố thì rất có thể bạn sẽ không có thai ngay sau khi ngừng tránh thai. Bởi vì, sau khi dừng các biện pháp tránh thai, có thể bạn sẽ gặp trục trặc ở một vài chu kì kinh nguyệt. Điều này ảnh hưởng đến sự rụng trứng và thụ tinh thành công.
Video đang HOT
Chất lượng trứng của bạn sẽ bị suy giảm theo thời gian và khi bạn càng có tuổi.
3. Chuẩn bị sẵn sàng về sức khỏe thể chất và tinh thần
Trước khi cố gắng thụ thai, bạn cần xem xét xem mình đã sẵn sàng cả về tinh thần lẫn thể chất hay chưa. Có con là một sự kiện quan trọng trong cuộc sống của bạn. Không những nó làm thay đổi vóc dáng bên ngoài mà nó còn ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể, gây tác động đến tâm lý của bạn. Các cơ quan và hệ thống trong cơ thể cũng bị tác động, đặc biệt hệ miễn dịch bị suy yếu làm cho khả năng đề kháng bệnh kém đi.
Vì vậy, chuẩn bị sẵn sàng cho sức khỏe thể chất và tinh thần là điều hết sức quan trọng để bạn có một thai kì khỏe mạnh.
4. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu bạn đang bị bất kì bệnh gì (bệnh tình dục, tiểu đường, huyết áp…), mới trải qua cuộc phẫu thuật nào đó hoặc cơ thể đang trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ có chuyên môn về sản khoa. Tất cả các điều kiện sức khỏe trên đều có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai của bạn.
Thậm chí, ngay cả khi đã có thai, bạn cũng nên đi khám để được bác sĩ tư vấn về việc bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, axit folic… thế nào cho phù hợp.
5. Có lối sống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh, kết hợp với thường xuyên vận động là một cách để tăng cường khả năng có con của bạn. Ngay cả khi đã có bầu rồi, việc duy trì một lối sống lành mạnh trong suốt thai kì cũng là điều hết sức cần thiết. Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, bạn nên bỏ hẳn việc hút thuốc lá và uống rượu (nó thực sự có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai). Ngoài ra, hãy chú ý và tránh các chất độc có trong môi trường, thực phẩm…
6. Giảm căng thẳng
Điều này thì chắc hẳn ai cũng biết – stress là một yếu tố có thể có tác động xấu đến việc mang thai việc của bạn. Cho dù đó là sự căng thẳng liên quan đến công việc, tài chính hay các mối quan hệ của bạn thì nó cũng có thể tạo ra các ức chế trong việc rụng trứng, khiến cho xác suất thụ thai thành công không cao.
7. Nhận ra dấu hiệu của sự rụng trứng
Một điều quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản tốt, thụ thai thành công là bạn phải hoàn toàn quen thuộc với chu kỳ kinh nguyệt của mình, ví dụ: chu kì kinh nguyệt dài bao nhiêu ngày, “đèn đỏ” có trong mấy ngày… Trên cơ sở đó, bạn cần tìm hiểu để biết thời gian rụng trứng thông qua các dấu hiệu của sự rụng trứng.
Trong thời gian trứng rụng, hầu hết phụ nữ đều có một số thay đổi trong chất nhờn ở cổ tử cung, một số chị em còn cảm thấy đau giữa chu kỳ và có các triệu chứng khác như tức bụng, mệt mỏi… Bạn cũng có thể dùng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể hàng ngày. Nếu thấy nhiệt độ cơ thể tăng lên mà không phải vì sốt thì ngày đó có thể là ngày trứng rụng.
8. Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục trong những ngày rụng trứng là cách tốt nhất để tăng hiệu quả thụ thai. Tuy nhiên, một điều quan trọng khác mà bạn cần nhớ là nên để tâm trạng mình thoải mái, tránh những căng thẳng trong những ngày này để dễ dàng có em bé.
Theo Tri thức trẻ
Tự nhiên "bốc hỏa"
Nhiệt độ cao hơn bình thường nhưng cơ thể không bị bệnh được dân gian gọi chung chung là "bốc hỏa". Thực tế, việc tăng thân nhiệt này không phải là "bốc hỏa" mà là báo hiệu những thay đổi trong cơ thể.
Bé nóng hừng hừng
Thân nhiệt bình thường của con người là 37oC. Nhưng ở trẻ em vẫn có những trường hợp tăng nhiệt độ do trung tâm điều hòa nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, đừng quá lo lắng khi thấy nhiệt độ của bé dao động trong khoảng 37,5C tới 37,7C. Những lúc này cần xem lại quần áo có ủ ấm quá mức hay không, nhiệt độ phòng có cao quá hay không. Ở những bé dưới 10 tuổi, thân nhiệt thay đổi khi bé vận động vui chơi hoặc ở trong vùng nắng nóng. Nhiều ông bố và bà mẹ trẻ khi thấy con nóng hơn bình thường lại quá căng thẳng, lo lắng, thậm chí vội vã cho uống thuốc hạ nhiệt là sai lầm.
BS Nguyễn Công Viên - Phòng khám Đa khoa Quốc tế CMI, Hiệp hội Alain Carpentier khuyên, những lúc này nên cho bé tắm mát để điều hòa thân nhiệt và cho mặc quần áo thoáng mát. Việc rối loạn điều hòa thân nhiệt xảy ra ngắn hạn. Trong trường hợp sau khi tắm một lúc người bé nóng trở lại và thân nhiệt tăng cao trên 38o hoặc hơn chứng tỏ bé đã bị sốt. Cần theo dõi, lau mát để hạ nhiệt và đưa đi khám để được dùng thuốc theo toa.
Những ai thường nghe trong mình nóng hầm hầm, có cơn gây gây sốt, sợ nước và kèm theo các triệu chứng như ho dai dẳng, chán ăn, sụt cân... nên đi đến chuyên khoa lao và bệnh phổi để tìm xem mình có mắc bệnh lao không.
Nhiệt độ tăng theo chu kỳ rụng trứng
Những phụ nữ trong tuổi sinh sản cũng thường bị tăng nhiệt độ trong tháng. Có hai giai đoạn: Giai đoạn một, trước rụng trứng, thân nhiệt thấp (pha 1). Giai đoạn hai: Sau rụng trứng, thân nhiệt tăng (pha 2). TS Lê Thị Thu Hà - BV Từ Dũ TPHCM cho biết: Sau khi trứng rụng, nhiệt độ tăng trung bình 0,5o (36,5o tăng 37o, hoặc 37o tăng 37,5o) nhưng không gọi là "bốc hỏa" mà chỉ gọi là tăng nhiệt độ trong chu kỳ rụng trứng. Nguyên nhân: nội tiết tố tăng khi trứng rụng làm tăng nhiệt độ. Vì thế, những cặp vợ chồng vô sinh cũng có thể áp dụng phương pháp đo nhiệt độ để "bắt" đúng thời gian trứng "lìa bầy", tăng cơ hội đậu thai.
Có thai, nhiệt độ cũng tăng
Khi có thai, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi toàn diện từ hệ nội tiết như: tăng nồng độ các nội tiết tố sinh dục, các nội tiết khác trong cơ thể... đến sự thay đổi của cơ quan sinh dục, tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, hệ da, cơ xương khớp... Chính những thay đổi này làm cho thai phụ cảm thấy có lúc cơ thể đột nhiên nóng lên từng cơn, mồ hôi lấm tấm, da dẻ bỗng ửng đỏ dù không làm gì cả, ngực căng, buồn nôn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Theo BS Nguyễn Hữu Trung - Phòng khám Hoàng gia TPHCM: "Tất cả các thay đổi này là sinh lý, đa số các trường hợp có thể tự hết khi thai lớn lên hoặc khi thai phụ sinh xong".
Bốc hỏa tuổi mãn kinh
Khi bước vào tuổi mãn kinh do nội tiết tố giảm nên cũng xuất hiện từng cơn bốc hỏa. BS Huỳnh Thị Trong - BV An Sinh TP.HCM cho biết: "Cùng với bốc hỏa còn có các triệu chứng toát mồ hôi đầm đìa như lao động nặng mặc dù không làm gì cả, nhức mỏi tay chân, quên trước quên sau..." Khi bị các triệu chứng này, nên tránh dùng thuốc nội tiết tố mà thay vào đó là các loại thảo dược. Song song đó, nên tập luyện thể dục.
Cát Tường
Theo PNO
Vẫn hiếm muộn dù đã chữa nhiều cách Không phải cứ uống thuốc kích rụng trứng thì việc thụ thai sẽ diễn ra nhanh và dễ dàng. Em kết hôn được 2 năm nhưng vẫn chưa có em bé. Trước khi lấy chồng, thỉnh thoảng em bị nhiễm nấm âm đạo nhưng đã chưa khỏi. Từ sau khi kết hôn, em không còn bị nấm nhưng khi đi khám lại phát...